Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 01/CT-NHNN
Ngày ban hành 23/02/2016
Ngày có hiệu lực 23/02/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Bình
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ NĂM 2016

Thực hiện Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016 nhằm Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT

1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo Mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (Khoảng 6,7%), bảo đảm thanh Khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Năm 2016, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng Khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng Khoảng 18-20%, có Điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo Điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, giám sát để bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng; tập trung xử lý dứt Điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xu và nâng cao chất lượng tín dụng. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ Việt Nam.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó tập trung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động Điều hành chính sách tin tệ, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tiếp tục rà soát và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với nội dung của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015... Tổ chức triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực theo dõi trọng tâm theo Nghị quyết của Chính phủ và Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trọng tâm là các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua trong năm 2015 hoặc có hiệu lực trong năm 2016 và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kết hp với các công cụ, biện pháp khác để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra và hỗ trợ phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong đó chủ yếu tập trung:

a) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng để định hướng lãi suất thị trường phù hợp với Mục tiêu chính sách tiền tệ, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ và ngoại tệ.

b) Thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lượng, lãi suất và thời hạn hợp lý đối với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh Khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ giải quyết nợ xấu.

c) Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ.

d) Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ.

đ) Điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt trên cơ sở tham chiếu diễn biến trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với Mục tiêu chính sách tiền tệ.

3. Điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo Điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng:

a) Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng cả năm 2016 Khoảng 18-20%, gắn với việc thực hiện chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để đáp ứng vốn cho nền kinh tế, đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống. Tiếp tục thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả; tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi sự doanh nghiệp. Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài... Thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ.

c) Thực hiện các giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, tiếp tục tạo Điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình cho vay bình ổn giá tại các địa phương.

d) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, tập trung vào một số nội dung cụ thể:

- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng phục vụ cho tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Thực hiện tổng kết chương trình cho vay thí Điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 và đề xuất chính sách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp đối với liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

- Theo dõi sát để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực như: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; chính sách tín dụng phục vụ đánh bắt xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP; cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản theo Công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012; chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014; cho vay phục vụ tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên; cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg; chính sách cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP; chương trình cho vay liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng; đẩy mạnh triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra...

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo như theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi nhằm triển khai Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; xây dựng các giải pháp cụ thể để triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; theo dõi sát sao tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, kịp thi xử lý các vướng mắc, thực hiện các biện pháp hỗ trợ và tạo Điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tt các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

4. Theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để chủ động có các giải pháp phù hợp nhm hạn chế ti đa tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định thị trường ngoại tệ. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại tệ, hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, thu hút các dòng vốn nước ngoài và nguồn ngoại tệ trong nước để cải thiện dự trữ ngoại hi Nhà nước phù hợp với Điều kiện thực tế.

5. Tiếp tục thực hiện quản lý thị trường vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đảm bảo việc quản lý thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ thị trường vàng theo hướng ngày càng thu hẹp thị trường vàng miếng, tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nn kinh tế; tạo Điều kiện phát triển thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ một cách lành mạnh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tổ chức triển khai Kế hoạch thanh tra năm 2016 và hướng dẫn, theo dõi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát trong việc phân tích, đánh giá, phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro, vi phạm pháp luật trong hoạt động của từng tổ chức tín dụng cũng như của hệ thống các tổ chức tín dụng. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các rủi ro, vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng; đồng thi phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước và ngành Ngân hàng.

7. Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo Mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020. Xử lý kiên quyết, dứt Điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý, giám sát, cơ chế hỗ trợ cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại. Triển khai quyết liệt, đng bộ các giải pháp nêu tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng nhm duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.

8. Điều hòa linh hoạt lượng tiền mặt trong lưu thông đáp ứng nhu cầu của nn kinh tế, đảm bảo yêu cầu dự trữ tiền mặt; tăng cường kiểm tra công tác an toàn kho quỹ để kiểm soát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho công tác tiền tệ kho quỹ; tập trung triển khai các giải pháp làm sạch, đẹp đồng tiền trong lưu thông. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới trong công tác kho quỹ, đổi mới cơ chế quản lý, cung ứng tiền mặt trong ngành Ngân hàng.

[...]