ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 3
năm 2019
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH CÁC DỰ ÁN CẤP
NƯỚC SẠCH KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRONG NĂM 2019
Trong những năm qua, được sự quan tâm
chỉ đạo sát sao của Thành ủy, điều hành quyết liệt của UBND Thành phố, sự vào cuộc
tích cực của các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và
chung tay của toàn xã hội, hệ thống cấp nước trên địa bàn
Thành phố đã từng bước được đầu tư xây dựng, đến nay khu vực nông thôn của
Thành phố đã có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch
theo hình thức xã hội hóa(1). Năm 2018 đã có 04 dự
án cấp nguồn hoàn thành, bổ sung khoảng 335.000m3/ngđ (2) cho Thành phố; Một số dự án
phát triển mạng hoàn thành đã nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước
sạch lên trên 55,5% (vượt 0,5% so với kế hoạch). Tuy nhiên, trong quá trình tổ
chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch còn một số
khó khăn tồn tại như: Nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tỷ lệ người
dân nông thôn đấu nối và sử dụng nước sạch còn thấp, chi
phí đầu tư hệ thống nước sạch nông thôn lớn... nên một số dự án đầu tư triển
khai chậm so với kế hoạch đề ra.
Để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu về
nước sạch năm 2019 trên địa bàn Thành phố: Cơ bản hoàn thành các dự án nguồn và
mạng cấp nước sạch; đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhân
dân; Nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch
đạt 73 - 75%, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
Sơn Tây, Giám đốc các Sở, ngành, các nhà đầu tư, các công ty cấp nước tập trung
thực hiện các nội dung công việc sau:
1. UBND các huyện,
thị xã Sơn Tây:
- Báo cáo Ban Thường vụ huyện ủy, thị
ủy thống nhất, ban hành nghị quyết phân công, chỉ đạo các xã, các đoàn thể
tuyên truyền người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch với sức khỏe nhân
dân và cộng đồng, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân; gắn việc sử dụng nước sạch nông thôn với Chương
trình xây dựng nông thôn mới của huyện, xã.
- Tuyên truyền vận động, tạo điều kiện
cho người dân đóng góp chi phí lắp đặt đồng hồ nước (chi phí lắp đặt đồng hồ sẽ
được khấu trừ vào tiền nước sử dụng) để tăng cường trách nhiệm của người dân
trong việc quản lý sử dụng đồng hồ đo nước.
- Phối hợp, tạo điều kiện cho các Nhà
đầu tư triển khai các dự án phát triển mạng lưới cấp nước theo kế hoạch thực hiện
trong năm 2019.
- Chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn,
thanh tra xây dựng huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm
tra, đôn đốc hướng dẫn nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cung cấp
nước sạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, sớm đưa
công trình vào khai thác vận hành góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng
cuộc sống cho nhân dân.
- Thành lập tổ công tác giải quyết những
vướng mắc, khó khăn liên quan tới nhà đầu tư và người dân trong quá trình
triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước trên địa bàn
huyện; gửi báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Xây dựng) kết quả thực hiện và
những nội dung vượt thẩm quyền để được hướng dẫn, xem xét, giải quyết.
- Tăng cường công tác quản lý các
công trình cấp nước sau đầu tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng nước sau xử
lý, thực hiện tốt quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng
công trình đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững.
2. Đối với các Sở,
ban, ngành
a. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành,
UBND các huyện, thị xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hàng tháng, hàng quý tình
hình và kết quả thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
- Chỉ đạo, đôn đốc các nhà đầu tư triển
khai các dự án cấp nước đã được UBND Thành phố giao thực hiện để hoàn thành chỉ
tiêu về nước sạch năm 2019.
- Phối hợp với Sở Tài chính để hướng
dẫn nhà đầu tư lắp đặt hệ thống cấp nước phân phối và thực hiện kinh doanh bán
lẻ nước sạch.
- Giải quyết, tháo gỡ vướng mắc của các dự án đã được giao triển khai thực hiện liên quan đến
Quy hoạch, cập nhật bổ sung các dự án mạng, nguồn đang triển khai thực hiện
theo chủ trương đầu tư đã được UBND Thành phố chấp thuận vào Điều chỉnh quy hoạch
cấp nước.
b. Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên
quan rà soát Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 và Quyết định số
39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND Thành phố; đề xuất, báo cáo UBND Thành
phố điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, hỗ trợ
tiêu thụ tại khu vực các xã ngoại thành; hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện phương
án huy động người dân đóng góp chi phí lắp đặt đồng hồ và khấu trừ vào tiền nước
sử dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát cơ chế chính sách về việc hỗ trợ nhà đầu tư lắp đặt mạng
lưới cấp nước sạch nông thôn, đề xuất UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy
và Ban Thường vụ Thành ủy, trình HĐND Thành phố quyết định tại kỳ họp dự kiến
vào tháng 7/2019.
c. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với
Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện, cấp phép đào hè đường cho
các đơn vị thi công xây dựng mạng lưới cấp nước.
d. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, cùng Sở Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: Xây dựng chương trình
tuyên truyền cho người dân về lợi ích và sự cần thiết của việc sử dụng nước sạch,
khuyến cáo người dân đấu nối sử dụng nước sạch.
đ. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm; tăng cường công tác kiểm tra các trường hợp khai thác tài
nguyên nước trái phép và có biện pháp xử lý theo quy định; phối hợp với UBND
các huyện, thị xã giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến đất đai,
nguồn nước.
e. Sở Y tế: Tiếp tục triển khai kế hoạch
kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt trong năm 2019 tại các
cơ sở sản xuất cung ứng, tiêu thụ nước sạch trên địa bàn Thành phố; Khuyến cáo
về việc sử dụng nước tự nhiên và việc sử dụng nước sạch.
3. Các nhà đầu
tư:
Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển
khai thực hiện các Dự án phát triển nguồn, mạng cấp nước đã được UBND Thành phố
chấp thuận chủ trương đầu tư.
a. Đối với 05 nhà đầu tư triển
khai dự án phát triển nguồn: Yêu cầu: đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các Dự án cấp
nguồn tập trung trong năm 2019 để công suất tăng thêm khoảng 525.000m3/ngđ,
nâng tổng nguồn nước sạch cấp cho hệ thống lên khoảng 1.700.000m3/ngđ,
cụ thể như sau:
- Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống:
Tập trung triển khai, hoàn thành Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống - Giai đoạn
2 nâng công suất nhà máy từ 150.000m3/ngđ lên
300.000m3/ngđ;
- Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng:
Tập trung triển khai thi công xây dựng, hoàn thành, đưa
vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Hồng với công suất 150.000m3/ngđ;
- Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch
sông Đà (Viwasupco): Thực hiện Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II,
nâng công suất cấp nước của hệ thống cấp nước sông Đà từ 300.000m3/ngđ
lên 450.000m3/ngđ;
- Liên danh Công ty Cổ phần Ao Vua và
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì: Hoàn thành
Dự án Nâng công suất Nhà máy nước Ba Vì từ 10.000m3/ngđ lên 60.000m3/ngđ;
- Công ty Cổ phần Cấp nước Mê Linh:
Hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy nước 25.000m3/ngđ cấp nước cho 12
xã của huyện Mê Linh.
Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch, tiến độ cụ thể và tổ chức thực hiện, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Xây
dựng) để giám sát, đôn đốc.
b. Đối với 09 nhà đầu tư triển
khai dự án phát triển mạng:
Yêu cầu: tập trung nguồn lực, đẩy
nhanh tiến độ triển khai các Dự án phát triển mạng hoàn thành trong năm 2019,
nâng tỷ lệ người dân được cấp nước sạch từ 55,5% lên khoảng
73%- 75% (chi tiết phụ lục đính kèm), cụ thể:
+ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội:
Hoàn thành mạng lưới cấp nước cho 4 xã (Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại
Thịnh) của huyện Mê Linh thuộc Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên
150.000m3/ngđ với quy mô khoảng 12.000 hộ;
+ Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà
Nam: Hoàn thành xây dựng hệ thống mạng cấp nước cho 03 xã (Hòa Thạch, Phú Cát,
Đông Yên) của huyện Thạch Thất với quy mô khoảng 7.000 hộ;
+ Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội
- Wadaco: Phối hợp UBND huyện Hoài Đức tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện
thực hiện đấu nối sử dụng nước sạch; Năm 2019 hoàn thành đấu nối bổ sung cho
khoảng 10.000 hộ;
+ Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn
Tây: Hoàn thành đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước cho xã Cổ
Đông, Sơn Đồng, thị xã Sơn Tây với quy mô cấp nước 6.400 hộ; Hoàn thành phủ kín mạng cấp nước thị xã Sơn Tây;
+ Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công
ty Cổ phần Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba
Vì: Hoàn thành xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho toàn bộ huyện Ba Vì; thực
hiện đấu nối cấp nước bổ sung cho khoảng 28.167 hộ trên địa bàn huyện Ba Vì;
+ Công ty Cổ phần Viwaco: Hoàn thành
mạng lưới cấp nước cho 03 xã (Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp) của huyện Thanh
Trì với quy mô dự án khoảng 10.700 hộ;
+ Liên danh Công ty Cổ phần Nước Aqua
One và Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống: hoàn thành mạng lưới cấp nước cho
khu vực: 05 xã huyện Gia Lâm; 09 xã huyện Đông Anh; 03 xã huyện Thanh Trì; và một
số xã của huyện Thanh Oai, Thường Tín (dọc quốc lộ 1A), một số xã của huyện Sóc
Sơn (dọc quốc lộ 3)... sử dụng nguồn nước mặt sông Đuống; Thực hiện đấu nối cấp
nước cho khoảng 107.700 hộ (tương đương khoảng 36% quy mô dự án đã được chấp
thuận với tiến độ hoàn thành 2020);
+ Công ty Cổ phần Cấp nước Hà Nam: Khẩn
trương triển khai hoàn thành mạng phân phối, dịch vụ cấp nước cho 28 xã của huyện
Phú Xuyên và đấu nối cấp nước cho khoảng 35.000 hộ (tương
đương 65% dự án).
+ Công ty Cổ phần Cấp nước Mê Linh:
triển khai thi công mạng lưới cấp nước truyền dẫn và phân phối cho khu vực 12 xã
còn lại của huyện Mê Linh, thực hiện đấu nối cấp nước cho khoảng
15.000 hộ (tương đương 50% dự án).
c. Về
tiêu chuẩn nước sạch và nâng cao chất lượng của hệ thống cấp nước: Yêu cầu các nhà đầu tư, các công ty cấp nước:
- Cập nhật tiêu chuẩn cấp nước sạch
do Bộ Y tế ban hành để điều chỉnh, bổ sung công nghệ cho phù hợp; xây dựng kế
hoạch sản xuất cấp nước, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước, kế hoạch
triển khai thay thế đường ống đã xuống cấp, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước của
Bộ Y tế.
- Nghiên cứu, lắp đặt đồng hồ đo nước
cấp C với độ chính xác cao, chống gian lận, giảm thất thoát, thất thu nước sạch,
có khả năng kết nối mạng không dây ứng dụng công nghệ 4.0
về quản lý khách hàng; xây dựng phương án quản lý, thu tiền nước không sử dụng tiền mặt.
4. Giao Sở Xây dựng, Văn
phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo định kỳ hàng quý Chủ
tịch UBND Thành phố về tình hình thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;(Để báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (Để báo cáo)
- Bộ Thông tin và Truyền thông; (Để báo cáo)
- Đồng chí Bí thư Thành ủy; (Để báo
cáo)
- Thường trực Thành ủy; (Để báo
cáo)
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành và đoàn thể
Thành phố;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các nhà đầu tư cấp nước; (Giao Sở xây dựng thông báo Chỉ thị này cho các đơn vị)
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo: HN Mới, KT&ĐT;
- VPUB: CVP; các PCVP, TKBT, ĐT, KT;
- Lưu: VT, ĐT (Quyết).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
STT
|
Chủ đầu dự án, phạm vi đầu tư
|
Quy
mô dự án
|
Tiến
độ thực hiện (cấp nước cho các hộ)
|
Tình
hình triển khai thực hiện
|
Số
xã
|
Công
suất
|
Số
hộ
|
dân
số
|
Đã
thực hiện 2018
|
Thực
hiện 2019
|
Hộ
|
người
|
I
|
Các dự án phát triển nguồn (5 dự
án)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống:
Tập trung triển khai, hoàn thành Dự
án Nhà máy nước mặt sông Đuống - Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy từ
150.000m3/ngđ lên 300.000m3/ngđ.
|
|
300.000
|
|
|
150.000
|
|
150.000
|
Đang
thực hiện
|
2
|
Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng:
Tập trung triển khai hoàn thành, đưa
vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Hồng với công suất 150.000m3/ngđ.
|
|
300.000
|
|
|
|
|
150.000
|
|
3
|
Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco):
Thực hiện Dự án nhà máy nước mặt
sông Đà giai đoạn II, nâng công suất cấp nước của hệ thống
cấp nước sông Đà từ 300.000m3/ngđ lên 450.000m3/ngđ
|
|
600.000
|
|
|
300.000
|
|
150.000
|
Đang
thực hiện
|
4
|
Liên danh Công ty Cổ phần Ao Vua
và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước
và môi trường Ba Vì:
Hoàn thành Dự án Nâng công suất Nhà
máy nước Ba Vì từ 10.000m3/ngđ lên 60.000m3/ngđ
|
|
60.000
đến 100.000
|
|
|
10.000
|
|
50.000
|
Đang
thực hiện
|
5
|
Công ty cổ phần cấp nước Mê Linh:
Hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy nước
25.000m3/ngđ cấp nước cho 12 xã của huyện Mê Linh.
|
|
25.000
|
|
|
|
|
25.000
|
Đang
thực hiện
|
II
|
Các Dự án phát triển mạng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án nâng công suất nhà máy Bắc
Thăng Long lên 150.000m3/ngđ cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê
Linh và Đại Thịnh thuộc huyện Mê Linh
|
4
|
6000
|
12000
|
48000
|
|
12000
|
48000
|
Đang thực hiện
|
2
|
Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà
Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành giai đoạn 2 của Dự án
Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai gồm
các xã: Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên (03 xã giai đoạn 2)
|
11
|
30000
|
24000
|
96000
|
17000
|
7000
|
28000
|
Đang
thực hiện
|
3
|
Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS (CT CP nước sạch Tây Hà Nội - Wadaco)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nối mạng, cấp
nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai,
Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức
|
15
|
30000
|
25200
|
100800
|
16000
|
9200
|
36800
|
Đang
thực hiện
|
4
|
Công ty TNHH cấp nước Sơn Tây
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án cấp nước cho 2 xã Cổ Đông và Sơn Đồng thị xã Sơn Tây (sử dụng nguồn
từ nhà máy nước Sơn Tây)
|
2
|
3200
|
6400
|
31600
|
2500
|
3900
|
15600
|
|
5
|
Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP đầu tư xây dựng
cấp thoát nước và môi trường Ba Vì
|
|
|
|
|
|
28167
|
|
|
Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch
nông thôn huyện Ba Vì (các xã Thái Hoà, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Chu Minh, Đông Quang và một số xã lân cận)
|
7
|
30.000
|
20375
|
81.500
|
3000
|
8000
|
32000
|
Đang
thực hiện
|
Cấp nước sinh hoạt cho 4 xã thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng nghĩa trang
Yên Kỳ gồm các xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Vật Lại; xã lân cận là xã Đồng
Thái và xã Tản Lĩnh bị ảnh hưởng bởi bãi rác khu vực
|
6
|
10.900
|
18167
|
72.667
|
|
10167
|
40667
|
Đang
thực hiện
|
Dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước
Sông Đà Ba Vì lên 60.000-100.000 m3/ngđ cung cấp nước sạch cho toàn bộ huyện
Ba Vì và bổ sung nguồn cấp cho thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ
|
16
|
60000
|
35000
|
140000
|
|
10000
|
40000
|
Đang
thực hiện
|
6
|
Công ty cổ phần Viwaco
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án CN Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam
Hiệp
|
3
|
14500
|
10700
|
42800
|
|
10700
|
42800
|
Đang
thực hiện
|
7
|
Dự án do Công ty cổ phần nước Aqua
One và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống thực hiện
|
125
|
255133
|
298703,3
|
1194813
|
|
107.700
|
430.800
|
|
7.1
|
Dự án phát triển mạng lưới phân
phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã), Hà Nội
|
32
|
107.500
|
113.358
|
453.430
|
|
|
|
|
Huyện Sóc Sơn: 18 xã: Đông Xuân, Phú Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Việt Long, Xuân
Thu, Kim Lũ, Thanh Xuân, Hiền Ninh, Phú Cường, Tân Hưng, Bắc Phú, Quang Tiến, Minh Trí, Tân Dân,
Trung Giã, Phù Linh, Tân Minh;
|
|
|
|
|
|
10000
|
40000
|
Chưa
thực hiện
|
+ Huyện Đông Anh: 9 xã: Thụy
Lâm, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Dục Tú, Cổ Loa,
Mai Lâm, Bắc Hồng, Nam Hồng;
|
|
|
|
|
|
30000
|
120000
|
Chưa
thực hiện
|
+ Huyện Gia Lâm: 5 xã: Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Trung Mầu và Văn Đức;
|
|
|
|
|
|
20000
|
80000
|
Chưa
thực hiện
|
7.2
|
Xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng
lưới mạng lưới phân phối nước sạch cho một các xã
Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì
|
3
|
12.000
|
10.700
|
42.800
|
|
10700
|
42800
|
Chưa thực hiện
|
7.3
|
Dự án đầu tư phát triển mạng lưới
phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai
|
90
|
135.633
|
174.646
|
698.583
|
|
|
|
|
+ Huyện Thường Tín: 26 xã: Ninh
Sở, Nhị Khê, Duyên Thái, Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Hồng Vân, Vân Tảo,
Liên Phương, Tự Nhiên, Tiền Phong, Hà Hồi, Thư Phú, Nguyễn Trãi, Quất Động, Chương Dương, Lê Lợi, Thắng
Lợi, Tân Minh, Dũng Tiến, Thống Nhất, Nghiêm Xuyên, Tô Hiệu, Văn Tự, Vạn Điểm, Minh Cường;
|
|
|
|
|
|
20000
|
80000
|
Chưa
thực hiện
|
+ Huyện Mỹ Đức: 20 xã: An Mỹ, An
Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu
Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn
Kim, Xuy Xá;
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Huyện Ứng Hòa: 27 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm,
Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Liên Bạt,
Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội;
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Huyện Thanh Oai: 17 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng
Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng,
Phương Trung, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Văn, Xuân Dương
|
|
|
|
|
|
17000
|
68000
|
Chưa
thực hiện
|
8
|
Công ty Cổ phần cấp nước Hà
Nam triển khai thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành
chính huyện Phú Xuyên và vùng phục cận
|
28
|
35000
|
53750
|
215000
|
1000
|
35000
|
140000
|
Đang
thực hiện
|
9
|
Công ty cổ phần cấp nước Mê Linh
|
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
Dự án Xây dựng Hệ thống cấp nước sạch
liên xã: Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên, Liên Mạc,
Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Tam Đồng, Kim Hoa, huyện Mê Linh
|
12
|
25000
|
30000
|
120000
|
|
15000
|
60000
|
Chưa
thực hiện
|
|
Tổng
cộng
|
229
|
499.733
|
534.295
|
2.143.180
|
39.500
|
256.833
|
914.667
|
tương
đương 21%
|