Chỉ thị 02/2009/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2009 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 02/2009/CT-UBND
Ngày ban hành 09/01/2009
Ngày có hiệu lực 19/01/2009
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Minh Sanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2009/CT-UBND

Vũng Tàu, ngày 09 tháng 01 năm 2009

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG NĂM 2009 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Năm 2008 là năm các Sở, ban, ngành, các địa phương, tiếp tục triển khai, quán triệt, thực hiện nghị quyết đại hội X của đảng và nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ IV; Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2008 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng an ninh; tiến hành tổng kết 12 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS), Pháp lệnh về Dự bị động viên (DBĐV) và Pháp lệnh Dân quân tự vệ (DQTV) ở các cấp, các ngành. Số lượng, chất lượng của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và lực lượng DBĐV ngày càng được nâng cao và từng bước đi hoạt động đạt hiệu quả thiết thực, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng và giữ vững ổn định chính trị ở địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên trong năm qua việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương còn bộc lộ những hạn chế như: tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản của đảng, nhà nước và của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng có nội dung chưa đầy đủ, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị chưa thật sâu sắc, còn có những biểu hiện lơ là thiếu cảnh giác và thiếu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, có nơi chưa toàn diện dẫn đến kết quả chưa cao.

Thực hiện Chỉ lệnh số 48/CL-TM ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và Chỉ thị số 1433/CT-BTL ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về công tác quốc phòng điạ phương (QPĐP), công tác dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng an ninh (GDQP - AN) năm 2009 đạt kết quả tốt. Đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác quốc phòng trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Giao trách nhiệm cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho Ủy an nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.

a) Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về Dự bị động viên, Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Nghị định số 119/2004/ NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 về công tác quốc phòng; Nghị định 65/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về công tác phòng không nhân dân, Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

b) Tiếp tục tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác GDQP-AN. Kiện toàn bổ sung thành viên Hội đồng GDQP-AN cấp tỉnh và Hội đồng GDQP-AN cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện); duy trì, nâng cao tinh thần trách nhiệm các thành viên và hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQP-AN các cấp, chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên các cấp và chức sắc, chức việc các tôn giáo, học sinh trung học phổ thông và các đối tượng khác đúng nội dung chương trình, thời gian cho từng đối tượng trên địa bàn tỉnh...nhằm nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, kiên quyết khắc phục tư tưởng coi nhẹ môn học GDQP-AN. Không ngừng đổi mới hình thức, phương pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP-AN cho các đối tượng.

c) Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị và Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ và Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự và các văn bản của đảng, nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác QP-AN trong tình hình mới. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Đồng thời rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm, kế hoạch tác chiến phòng thủ, kế hoạch phòng không nhân dân, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cháy nổ, cháy rừng ...của các địa phương và được phê chuẩn theo thẩm quyền của từng cấp. Nghiên cứu đổi mới nội dung, quy mô, hình thức, phương pháp huấn luyện, diễn tập của các lực lượng sát với tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức diễn tập phòng thủ Huyện, diễn tập phòng không nhân dân, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cháy nổ, cháy rừng ... cấp huyện và xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) sát thực hiệu quả.

d) Tiếp tục xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng dân quân tự vệ theo Pháp lệnh Dự bị động viên và Pháp lệnh Dân quân tự vệ có số lượng phù hợp, chất lượng cao, nhất là chất lượng chính trị. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương vững mạnh toàn diện. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của dân quân tự vệ, phối hợp với Công an và Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở; Tiếp tục thực hiện đề án về xây dựng lực lượng DQTV phòng không, Dân quân tự vệ cơ động, dân quân thường trực xã theo Chỉ thị 45/2006/CT-BQP ngày 14 tháng 3 năm 2006 và xây dựng điểm các trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ biển theo Chỉ thị số 04/2007/CT-BQP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Quốc phòng; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1297/CT-BTL ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Tư lệnh Quân khu 7 về hoạt động bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng dân quân tự vệ; xây dựng các phân đội binh chủng Dân quân tự vệ để bảo đảm cho SSCĐ; đồng thời tăng cường luyện tập theo các phương án về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phòng chống cháy rừng và xử trí các tình huống khác. Làm tốt công tác đăng ký, quản lý thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đăng ký độ tuổi dân quân tự vệ, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đúng, đủ chỉ tiêu, bảo đảm chất lượng

đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện bố trí, sử dụng cán bộ sau 02 khóa đào tạo và tiếp tục đào tạo khóa III Chỉ huy trưởng quân sự xã (khai giảng vào quý II/2009); củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Quân sự các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, huyện, duy trì và thực hiện nghiêm túc quy chế giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và GDQP-AN, nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng theo Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ đối với một số Sở, ngành, cơ quan, đơn vị của Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh và tiến hành kiểm tra công tác GDQP-AN đối với Hội đồng GDQP-AN cấp huyện và Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã kiêm nhiệm công tác GDQP-AN .

g) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung và chỉ đạo các địa phương, các sở, ban, ngành tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác QPĐP-AN gắn với sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về tiếp tục xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP-AN trong tình hình mới (từ cấp xã, huyện, tỉnh); Tổ chức hội thảo đóng góp vào dự thảo Luật Dân quân tự vệ nghiêm túc, sát thực tế, đúng thời gian quy định.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm.

a) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác GDQP-AN, Chỉ thị của Tỉnh ủy, kế hoạch của Hội đồng GDQP-AN tỉnh, củng cố kiện toàn Hội đồng GDQP-AN huyện và Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã kiêm nhiệm công tác GDQP-AN đủ thành phần và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQP AN các cấp; thực hiện tốt công tác GDQP-AN toàn dân và giáo dục bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng, trước hết là cán bộ chủ chốt, học sinh-sinh viên, thanh thiếu niên, đặc biệt là cán bộ đảng viên, công chức, viên chức nhà nước và các chức sắc, chức việc các tôn giáo. Tham gia và tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP - AN cho các đối tượng theo phân cấp.

b) Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng lực lương dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên theo pháp lệnh bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng chính trị, coi trọng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, chú trọng những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và các địa bàn trọng điểm. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế và quốc phòng với an ninh góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về nội dung công tác quốc phòng địa phương (theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) .

c) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các Sở, ban, ngành bổ sung, hòan chỉnh các kế họach phòng thủ, kế hoạch phòng không nhân dân, phương án động viên lực lượng, động viên công nghiệp nền kinh tế quốc dân và kế họach phòng chống lụt bão, triều cường, sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu, phức tạp xảy ra. Huyện Tân Thành diễn tập phòng không nhân dân, huyện Xuyên Mộc diễn tập phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn. Mỗi huyện chỉ đạo từ 02 đến 03 xã diễn tập vận hành cơ chế hình thức tự chọn (PKND, PTLB-TKCN).

d) Tiếp tục tổ chức triển thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TV ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên trong tình hình mới. Tổ chức củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ số lượng cấp huyện đạt từ 1,4 - 02 % so dân số, nâng cao chất lượng chính trị phấn đấu đảng viên đạt 12% so với tổng số dân quân tự vệ (đảng viên trong dân quân đạt 10%), lực lượng DBĐV đạt từ 06 - 07 %. Thực hiện và bảo đảm cho lực lượng Dân quân tự vệ phòng không, Cơ động và Dân quân luân phiên thường trực SSCĐ theo quyết định của Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh. Chú trọng củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển đi vào hoạt động có hiệu quả. Thành phố Vũng Tàu tiếp tục làm điểm xây dựng trung đội dân quân biển Phường 3, chọn xây dựng điểm thêm 02 trung đội hoạt động tuyến gần bờ, chỉ đạo huấn luyện và hoạt động có hiệu quả; Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Các huyện ven biển tiếp tục xây dựng các phân đội Dân quân tự vệ biển. Tổ chức các họat động kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống Dân quân tự vệ đạt hiệu quả thiết thực và tiết kiệm.

đ) Làm tốt các bước và hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ năm 2009 đạt 100%, bảo đảm về chất lượng chính trị (trong đó có trên 02% là Đảng viên trở lên), hoàn thành chỉ tiêu động viên kiểm tra SSCĐ và huấn luyện lực lượng DBĐV đạt 95% trở lên.

e) Kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự xã đủ số lượng và bố trí sử dụng cán bộ qua các khóa đào tạo chỉ huy trưởng đúng mục tiêu được đào tạo và chuẩn bị tốt nguồn để chuẩn bị cho đào tạo khóa III. Nâng cao chất lượng họat động của chi bộ quân sự xã tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy về công tác quốc phòng ở cơ sở.

g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác dân quân tự vệ và công tác GDQP-AN đối với các xã và cơ quan, tổ chức trực thuộc; tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP gắn với sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg đúng thời gian, đạt hiệu quả, chất lượng cao.

h) Phối hợp với các ban, ngành của tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc xây mới, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà nghỉ, bếp ăn cho Ban Chỉ huy Quân sự xã và lực lượng dân quân luân phiên thường trực.

3. Giám đốc các Sở, ban, ngành có trách nhiệm.

a) Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác QPĐP, kết hợp chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng an ninh để xây dựng các tiềm lực của Khu vực phòng thủ vững mạnh theo quyết định của Chính phủ; kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, kế hoạch động viên công nghiệp và kế hoạch dự trữ vật tư, trang thiết bị cho xử lý các tình huống, triển khai xây dựng hệ thống kế hoạch “ B” đối với các sở, ban, ngành của tỉnh và triển khai xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng theo Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng (theo hướng dẫn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh).

b) Tổ chức triển khai sâu, rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ thị của Bộ Chính trị, nghị định của chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới và Giáo dục quốc phòng an ninh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phương pháp GDQP - AN toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tham gia và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ, đảng viên thuộc các Sở, ban, ngành (theo chỉ tiêu của Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh giao). Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tổ chức thực hiện môn GDQP-AN cho học sinh, sinh viên đúng đủ nội dung, chương trình cho từng đối tượng.

c) Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, thực hiện quy chế hoạt động có nề nếp hiệu quả, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch công tác QP, DQTV, GDQP-AN năm 2009 của Ban Chỉ huy Quân sự các sở, ban, ngành. Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lương tự vệ, bảo đảm 100% các sở, ban, ngành phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ, tỷ lệ đạt từ 10 - 20% so với cán bộ công nhân viên chức, tham gia tập huấn cán bộ, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ có hiệu quả. Quản lý, huy động lực lượng dự bị động viên do Sở, ban, ngành quản lý.

d) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng công an và các lực lượng khác; Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và tham gia xây dựng cơ sở vũng mạnh toàn diện. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và Công an cơ sở (theo Quyết định 107/QĐ-TTg)

đ) Sở Nội vụ phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Quân sự xã và bố trí cán bộ đã qua đào tạo chỉ huy trưởng quân sự khóa I, khóa II và chuẩn bị các bước cho đào tạo khoá III.

e) Sở Giáo dục - Đào tạo, các trường cao đẳng, đại học làm tốt công tác chuẩn bị cho việc thanh tra thực hiện công tác quốc phòng địa phương theo quy định tại Nghị định 119/2004/ NĐ-CP của Chính phủ và công tác quốc phòng địa phương (theo kế hoạch của Thanh tra Quốc phòng/Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh).

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ