Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2020 nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội, phục vụ việc tổ chức thành công Đại hổi Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Số hiệu | 02/CT-UBND |
Ngày ban hành | 20/01/2020 |
Ngày có hiệu lực | 20/01/2020 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Nguyễn Văn Thắng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND |
Quảng Ninh, ngày 20 tháng 01 năm 2020 |
Trong các năm từ 2017 đến 2019, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp của tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp kiểm tra giám sát; quan tâm bố trí con người, cơ sở vật chất; triển khai nhiều biện pháp cụ thể; chú trọng công tác đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; huy động sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị; do vậy, đã tạo được sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động và hiệu quả xã hội về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; hạn chế đơn thư vượt cấp, đơn thư tồn đọng; giải quyết số lượng lớn các vụ việc, trong đó giải quyết căn bản những vụ việc phức tạp, kéo dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Năm 2020, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2015-2020 và kế hoạch 05 năm 2016-2021, là năm có nhiều ngày lễ kỷ niệm trọng đại của Đảng, đất nước, dân tộc, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Để bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững của tỉnh, đòi hỏi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt quan tâm giải quyết ngay từ cơ sở, trong đó yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
I. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả: Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-Qđi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị “Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông báo số 1336-TB/TU ngày 22/4/2019 của Tỉnh ủy về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương tăng cường gặp gỡ, đối thoại với người dân, thường xuyên chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân ngay từ khi mới phát sinh ngay tại cơ sở; vận dụng linh hoạt nguyên tắc 50/50 (nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp) trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, không để khiếu kiện vượt cấp; có biện pháp chấn chỉnh, xử lý ngay những tồn tại, hạn chế, sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân như: Đất đai; an sinh xã hội.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải trực tiếp tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân theo quy định, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của người dân; chịu trách nhiệm cá nhân về mức độ hoàn thành nhiệm vụ công vụ khi: Không chỉ đạo, hoặc có chỉ đạo nhưng không kiểm tra việc cập nhật đầy đủ, thường xuyên theo quy định các biến động về đất đai; thay đổi nội dung bản chứng nhận nhà, đất từ lần thứ 3 trở lên; để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện phức tạp; không nắm rõ tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân tại địa bàn quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thành phố trực thuộc Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh (nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai, chuyển đổi mô hình chợ, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhân sự Hội đồng nhân dân các cấp...); việc thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư phải công khai, minh bạch, đúng pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 03/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã có ý kiến của Tổ công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và những vụ việc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành chức năng của Tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Thường xuyên kiểm tra đột xuất việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc địa bàn quản lý.
Trong các dịp nghỉ lễ, tết, đặc biệt là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Đại biểu Quốc hội và các sự kiện chính trị quan trọng khác, nếu có công dân khiếu kiện vượt cấp thì Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công lãnh đạo UBND và cán bộ có đủ thẩm quyền, chủ động phối hợp với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp và đưa công dân về địa phương.
4. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài: Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban tiếp công dân tỉnh chủ động tham mưu với Lãnh đạo tỉnh để tiếp tục quan tâm, dành thời gian thích hợp chỉ đạo giải quyết dứt điểm. Nếu trước đây giải quyết chưa đúng thì điều chỉnh để giải quyết dứt điểm; trường hợp đã rà soát kỹ, xác định giải quyết đúng, có lý, có tình thì giải thích, thuyết phục người dân hiểu, chấp hành, công khai kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết. Nếu người khiếu nại có hoàn cảnh thực sự khó khăn, cần xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ ổn định cuộc sống.
Thanh tra tỉnh và Thanh tra các sở, ban, ngành: Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực được giao quản lý, đặc biệt là lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng; chấn chỉnh, xử lý kịp thời các tồn tại, sai phạm trong quản lý đất đai; thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện pháp luật, tổng hợp các vướng mắc, bất cập, nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát, thống kê các vụ việc phức tạp, kéo dài để tập trung nghiên cứu, kiến nghị cơ chế, chính sách, đề xuất biện pháp giải quyết có hiệu quả đối với loại vụ việc này.
Chánh Thanh tra tỉnh tiếp tục chủ trì Tổ công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để: Chủ động tiến hành kiểm tra đột xuất công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng giải quyết các vụ án hành chính tại các địa phương; phối hợp với Ban tiếp công dân Trung ương và các cơ quan có liên quan để xử lý các tình huống khi có công dân của tỉnh khiếu kiện vượt cấp tại Hà Nội trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của Đảng.
5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội và nhân dân tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện, phối hợp kiểm tra trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các địa phương, đơn vị.
6. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Công an địa phương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, không để bị động, bất ngờ, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền biện pháp xử lý những tình huống phục tạp, bảo đảm an ninh, trật tự, đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự, xúc phạm danh dự và chống người thi hành công vụ.
1. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra: Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra; chủ động rà soát, đảm bảo nguyên tắc tránh chồng chéo (khi đã có kế hoạch kiểm tra, thanh tra của cấp trên thì chủ động điều chỉnh kế hoạch thanh tra), đồng thời tránh bỏ lọt, đặc biệt các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực; tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất; quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị thanh tra; chủ động thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán đã có hiệu lực pháp luật; chấp hành chế độ thông tin báo cáo theo quy định pháp luật thanh tra.
2. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra đảm bảo không có chồng chéo trong thực hiện kế hoạch thanh tra Doanh nghiệp của các đơn vị theo tinh thần Nghị Quyết 35 của Chính phủ về phát triển và hỗ trợ Doanh nghiệp và Chỉ thị số 20-CT/TTg về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với Doanh nghiệp.
3. Giao Thanh tra tỉnh chủ động kiểm tra, hướng dẫn Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp.
III. Công tác phòng, chống tham nhũng
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về Phòng chống tham nhũng, đặc biệt quan tâm chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc và Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.
2. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, công tác đấu thầu, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức...; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; coi trọng thông tin của cơ quan truyền thông, báo chí về tình trạng tham nhũng trong quản lý Nhà nước; kịp thời phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
5. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tin báo tố giác tội phạm; Nâng cao chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống tham nhũng.