Chỉ thị 03/1999/CT-BTP thực hiện các công tác trọng tâm của ngành Tư pháp trong năm 1999 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 03/1999/CT-BTP
Ngày ban hành 08/03/1999
Ngày có hiệu lực 23/04/1999
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Đình Lộc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
*******
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******

Số: 03/1999/CT-BTP

Hà Nội , ngày 08 tháng 03 năm 1999

 

 

 

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRONG NĂM 1999

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Trong những năm qua, ngành Tư pháp đã từng bước thực hiện có kết quả chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày càng có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội nghị tư pháp toàn quốc đầu năm nay đã tập trung đánh giá sự chuyển biến tích cực thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành trên các lĩnh vực công tác tư pháp năm 1998 và đề ra phương hướng công tác năm 1999.

Để triển khai phương hướng công tác năm 1999 có trọng tâm và đạt kết quả tốt, đưa công tác tư pháp phát triển lên một tầm mới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tư pháp toàn quốc năm 1998, thu được những kết quả tốt hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chỉ thị cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giám đốc Sở Tư pháp tập trung chỉ đạo thực hiện các công việc sau đây:

I. VỀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU:

1. Tiếp tục xây dựng lực lượng, củng cố, kiện toàn tổ chức, trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp cơ sở theo phương châm hướng về cơ sở.

2. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, trau dồi đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đạo đức tốt, coi trọng danh dự nghề nghiệp, gương mẫu sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, theo tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư".

3. Phát huy vai trò của các cơ quan tư pháp bằng việc hoàn thành các công tác chuyên môn nghiệp vụ; chủ động tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, tích cực tham gia góp phần ổn định chính trị trên địa bàn địa phương.

4. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong ngành Tư pháp.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

a) Triển khai Đề án đào tạo trung học pháp lý cho cán bộ trong ngành, chú trọng đào tạo cán bộ tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp cơ sở.

b) Tiếp tục tổ chức các lớp luân huấn cho số Thẩm phán còn thiếu tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; mở lớp đào tạo Thẩm phán khoá II.

c) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp như: Luật sư, Công chứng viên, Giám định viên, Chấp hành viên, Thư ký toà án.

d) Tổ chức các đợt bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

đ) Tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, quốc tịch, thanh tra ngành Tư pháp.

e) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương.

g) Tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên.

h) Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ giảng viên của Trường Đại học luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh tư pháp; hỗ trợ công tác giảng dạy pháp luật ở các trường chính trị - hành chính ở địa phương, tiếp tục xây dựng hệ thống giáo trình chuẩn cho hệ Đại học luật và giáo trình cho hệ Trung cấp pháp lý.

2. Xây dựng Quy chế đạo đức Thẩm phán, Luật sư và nghiên cứu xây dựng các Quy chế nghề nghiệp của cán bộ ngành Tư pháp. Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành đối với việc chấp hành các Quy chế đó.

3. Tổ chức tốt việc soạn thảo, bảo đảm tiến độ và có chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng và thời gian thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thành bước 2 của Kế hoạch tổng rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật.

a) Hoàn chỉnh và ban hành Quy chế về thủ tục, trình tự soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Bộ.

b) Củng cố, kiện toàn các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ và tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Sở tư pháp.

[...]