Báo cáo 77/BC-UBND năm 2018 về sơ kết 05 năm thực hiện Luật Lưu trữ do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 77/BC-UBND
Ngày ban hành 10/05/2018
Ngày có hiệu lực 10/05/2018
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thị Thu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2018

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN LUẬT LƯU TRỮ

Thực hiện Công văn số 229/VTLTNN-NVĐP ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Luật Lưu trữ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Luật Lưu trữ như sau:

I. KẾT QUẢ 05 NĂM THỰC HIỆN LUẬT LƯU TRỮ

Thực hiện Luật Lưu trữ, các hướng dẫn thi hành Luật Lưu trữ của Chính phủ và Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng, phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lưu trữ và tổ chức thực hiện đạt được kết quả:

1. Phổ biến, tuyên truyền Luật Lưu trữ

a) Các hình thức phổ biến, tuyên truyền Luật Lưu trữ

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực lưu trữ bằng các hình thức như:

- Ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan, tổ chức về Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP.

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP cho công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố.

- Giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, sao gửi và viết tin bài lên Website của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Chi cục Văn thư - Lưu trữ và các cơ quan, tổ chức.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố triển khai tổ chức Hội thi “Tìm hiu Luật Lưu trữ”. Sở Nội vụ đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu dưới dạng hỏi - đáp, với nội dung hơn 80 câu hỏi, phát hành đến các cơ quan, tổ chức và đăng tải trên website của Sở Nội vụ để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến Luật.

Hàng năm, Hội đồng tuyên truyền, phổ biến pháp luật thành phố (do Sở Tư pháp làm thường trực) và Hội đồng tuyên truyền, phổ biến pháp luật quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền, ph biến Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP cho công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố.

b) Kết quả đạt được

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ tại thành phố được triển khai liên tục, cụ thể đã tổ chức tập huấn 145 lớp) cho hơn 50.000 lượt công chức, viên chức tham gia. Trong đó, Sở Nội vụ tổ chức 82 lớp, các cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức 63 lớp.

- Có 32 cơ quan, tổ chức hội thi “Tìm hiu Luật Lưu trữ”, trong đó, một số cơ quan, tổ chức với những hình thức mới, sinh động, hấp dẫn như: Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: tổ chức hội thi hình thức Team building (Xây dựng đội ngũ) vận dụng sáng tạo cách thi tạo không khí vừa học tập vừa vui chơi bổ ích; Ủy ban nhân dân Quận 8, 10, quận Bình Thạnh và Tân Bình có sự đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị công phu, tổ chức chu đáo.

Về hình thức hội thi, quận Bình Thạnh, Tân Bình đã huy động lực lượng đông đảo tham gia hội thi lẫn cổ động viên, hội thi với 04 vòng thi gồm: Vòng 1, phần thi trắc nghiệm; Vòng 2, Ôn lý thuyết; Vòng 3, “Sức mạnh đồng đội” và vòng 4, “Luyện tay nghề”.

Ngoài ra, tại các cơ quan, tổ chức đã chủ động lồng ghép việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ và các văn bản mới quy định với tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ cho hơn 9.550 lượt công chức, viên chức tham gia.

Nhìn chung, việc tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ và các văn bản pháp luật về văn thư, lưu trữ được thành phố và các cơ quan, tổ chức triển khai kịp thời đã có tác dụng thiết thực, tạo được sự chuyn biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức và người làm công tác lưu trữ về vai trò, vị trí của công tác văn thư, lưu trữ nhất là giá trị của tài liệu lưu trữ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài liệu tại các cơ quan, tổ chức.

2. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ

a) Sau khi Luật Lưu trữ có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 19 văn bản trọng tâm nhằm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ (Phụ lục I đính kèm), trong đó có 03 văn bản quy phạm pháp luật, gồm:

- Chỉ thị số 16/2013/CT-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về một số biện pháp để giải quyết tài liệu tồn đọng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020.

- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định lập hồ sơ, chỉnh lý, số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành Văn thư, Lưu trữ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Hàng năm chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ.

b) Sở Nội vụ đã ban hành 45 văn bản để triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật Lưu trữ và kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức trực thuộc nhằm thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ (Phụ lục I đính kèm).

3. Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác lưu trữ

[...]