Chỉ thị 01/2003/CT-BTP về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2003 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 01/2003/CT-BTP
Ngày ban hành 20/01/2003
Ngày có hiệu lực 30/03/2003
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2003/CT-BTP

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2003

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2003

Sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2002/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2002, đặc biệt là từ khi tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", công tác tư pháp trong cả nước đã có những tiến bộ mới, nhiều nhiệm vụ, lĩnh vực công tác trọng tâm của ngành đã được triển khai nghiêm túc, đạt hiệu quả cao; vai trò, trách nhiệm, uy tín của ngành Tư pháp ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước trong tiến trình đổi mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đạt được kết quả đó là do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các Bộ, ngành đối với công tác tư pháp, đó cũng là kết quả nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành.

Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn về cải cách Tư pháp và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, nhân dân thì chất lượng công tác tư pháp hiện tại chưa ngang tầm, bên cạnh những chuyển biến tiến bộ, cũng còn những mặt khuyết điểm, hạn chế: công tác xây dựng thể chế còn bất cập trước yêu cầu của quản lý nhà nước bằng pháp luật; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang tính phong trào, nặng về văn bản, sách báo; công tác thi hành án dân sự tuy có tiến bộ nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc; một số mặt công tác còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải chuyển biến mạnh mẽ hơn. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành chưa thực sự ổn định, chậm được kiện toàn; đội ngũ cán bộ tuy có bước trưởng thành nhanh nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác tư pháp, còn một bộ phận thiếu trách nhiệm, chưa tận tụy trong công việc hoặc có tiêu cực.

Năm 2003, tình hình chung của đất nước và các yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho công tác tư pháp những nhiệm vụ mới rất nặng nề. Để tạo sự chuyển biến cơ bản và đồng bộ các mặt công tác tư pháp, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2003, Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành dộng của ngành Tư pháp giai đoạn 2002 - 2007, bên cạnh việc triển khai công tác thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2003 như sau:

I- CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1- Nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ trong công tác xây dựng thể chế.

Năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác xây dựng thể chế của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương được đặc biệt coi trọng với khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi các đơn vị trong toàn ngành Tư pháp tập trung trí tuệ, nỗ lực vượt bậc với quyết tâm cao để hoàn thành.

Trong tháng 1 năm 2003, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế phối hợp với Vụ trưởng các Vụ xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch cụ thể phân công các đơn vị chủ trì, phối hợp xây dựng, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Chương trình công tác của Chính phủ năm 2003 trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt để kịp thời triển khai ngay từ đầu năm.

Năm 2003 phải dứt điểm hoàn thành số văn bản, đề án có thời hạn trình trong năm 2002 nhưng còn tồn đọng; tập trung hoàn thành các đề án, văn bản đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002; các đề án, văn bản đăng ký trình, xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đề án, nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp phân công; các dề án, văn bản do Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền.

Trong tháng 2 năm 2003, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các Sở tư pháp xây dựng kế hoạch, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương báo cáo Lãnh đạo Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành, các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện.

Trong năm 2003 hình thành tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Tư pháp, ở tất cả các Sở Tư pháp; hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách kiểm tra văn bản ở tất cả các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các Phòng tư pháp cấp huyện; xây dựng cơ chế thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ pháp chế thuộc các Bộ, ngành.

Phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý đã được nghiệm thu cho các Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế để vận dụng vào hoạt động xây dựng thể chế và thực tế công tác tư pháp.

2. Tiếp tục làm chuyển biến mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự.

Năm 2003, ngành Tư pháp và chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đồng bộ 6 giải pháp lớn mà Chính phủ đã báo cáo tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa Xi về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Cụ thể là:

Quý I năm 2003, trình Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án dân sự và các nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh. Xây dựng đề án trình Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về cơ chế xử lý đối với các vụ án tồn đọng lâu ngày mà không có điều kiện thi hành, cơ chế miễn, giảm thi hành đối với một số khoản phải thu nộp ngân sách Nhà nước trong thi hành án dân sự.

Tập trung kiện toàn tổ chức các Đội thi hành án, ưu tiên bổ sung biên chế cán bộ cho các cơ quan thi hành án ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh có số lượng án phải thi hành nhiều; đến quý II năm 2003 giải quyết xong tình trạng Đội chỉ có 1 chấp hành viên; hoàn thành tổng rà soát đội ngũ cán bộ thi hành án theo yêu cầu của Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án dân sự cho cán bộ thi hành án; kiểm tra việc thực hiện chuẩn mực đạo đức chấp hành viên; tăng cường các biện pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao trách nhiệm công vụ, phẩm chất đạo đức cán bộ thi hành án.

Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp kiểm tra về nghiệp vụ đối với các cơ quan thi hành án dân sự; tập trung chỉ đạo thi hành các vụ án tồn đọng phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các vụ án lớn, án điểm. Trưởng Phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự và Giám đốc Sở Tư pháp về việc chấp hành pháp luật, giữ vững kỷ luật kỷ cương và kết quả thi hành án của các đơn vị do mình quản lý ở địa phương.

Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp uỷ đảng; chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh và huyện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương mình; bảo đảm giải quyết đơn thư khiếu nại về thi hành án dân sự ngay tại nơi phát sinh theo Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư Trung ung ương Đảng và Kế hoạch số 1329/KH-TP ngày 03/12/2002 của Bộ Tư pháp. Năm 2003, phấn đấu thi hành án đạt chỉ tiêu 90% số vụ việc có điều kiện thi hành.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác thi hành án dân sự.

Tháng 4 năm 2003 hoàn thành việc tổng kết 10 năm thực hiện công tác thi hành án dân sự ở từng địa phương và toàn quốc.

Các báo cáo định kỳ từng quý về công tác thi hành án dân sự trong năm 2003 của các địa phương gửi về Bộ phải liên hệ kiểm điểm kết quả thực hiện 6 giải pháp của Chính phủ. Trong tháng 9 năm 2003, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng tổng hợp kết quả trong cả nước về thực hiện 6 giải pháp để chuẩn bị báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.

3. Hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí về cơ sở, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và giải tỏa vướng mắc pháp luật của người dân.

Triển khai mạnh mẽ, đều khắp việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2002 đến năm 2007. Mục tiêu chủ yếu trong năm 2003 là: kịp thời phổ biến những văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân; củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quan tâm củng cố lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; kiện toàn các Tổ hoà giải ở cơ sở, phấn đấu 100% làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư có Tổ hoà giải, trên 70% vụ việc tranh chấp, vi phạm nhỏ được hòa giải thành.

Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội để phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc giải quyết khiếu nại tố cáo, gắn hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các vụ việc cụ thể của người dân ở cơ sở, giúp nhân dân thực hiện pháp luật, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ công dân. Chú trọng tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành pháp luật. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực: an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, bảo vệ rừng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký hộ tịch, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý vi phạm hành chính.

Tiếp tục kiện toàn, mở rộng mạng lưới Chi nhánh trợ giúp pháp lý, Tổ trợ giúp pháp lý tại cấp huyện, cấp xã; phát triển đội ngũ cán bộ và lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý; mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí của Nhà nước đến vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn, đến với các đối tượng được hưởng sự trợ giúp miễn phí về pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được tiếp cận với pháp luật. Tập trung triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; nâng cao trách nhiệm công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức trong các lĩnh vực này

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ