Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 25/03/2020
Ngày có hiệu lực 25/03/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Văn Phóng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Hưng Yên, ngày 25 tháng 3 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Những năm qua, công tác quy hoạch và quản lý xây dựng Đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đáp ứng tốc Độ cao Đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), mặt bằng sản xuất kinh doanh, Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội và dịch vụ công cộng; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Đã tạo không gian và nguồn lực mới cho hoạt Động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, tỷ lệ phủ kín quy hoạch tăng lên và chất lượng Đồ án quy hoạch Được nâng lên, Đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút các dự án Đầu tư; việc tuân thủ, chấp hành các quy Định của Nhà nước về Đầu tư xây dựng của các tổ chức, cá nhân có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lượng công trình cũng như kiến trúc, cảnh quan, môi trường, diện mạo Đô thị, nông thôn ngày càng khang trang; tổ chức bộ máy, Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch, xây dựng Được kiện toàn.

Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết còn thiếu Đồng bộ; chất lượng một số Đồ án quy hoạch chưa cao, hồ sơ dự án, thiết kế công trình còn sai sót, thiếu tính khả thi; công tác quản lý thực hiện quy hoạch, trật tự xây dựng một số nơi còn bị buông lỏng, một số công trình xây dựng không tuân thủ quy hoạch, xây dựng sai phép, không phép. Tình trạng xây dựng sai mục Đích sử dụng Đất, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, Đê Điều còn khá phổ biến; còn tình trạng Điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo dự án Đầu tư; còn công trình dự án thi công không Đảm bảo yêu cầu thiết kế, vi phạm chỉ giới xây dựng...; công tác quản lý chất lượng công trình chưa Được chặt chẽ; tình trạng lấn chiếm công trình công cộng (giao thông, lưới Điện, thuỷ lợi) không Đảm bảo an toàn sản xuất và Đời sống, ách tắc dòng chảy, gây mất an toàn giao thông, mỹ quan Đô thị, gây bức xúc trong nhân dân.

Nguyên nhân chính là do chưa làm hết trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác chỉ Đạo và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch và quản lý xây dựng; trình Độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng chưa Đáp ứng yêu cầu; chất lượng tư vấn còn hạn chế, thiếu tầm nhìn xa; nguồn lực bố trí cho công tác quy hoạch còn thiếu; công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; sự phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ.

Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng và chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại hạn chế nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền Địa phương và các Đơn vị có liên quan thực hiện:

1. Sở Xây dựng

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng theo Đúng quy Định pháp luật hiện hành, phù hợp với Điều kiện thực tế của tỉnh, trong Đó, xác Định cụ thể phân cấp, phân công quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng. Đồng thời, Đề xuất chủ trương lập các Đồ án quy hoạch xây dựng trên Địa bàn, hoàn thành trong tháng 4 năm 2020.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng thẩm Định hồ sơ quy hoạch, chấp thuận mặt bằng xây dựng, cấp Giấy phép xây dựng, hạn chế tối Đa việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; công bố, công khai quy hoạch. Tổ chức giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch, giấy phép xây dựng. Kiên quyết xử lý công trình xây dựng không phép. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng thuộc quyền quản lý của tỉnh.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng sau cấp phép theo Đúng quy hoạch Được duyệt và Đảm bảo chất lượng, kiến trúc, mỹ quan công trình.

- Tăng cường phổ biến, hướng dẫn sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng, Đầu tư xây dựng công trình; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch, xây dựng ở cấp huyện, cấp xã.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, công tác quản lý trật tự xây dựng. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các tổ chức, cá nhân Được phân công quản lý trật tự xây dựng Để xảy ra vi phạm.

- Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

+ Thẩm Định các Đồ án quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành; tổ chức cắm mốc giới và công bố quy hoạch Để quản lý theo quy hoạch.

+ Tăng cường kiểm tra việc Đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trật tự xây dựng; quyết Định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết Định Đình chỉ thi công xây dựng Đối với những công trình vi phạm; xử lý nghiêm các công trình thi công xây dựng không Đảm bảo quy Định về an toàn lao Động, vệ sinh môi trường...

- Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và cơ quan liên quan thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, trật tự xây dựng trên Địa bàn tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức cắm mốc chỉ giới Đường giao thông theo quy hoạch.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, sở chuyên ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý kiên quyết các công trình xây dựng vi phạm hành lang và kết cấu công trình giao thông Đường bộ, Đường sắt và Đường thuỷ nội Địa.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét Điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng Đất, cơ cấu sử dụng Đất vùng bãi ngoài Đê sông Hồng, sông Luộc phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Tổ chức cắm mốc hành lang công trình Đê Điều, thuỷ lợi làm cơ sở Để quản lý trật tự xây dựng và bảo vệ công trình.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và các Địa phương tăng cường kiểm tra, Đôn Đốc, xử lý kịp thời và kiên quyết tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, các công trình vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thuỷ lợi, Đê Điều.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý chặt chẽ hành lang mạng lưới Điện cao thế, hạ thế, sử dụng Đất làm hành lang phù hợp cho phát triển kinh tế; phối hợp với chính quyền Địa phương tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo không Đúng quy Định vi phạm hành lang bảo vệ lưới Điện, gây mất an toàn và mỹ quan Đô thị.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan kỹ thuật, chuyên ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý, sử dụng Đất theo quy hoạch, kế hoạch Đã Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng pháp luật về Đất Đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng Đất. Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm Đất Đai, sử dụng Đất không Đúng mục Đích.

[...]