Báo cáo số 76/BC-UBND về thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy và triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn tại các khu công nghiệp, chợ, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 76/BC-UBND |
Ngày ban hành | 14/07/2009 |
Ngày có hiệu lực | 14/07/2009 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Trung Tín |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/BC-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2009 |
BÁO CÁO
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ - CỨU NẠN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CHỢ, KHÁCH SẠN, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 23 tháng 12 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 1930/QĐ-BCA (C11) phê duyệt dự án “Điều tra cơ bản đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn 05 thành phố lớn. Nâng cao hiệu quả quản lý chỉ huy và điều hành công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn - mã số DA-ĐTPCCC/2006”. Mục tiêu của dự án là: xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp phản ánh đầy đủ hiện trạng về công tác PCCC; xây dựng phương án, kế hoạch PCCC, cứu hộ - cứu nạn tại các cơ sở này để chủ động ứng phó khi có các tình huống cháy nổ xảy ra tại các Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn 05 thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Ngày 01 tháng 8 năm 2008 Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Chủ nhiệm Dự án ký Quyết định số 636/QĐ-C23(P5) “về việc tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; Mục đích của cuộc điều tra, nhằm thu thập những thông tin cơ bản về tên cơ sở, địa chỉ, quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở; trang bị phương tiện PCCC và việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định PCCC tại các cơ sở từ đó đánh giá thực trạng công tác PCCC, cứu hộ - cứu nạn và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC cho các đối tượng được khảo sát. Nội dung điều tra gồm: điều tra khảo sát về công tác PCCC tại cơ sở, điều tra khảo sát về việc thực hiện trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở, điều tra khảo sát về công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
Để triển khai Quyết định số 636/QĐ-C23(P5), Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố thành lập Ban chỉ đạo điều tra khảo sát, lập kế hoạch khảo sát, tổ chức tập huấn cho cán bộ trực tiếp điều tra và lựa chọn 389 cơ sở tiêu biểu cho các đối tượng cần tập trung khảo sát, gồm 210 cơ sở sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 40 khách sạn; 25 chợ, 45 siêu thị, 16 trung tâm thương mại và 53 công trình trọng điểm quốc gia khác.
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã trực tiếp điều tra, khảo sát về việc thực hiện điều kiện an toàn PCCC và trách nhiệm của người đứng đầu 389 cơ sở, 12 phiếu điều tra khảo sát khu công nghiệp. Trên cơ sở khảo sát đã xây dựng báo cáo thực trạng và giải pháp về PCCC đối với 12 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 179 cơ sở khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các công trình trọng điểm quốc gia khác; xây dựng 57 phương án xử lý tình huống cháy nổ lớn tại các cơ sở trọng điểm.
Kết quả của đợt điều tra khảo sát thực trạng công tác Phòng cháy chữa cháy tại các Khu công nghiệp, chợ, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế-văn hóa-khoa học-kỹ thuật lớn của cả nước, có tổng diện tích 2.095,239 km2, gồm 24 quận, huyện, 317 phường - xã, 05 thị trấn và 1.786 khu phố, ấp, với dân số gần 8 triệu người. Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội, từ đó các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 200.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ, trong đó có gần 19.000 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trên 5.000 cơ sở thuộc diện có nguy hiểm về cháy nổ; 03 Khu chế xuất, 10 Khu công nghiệp, 01 Khu công nghệ cao, 227 chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 755 nhà cao từ 5 tầng trở lên, trong đó có 189 nhà cao tầng trên 10 tầng, gần 1.000 khách sạn các loại ngoài ra còn có 53 khu dân cư có nguy cơ cháy cao và một số sân bay, nhà ga, bến cảng… là những đối tượng mà khi cháy, nổ không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác PCCC, đẩy mạnh triển khai việc thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn thành phố và đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC đã được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, mở rộng đối tượng trong nhiều lĩnh vực. Nhiều địa phương, ban, ngành đã thành lập Ban chỉ đạo PCCC, đầu tư kinh phí mua sắm các phương tiện, thiết bị PCCC, củng cố xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và phát động phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC, qua đó công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn thành phố đã được củng cố và từng bước đi vào nề nếp, số vụ cháy và thiệt hại về người, tài sản đã được kéo giảm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, thiệt hại do cháy gây ra vẫn ở mức cao; trong 05 năm 2004 - 2008 thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 1495 vụ cháy, làm 40 người chết, 212 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính trên 401 tỷ đồng (riêng năm 2008 thành phố đã xảy ra 195 vụ cháy, làm 05 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính trên 88 tỷ đồng). Ngoài thiệt hại về người và tài sản, cháy, nổ còn gây hậu quả xấu đối với an ninh, trật tự an toàn xã hội và môi trường. Tuy số vụ cháy tại các cơ sở trong Khu công nghiệp; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 43/1495 vụ (tỉ lệ 2,88%) nhưng đã gây ra thiệt hại về tài sản khoảng 93,2518 tỷ đồng (tỷ lệ 23,25%) làm chết 01 người, bị thương 10 người.
Trong thời gian sắp tới các KCX, KCN sẽ được mở rộng thêm, số lượng các Công ty đầu tư vào KCX-KCN sẽ nhiều hơn, nhiều công trình khách sạn cao tầng 30-40 tầng và cao hơn đang được thiết kế xây dựng, hệ thống chợ đầu mối và các Trung tâm thương mại, Siêu thị có diện tích sử dụng hàng chục ngàn m2 đã, đang xây dựng và hoạt động trên địa bàn thành phố. Một số công trình giao thông ngầm và các công trình ngầm nhiều tầng với quy mô lớn đã và đang triển khai thi công. Do đó nhiệm vụ đặt ra cho công tác PCCC, cứu hộ-cứu nạn của thành phố ngày càng bức thiết và đòi hỏi công tác này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho tất cả các loại công trình đã và sẽ hình thành, hoạt động trên địa bàn thành phố.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:
Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã tiến hành điều tra khảo sát 09 Khu công nghiệp (KCN), 03 Khu chế xuất (KCX) và 01 Khu công nghệ cao (KCNC); Tổng diện tích mặt bằng là 28,859,225 m2 (trong đó lớn nhất là KCNC: 9,131,633 m2, nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu 273,400 m2 ); Tổng diện tích mặt bằng đã cho thuê 13,022,821 m2. Tổng số cơ sở hoạt động trong KCN, KCX, KCNC là 943 cơ sở; trong đó: các cơ sở da giày, dệt may 183/943 (tỷ lệ 19,4%); loại hình sản xuất giấy, bao bì, đồ gỗ gia dụng, chế biến gỗ 120/943 (tỷ lệ 12,72%); loại hình sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, ôtô, máy công cụ 107/943 (tỷ lệ 11,34%); loại hình sản xuất chế biến cao su, nhựa, mút xốp 91/943 (tỷ lệ 9,65 %); loại hình sản xuất lắp ráp hàng gia dụng, thiết bị văn phòng, linh kiện thiết bị điện tử 71/943 (tỷ lệ 7,53%).
Trong 05 năm từ 2004 - 2008 trong các KCN, KCX xảy ra 31 vụ cháy làm 01 người chết, bị thương 10 người, thiệt hại về tài sản khoảng 63,39 tỷ đồng, trong đó: KCX Tân thuận xảy ra 8 vụ thiệt hại về tài sản: 2,7 tỷ đồng; KCN Vĩnh Lộc xảy ra 3 vụ làm chết 1 người và bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản: 36,1 tỷ đồng; riêng KCN Tân Tạo xảy ra 3 vụ làm bị thương 8 người, thiệt hại về tài sản: 10 tỷ đồng. Hầu hết các vụ cháy là do nguyên nhân liên quan đến các sự cố về điện như: quá tải, hệ thống điện bị hư, cũ, mục nát dẫn đến chập điện; vệ sinh công nghiệp kém dẫn đến cháy lan, cháy lớn. 20/31 vụ cháy (tỷ lệ 64,52%) xảy ra vào ban đêm hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ. Lực lượng bảo vệ, PCCC tại chỗ thiếu kiểm tra, canh gác nên phát hiện cháy rất chậm, thời gian cháy tự do kéo dài, khả năng cứu chữa ban đầu của cơ sở kém hiệu quả, nên khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến nơi thường đám cháy đã lan rộng, khó cứu chữa. Điển hình là vụ cháy vào lúc 19 giờ 35 phút ngày 31 tháng 5 năm 2007 tại DNTN sản xuất mực in Dy Khang, địa chỉ: Lô A25/1 đường 2C, KCN Vĩnh Lộc B, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân mặc dù trang bị đầy đủ hệ thống PCCC nhưng không có người trực bảo vệ, không có người vận hành các thiết bị chữa cháy nên dẫn đến cháy lớn làm thiệt hại toàn bộ 2.268m2 nhà xưởng sản xuất mực in, tổng giá trị trên 20 tỷ đồng.
Các khu công nghiệp là nơi tập trung nguyên vật liệu, hàng hóa lớn, hầu hết là các chất dễ cháy và nguy hiểm về cháy nổ như vải, da giày, giấy, gỗ, các loại dung môi hữu cơ…; số lượng rất lớn công nhân lao động (hầu hết chưa được tập huấn về công tác PCCC) làm tăng nguy cơ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi có cháy xảy ra. Nhiều nhà xưởng được xây dựng trước để cho thuê, khi khai thác sử dụng, các hệ thống Phòng cháy chữa cháy đã trang bị không phù hợp theo công năng của từng cơ sở.
Các nhà xưởng trong khu công nghiệp thường có diện tích rộng, khối tích lớn, chứa nhiều chất cháy; trong các công trình thường sử dụng các vật liệu dễ cháy làm trần nhà chống nóng, làm lớp bảo ôn cách nhiệt cho hệ thống điều hòa, thông gió… nhưng không có giải pháp chống cháy lan phù hợp. Nhiều đơn vị, cơ sở bố trí văn phòng làm việc trong nhà xưởng sản xuất; nhà xưởng kết hợp làm nơi chứa hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, thậm chí cả những chất dung môi là chất lỏng dễ cháy. Những công trình có kết cấu là nhà khung thép mái tôn, diện tích lớn khi cháy mái bị sụp xuống gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy khống chế đám cháy phát triển.
Hầu hết các khu công nghiệp của thành phố đều ở các quận - huyện vùng ven, ngoại thành, nằm cách xa các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện; trong khi lực lượng PCCC tại chỗ tuy có được trang bị nhưng chưa đủ mạnh, chưa được huấn luyện thuần thục. Trong trường hợp có tình huống cháy lớn, cháy lan nhất là vào các giờ cao điểm sáng và chiều, các cổng chính của các khu công nghiệp có mật độ công nhân rất cao, có nơi gần 100 ngàn người, do đó sẽ rất khó khăn cho xe chữa cháy hoạt động.
Qua điều tra khảo sát, nhìn chung công tác PCCC tại các KCN, KCX, KCNC vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công tác kiểm tra an toàn PCCC trong các KCN, KCX, KCNC: 2/13 KCN không kiểm tra định kỳ (KCN Tây Bắc - Củ Chi và KCN Bình Chiểu); 6/13 KCN không kiểm tra đột xuất; vẫn còn 03/13 KCN chưa có phương án chữa cháy cho toàn khu (KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận, Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh); việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy của các KCN chưa được tiến hành thường xuyên 5/10 KCN tỷ lệ 50%; hầu hết các KCN, KCX, KCNC đều thành lập Đội PCCC chuyên trách với tổng số 388 Đội viên, được trang bị 19 xe chữa cháy chuyên dùng, 05 xe chở lực lượng, phương tiện và 20 máy bơm chữa cháy. Hàng năm, có 8/13 khu công nghiệp (tỷ lệ 61,53%) có tổ chức tổng kết, khen thưởng việc thực hiện công tác PCCC tại cơ sở.
Qua khảo sát chi tiết 210 cơ sở trong KCN, KCX, KCNC (loại I: 71 cơ sở, loại II: 138 cơ sở, loại III: 01 cơ sở), hầu hết các cơ sở đã quan tâm thực hiện các quy định của Nhà nước về chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, một số mặt công tác được các cơ sở thực hiện tốt, đạt tỷ lệ khá cao như: có 210/210 ( tỷ lệ 100%) cơ sở đã có phương án PCCC, 210/210 (tỷ lệ 100%) cơ sở đã thành lập được Đội PCCC cơ sở, 203/210 (tỷ lệ 96,67%) cơ sở đã ban hành các quy định về an toàn PCCC, 179/210 (tỷ lệ cơ sở có tổ chức định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC, 134/210 cơ sở đã đăng ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và 104/210 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với các cơ sở lân cận trong chữa cháy và khắc phục hậu quả cháy.
Tuy nhiên, công tác PCCC trong khu công nghiệp còn có một số tồn tại như:
- Công tác lập hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC đã được các cơ sở quan tâm (100% cơ sở đã lập hồ sơ), nhưng chất lượng hồ sơ chưa cao, thiếu cập nhật thường xuyên khó khai thác sử dụng.
- Nhà xưởng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hầu hết đều làm bằng kết cấu sườn sắt, mái tôn có giới hạn chịu lửa thấp, dễ bị sụp đổ khi xảy ra cháy, diện tích lớn, trong nhà xưởng thường bố trí kho, văn phòng làm việc, nhưng giữa các bộ phận này không có tường ngăn cháy, nhiều nhà xưởng được các công ty đầu tư phát triển hạ tầng xây dựng sẵn để cho thuê nhưng chưa biết được tính chất hoạt động của cơ sở nên khi khai thác sử dụng, hệ thống Phòng cháy chữa cháy thường không phù hợp với công năng của từng ngành, nghề, do đó khi có cháy xảy ra không được phát hiện kịp thời và chữa cháy kém hiệu quả.
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật tại một số cơ sở còn mang tính hình thức, làm cho có, chất lượng chưa cao; Đội PCCC hoạt động không hiệu quả; công nhân không được phổ biến về luật PCCC; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC chưa thật sự quan tâm.
- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa xứng tầm với quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trang bị phương tiện còn thiếu so với yêu cầu thực tế, lực lượng PCCC chuyên trách còn mỏng, hiện còn khu công nghệ cao thành phố chưa có lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách; các cơ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp nhất là cơ sở có 100% vốn nước ngoài, lực lượng Phòng cháy chữa cháy tại chỗ rất hạn chế về mặt nghiệp vụ; các đội viên đội PCCC cơ sở sau khi đã được tập huấn về công tác PCCC (do Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố tổ chức) không được thường xuyên luyện tập, thực tập dẫn đến bị động, lúng túng khi sự cố cháy nổ xảy ra dẫn đến cháy lan, cháy lớn (trong giai đoạn 2004- 2008: 31 vụ cháy tại KCN - tỷ lệ 2,07 % nhưng đã gây thiệt hại về tài sản khoảng 63,39 tỷ đồng - tỷ lệ 21,87%).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/BC-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2009 |
BÁO CÁO
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ - CỨU NẠN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CHỢ, KHÁCH SẠN, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 23 tháng 12 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 1930/QĐ-BCA (C11) phê duyệt dự án “Điều tra cơ bản đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn 05 thành phố lớn. Nâng cao hiệu quả quản lý chỉ huy và điều hành công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn - mã số DA-ĐTPCCC/2006”. Mục tiêu của dự án là: xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp phản ánh đầy đủ hiện trạng về công tác PCCC; xây dựng phương án, kế hoạch PCCC, cứu hộ - cứu nạn tại các cơ sở này để chủ động ứng phó khi có các tình huống cháy nổ xảy ra tại các Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn 05 thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Ngày 01 tháng 8 năm 2008 Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Chủ nhiệm Dự án ký Quyết định số 636/QĐ-C23(P5) “về việc tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; Mục đích của cuộc điều tra, nhằm thu thập những thông tin cơ bản về tên cơ sở, địa chỉ, quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở; trang bị phương tiện PCCC và việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định PCCC tại các cơ sở từ đó đánh giá thực trạng công tác PCCC, cứu hộ - cứu nạn và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC cho các đối tượng được khảo sát. Nội dung điều tra gồm: điều tra khảo sát về công tác PCCC tại cơ sở, điều tra khảo sát về việc thực hiện trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở, điều tra khảo sát về công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
Để triển khai Quyết định số 636/QĐ-C23(P5), Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố thành lập Ban chỉ đạo điều tra khảo sát, lập kế hoạch khảo sát, tổ chức tập huấn cho cán bộ trực tiếp điều tra và lựa chọn 389 cơ sở tiêu biểu cho các đối tượng cần tập trung khảo sát, gồm 210 cơ sở sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 40 khách sạn; 25 chợ, 45 siêu thị, 16 trung tâm thương mại và 53 công trình trọng điểm quốc gia khác.
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã trực tiếp điều tra, khảo sát về việc thực hiện điều kiện an toàn PCCC và trách nhiệm của người đứng đầu 389 cơ sở, 12 phiếu điều tra khảo sát khu công nghiệp. Trên cơ sở khảo sát đã xây dựng báo cáo thực trạng và giải pháp về PCCC đối với 12 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 179 cơ sở khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các công trình trọng điểm quốc gia khác; xây dựng 57 phương án xử lý tình huống cháy nổ lớn tại các cơ sở trọng điểm.
Kết quả của đợt điều tra khảo sát thực trạng công tác Phòng cháy chữa cháy tại các Khu công nghiệp, chợ, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế-văn hóa-khoa học-kỹ thuật lớn của cả nước, có tổng diện tích 2.095,239 km2, gồm 24 quận, huyện, 317 phường - xã, 05 thị trấn và 1.786 khu phố, ấp, với dân số gần 8 triệu người. Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội, từ đó các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 200.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ, trong đó có gần 19.000 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trên 5.000 cơ sở thuộc diện có nguy hiểm về cháy nổ; 03 Khu chế xuất, 10 Khu công nghiệp, 01 Khu công nghệ cao, 227 chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 755 nhà cao từ 5 tầng trở lên, trong đó có 189 nhà cao tầng trên 10 tầng, gần 1.000 khách sạn các loại ngoài ra còn có 53 khu dân cư có nguy cơ cháy cao và một số sân bay, nhà ga, bến cảng… là những đối tượng mà khi cháy, nổ không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác PCCC, đẩy mạnh triển khai việc thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn thành phố và đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC đã được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, mở rộng đối tượng trong nhiều lĩnh vực. Nhiều địa phương, ban, ngành đã thành lập Ban chỉ đạo PCCC, đầu tư kinh phí mua sắm các phương tiện, thiết bị PCCC, củng cố xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và phát động phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC, qua đó công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn thành phố đã được củng cố và từng bước đi vào nề nếp, số vụ cháy và thiệt hại về người, tài sản đã được kéo giảm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, thiệt hại do cháy gây ra vẫn ở mức cao; trong 05 năm 2004 - 2008 thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 1495 vụ cháy, làm 40 người chết, 212 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính trên 401 tỷ đồng (riêng năm 2008 thành phố đã xảy ra 195 vụ cháy, làm 05 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính trên 88 tỷ đồng). Ngoài thiệt hại về người và tài sản, cháy, nổ còn gây hậu quả xấu đối với an ninh, trật tự an toàn xã hội và môi trường. Tuy số vụ cháy tại các cơ sở trong Khu công nghiệp; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 43/1495 vụ (tỉ lệ 2,88%) nhưng đã gây ra thiệt hại về tài sản khoảng 93,2518 tỷ đồng (tỷ lệ 23,25%) làm chết 01 người, bị thương 10 người.
Trong thời gian sắp tới các KCX, KCN sẽ được mở rộng thêm, số lượng các Công ty đầu tư vào KCX-KCN sẽ nhiều hơn, nhiều công trình khách sạn cao tầng 30-40 tầng và cao hơn đang được thiết kế xây dựng, hệ thống chợ đầu mối và các Trung tâm thương mại, Siêu thị có diện tích sử dụng hàng chục ngàn m2 đã, đang xây dựng và hoạt động trên địa bàn thành phố. Một số công trình giao thông ngầm và các công trình ngầm nhiều tầng với quy mô lớn đã và đang triển khai thi công. Do đó nhiệm vụ đặt ra cho công tác PCCC, cứu hộ-cứu nạn của thành phố ngày càng bức thiết và đòi hỏi công tác này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho tất cả các loại công trình đã và sẽ hình thành, hoạt động trên địa bàn thành phố.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:
Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã tiến hành điều tra khảo sát 09 Khu công nghiệp (KCN), 03 Khu chế xuất (KCX) và 01 Khu công nghệ cao (KCNC); Tổng diện tích mặt bằng là 28,859,225 m2 (trong đó lớn nhất là KCNC: 9,131,633 m2, nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu 273,400 m2 ); Tổng diện tích mặt bằng đã cho thuê 13,022,821 m2. Tổng số cơ sở hoạt động trong KCN, KCX, KCNC là 943 cơ sở; trong đó: các cơ sở da giày, dệt may 183/943 (tỷ lệ 19,4%); loại hình sản xuất giấy, bao bì, đồ gỗ gia dụng, chế biến gỗ 120/943 (tỷ lệ 12,72%); loại hình sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, ôtô, máy công cụ 107/943 (tỷ lệ 11,34%); loại hình sản xuất chế biến cao su, nhựa, mút xốp 91/943 (tỷ lệ 9,65 %); loại hình sản xuất lắp ráp hàng gia dụng, thiết bị văn phòng, linh kiện thiết bị điện tử 71/943 (tỷ lệ 7,53%).
Trong 05 năm từ 2004 - 2008 trong các KCN, KCX xảy ra 31 vụ cháy làm 01 người chết, bị thương 10 người, thiệt hại về tài sản khoảng 63,39 tỷ đồng, trong đó: KCX Tân thuận xảy ra 8 vụ thiệt hại về tài sản: 2,7 tỷ đồng; KCN Vĩnh Lộc xảy ra 3 vụ làm chết 1 người và bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản: 36,1 tỷ đồng; riêng KCN Tân Tạo xảy ra 3 vụ làm bị thương 8 người, thiệt hại về tài sản: 10 tỷ đồng. Hầu hết các vụ cháy là do nguyên nhân liên quan đến các sự cố về điện như: quá tải, hệ thống điện bị hư, cũ, mục nát dẫn đến chập điện; vệ sinh công nghiệp kém dẫn đến cháy lan, cháy lớn. 20/31 vụ cháy (tỷ lệ 64,52%) xảy ra vào ban đêm hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ. Lực lượng bảo vệ, PCCC tại chỗ thiếu kiểm tra, canh gác nên phát hiện cháy rất chậm, thời gian cháy tự do kéo dài, khả năng cứu chữa ban đầu của cơ sở kém hiệu quả, nên khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến nơi thường đám cháy đã lan rộng, khó cứu chữa. Điển hình là vụ cháy vào lúc 19 giờ 35 phút ngày 31 tháng 5 năm 2007 tại DNTN sản xuất mực in Dy Khang, địa chỉ: Lô A25/1 đường 2C, KCN Vĩnh Lộc B, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân mặc dù trang bị đầy đủ hệ thống PCCC nhưng không có người trực bảo vệ, không có người vận hành các thiết bị chữa cháy nên dẫn đến cháy lớn làm thiệt hại toàn bộ 2.268m2 nhà xưởng sản xuất mực in, tổng giá trị trên 20 tỷ đồng.
Các khu công nghiệp là nơi tập trung nguyên vật liệu, hàng hóa lớn, hầu hết là các chất dễ cháy và nguy hiểm về cháy nổ như vải, da giày, giấy, gỗ, các loại dung môi hữu cơ…; số lượng rất lớn công nhân lao động (hầu hết chưa được tập huấn về công tác PCCC) làm tăng nguy cơ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi có cháy xảy ra. Nhiều nhà xưởng được xây dựng trước để cho thuê, khi khai thác sử dụng, các hệ thống Phòng cháy chữa cháy đã trang bị không phù hợp theo công năng của từng cơ sở.
Các nhà xưởng trong khu công nghiệp thường có diện tích rộng, khối tích lớn, chứa nhiều chất cháy; trong các công trình thường sử dụng các vật liệu dễ cháy làm trần nhà chống nóng, làm lớp bảo ôn cách nhiệt cho hệ thống điều hòa, thông gió… nhưng không có giải pháp chống cháy lan phù hợp. Nhiều đơn vị, cơ sở bố trí văn phòng làm việc trong nhà xưởng sản xuất; nhà xưởng kết hợp làm nơi chứa hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, thậm chí cả những chất dung môi là chất lỏng dễ cháy. Những công trình có kết cấu là nhà khung thép mái tôn, diện tích lớn khi cháy mái bị sụp xuống gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy khống chế đám cháy phát triển.
Hầu hết các khu công nghiệp của thành phố đều ở các quận - huyện vùng ven, ngoại thành, nằm cách xa các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện; trong khi lực lượng PCCC tại chỗ tuy có được trang bị nhưng chưa đủ mạnh, chưa được huấn luyện thuần thục. Trong trường hợp có tình huống cháy lớn, cháy lan nhất là vào các giờ cao điểm sáng và chiều, các cổng chính của các khu công nghiệp có mật độ công nhân rất cao, có nơi gần 100 ngàn người, do đó sẽ rất khó khăn cho xe chữa cháy hoạt động.
Qua điều tra khảo sát, nhìn chung công tác PCCC tại các KCN, KCX, KCNC vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công tác kiểm tra an toàn PCCC trong các KCN, KCX, KCNC: 2/13 KCN không kiểm tra định kỳ (KCN Tây Bắc - Củ Chi và KCN Bình Chiểu); 6/13 KCN không kiểm tra đột xuất; vẫn còn 03/13 KCN chưa có phương án chữa cháy cho toàn khu (KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận, Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh); việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy của các KCN chưa được tiến hành thường xuyên 5/10 KCN tỷ lệ 50%; hầu hết các KCN, KCX, KCNC đều thành lập Đội PCCC chuyên trách với tổng số 388 Đội viên, được trang bị 19 xe chữa cháy chuyên dùng, 05 xe chở lực lượng, phương tiện và 20 máy bơm chữa cháy. Hàng năm, có 8/13 khu công nghiệp (tỷ lệ 61,53%) có tổ chức tổng kết, khen thưởng việc thực hiện công tác PCCC tại cơ sở.
Qua khảo sát chi tiết 210 cơ sở trong KCN, KCX, KCNC (loại I: 71 cơ sở, loại II: 138 cơ sở, loại III: 01 cơ sở), hầu hết các cơ sở đã quan tâm thực hiện các quy định của Nhà nước về chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, một số mặt công tác được các cơ sở thực hiện tốt, đạt tỷ lệ khá cao như: có 210/210 ( tỷ lệ 100%) cơ sở đã có phương án PCCC, 210/210 (tỷ lệ 100%) cơ sở đã thành lập được Đội PCCC cơ sở, 203/210 (tỷ lệ 96,67%) cơ sở đã ban hành các quy định về an toàn PCCC, 179/210 (tỷ lệ cơ sở có tổ chức định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC, 134/210 cơ sở đã đăng ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và 104/210 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với các cơ sở lân cận trong chữa cháy và khắc phục hậu quả cháy.
Tuy nhiên, công tác PCCC trong khu công nghiệp còn có một số tồn tại như:
- Công tác lập hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC đã được các cơ sở quan tâm (100% cơ sở đã lập hồ sơ), nhưng chất lượng hồ sơ chưa cao, thiếu cập nhật thường xuyên khó khai thác sử dụng.
- Nhà xưởng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hầu hết đều làm bằng kết cấu sườn sắt, mái tôn có giới hạn chịu lửa thấp, dễ bị sụp đổ khi xảy ra cháy, diện tích lớn, trong nhà xưởng thường bố trí kho, văn phòng làm việc, nhưng giữa các bộ phận này không có tường ngăn cháy, nhiều nhà xưởng được các công ty đầu tư phát triển hạ tầng xây dựng sẵn để cho thuê nhưng chưa biết được tính chất hoạt động của cơ sở nên khi khai thác sử dụng, hệ thống Phòng cháy chữa cháy thường không phù hợp với công năng của từng ngành, nghề, do đó khi có cháy xảy ra không được phát hiện kịp thời và chữa cháy kém hiệu quả.
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật tại một số cơ sở còn mang tính hình thức, làm cho có, chất lượng chưa cao; Đội PCCC hoạt động không hiệu quả; công nhân không được phổ biến về luật PCCC; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC chưa thật sự quan tâm.
- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa xứng tầm với quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trang bị phương tiện còn thiếu so với yêu cầu thực tế, lực lượng PCCC chuyên trách còn mỏng, hiện còn khu công nghệ cao thành phố chưa có lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách; các cơ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp nhất là cơ sở có 100% vốn nước ngoài, lực lượng Phòng cháy chữa cháy tại chỗ rất hạn chế về mặt nghiệp vụ; các đội viên đội PCCC cơ sở sau khi đã được tập huấn về công tác PCCC (do Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố tổ chức) không được thường xuyên luyện tập, thực tập dẫn đến bị động, lúng túng khi sự cố cháy nổ xảy ra dẫn đến cháy lan, cháy lớn (trong giai đoạn 2004- 2008: 31 vụ cháy tại KCN - tỷ lệ 2,07 % nhưng đã gây thiệt hại về tài sản khoảng 63,39 tỷ đồng - tỷ lệ 21,87%).
- Việc tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót vi phạm quy định an toàn PCCC đã được cơ quan chức năng kiến nghị tại một số cơ sở còn chậm (77/210 cơ sở), cá biệt còn có 09 cơ sở không thực hiện các kiến nghị.
- Các cơ sở xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cơ quan PCCC thẩm duyệt và nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, một số cơ sở do mở rộng quy mô sản xuất nhưng mặt bằng không được mở rộng thêm nên chủ đầu tư đã tự ý cho xây dựng thêm các công trình phụ làm nơi sản xuất, kho chứa, nơi để xe công nhân… lấn chiếm đường giao thông nội bộ, lấn chiếm khoảng cách an toàn Phòng cháy chữa cháy so với thiết kế xây dựng ban đầu.
- Một số cơ sở tuy có phương án PCCC nhưng nội dung phương án, xử lý tình huống còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa chủ động tự tổ chức thực tập, tổ chức cho cán bộ-công nhân viên học tập; thực tập về phương án nên còn lúng túng khi có cháy xảy ra.
- Việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: có 140/210 (tỷ lệ khoảng 70%) cơ sở đã mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, còn 70/210 (tỷ lệ khoảng 30%) chưa mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định.
2. Tại các chợ, Siêu thị, Trung tâm Thương mại:
Hiện trên địa bàn thành phố có 227 chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị, trong đó có 145 chợ, 52 Trung tâm thương mại và 30 siêu thị đang hoạt động với quy mô lớn cả về diện tích, ngành hàng, số lượng quầy-sạp kinh doanh; chỉ tính riêng số quầy- sạp kinh doanh trong các chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị đã lên đến hàng chục ngàn, điển hình như các chợ: Dân sinh (quận 1) 6.489 quầy-sạp, Tân Bình 2.825, Bình Tây (quận 6) 2.606, An Đông (quận 5) 1.725, Bà Chiểu 1.471, Bến Thành 1.437; nhiều siêu thị, Trung tâm thương mại có diện tích rộng hàng chục ngàn m2 như: siêu thị Metro An Phú, Bình Phú, quận 2, Lotte… với giá trị hàng hóa lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Chủng loại và khối lượng hàng hóa trong các chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị hiện nay đều rất đa dạng và rất lớn. Hầu hết các chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị hiện nay đều bị quá tải, số lượng người ra vào các chợ, các Trung tâm thương mại và siêu thị hàng ngày lên đến hàng chục ngàn lượt người. Đặc biệt một số chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị được bố trí trong các tòa nhà cao ốc nhiều công năng nên còn có các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà hàng, tiệc cưới, quán bar, vũ trường và văn phòng làm việc… nên lượng người thường xuyên có mặt trong các địa điểm này lại càng đông hơn, nhất là về ban đêm.
Trong những năm gần đây tình hình cháy chợ vẫn xảy ra rất phức tạp, ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 - 2008 đã xảy ra 09 vụ cháy chợ, Trung tâm thương mại, siêu thị làm chết 61 người, bị thương 90 người và thiệt hại tài sản khoảng 33,83 tỷ đồng, điển hình là vụ cháy Trung tâm thương mại ITC vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 29 tháng 10 năm 2002 làm chết 60 người, bị thương 90 người, thiệt hại tài sản ước tính trị giá khoảng 30 tỷ đồng, đây là vụ cháy gây thiệt hại về người và tài sản nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung, nguyên nhân cháy do vi phạm quy định về an toàn PCCC trong khi hàn cắt kim loại. Nguyên nhân các vụ cháy chợ do điện luôn chiếm tỷ lệ rất cao và tiếp theo đó là do vi phạm quy định trong việc sử dụng ngọn lửa trần trong chợ. Việc vi phạm quy định sử dụng các nguồn nhiệt, ngọn lửa trần trong chợ xảy ra dưới nhiều hình thức như sử dụng bếp gas, bếp dầu, bếp than, sửa chữa có sử dụng hàn cắt kim loại… Tình trạng này, hiện nay vẫn còn diễn ra khá nhiều ở hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố.
Trong các chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại thường tập trung số lượng lớn chất dễ cháy; nhiều hộ kinh doanh tự ý câu móc điện, tự ý cơi nới thêm quầy, sạp, sắp xếp hàng hóa để các vật dụng như tủ kệ, ghế, bao bì lấn chiếm lối đi chung làm giảm khoảng cách an toàn và gây khó khăn trong việc cứu chữa, thoát nạn; không quan tâm đầu tư hoặc thờ ơ với công tác PCCC, chỉ chú trọng việc kinh doanh. Chợ là nơi tập trung đông người nhưng lối thoát nạn thường không đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn, nhất là đối với các chợ xen kẽ trong khu dân cư tại các huyện, thị trấn.
Đối với một số chợ, Trung tâm thương mại, siêu thị đầu mối, trung tâm mới được cải tạo, xây dựng mới với những kết cấu xây dựng kiên cố, hiện đại, diện tích rộng rãi đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về PCCC ngay từ khi đầu tư xây dựng ban đầu như các chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, Hóc Môn, thủy hải sản Bình Điền… hệ thống siêu thị Metro, Coopmart, Maximart và trung tâm thương mại, siêu thị trong các tòa nhà cao tầng… còn phần nhiều chợ hiện nay trên địa bàn thành phố đã được xây dựng hàng chục năm, đã xuống cấp nghiêm trọng và không còn phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội và tiêu chuẩn PCCC hiện hành. Trong khi đó chợ tự phát hình thành khắp nới theo tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa, đa số xây cất bằng vật liệu dễ cháy, tạm bợ, lấn chiếm lòng đường, xen lẫn trong khu dân cư, hệ thống điện không an toàn, thiếu các trang thiết bị chữa cháy nên nguy cơ cháy rất cao. Ngoài chợ, Trung tâm thương mại và siêu thị nêu trên, nhiều hộ gia đình sống ở mặt tiền các đường phố, thậm chí trong hẻm phố, thường tận dụng mặt bằng tầng trệt để buôn bán đủ loại hàng hóa dễ cháy. Nên nhiều tuyến đường trong thành phố đã hình thành nên các dãy phố thương mại, như kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, xe máy, hóa chất, quần áo may sẵn… (có thể gọi là phố chợ) với số lượng hàng hóa giao dịch và lượng người đến mua sắm cũng không ít, đặc điểm riêng của các đối tượng này vừa là nơi buôn bán vừa là nơi ăn ở sinh hoạt của gia đình nên nguy cơ xảy ra cháy rất cao, dẫn đến cháy lan theo chiều dài của phố và phát triển trên diện rộng. Tình trạng chợ tự phát là khá phổ biến, còn phát triển và chưa có giải pháp chấn chỉnh hiệu quả.
Hiện nay, Ban quản lý các chợ-trung tâm thương mại-siêu thị đã có những quan tâm nhất định trong đầu tư lực lượng và phương tiện Phòng cháy chữa cháy, trong quản lý hồ sơ về công tác Phòng cháy chữa cháy; một số mặt công tác được các cơ sở tham gia tích cực, đạt tỷ lệ khá cao như: một số chợ, Trung tâm thương mại đã thành lập ban chỉ đạo công tác PCCC tại chỗ và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, đã có sự quan tâm đầu tư bổ sung trang thiết bị PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và tổ chức cho lực lượng tại chỗ tập huấn nghiệp vụ công tác PCCC theo quy định của Thông Tư 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an.
Bên cạnh sự cố gắng của các cơ sở vẫn còn tồn tại những thiếu sót ảnh hưởng đến công tác PCCC đó là:
- Khoảng cách giữa các quầy, sạp ở một số chợ không đảm bảo an toàn PCCC; việc sắp xếp, trưng bày hàng hóa lấn chiếm khoảng cách an toàn PCCC, tận dụng lối thoát nạn làm nơi chứa hàng gây trở ngại cho việc đi lại, thoát nạn và triển khai cứu chữa và nhất là dễ gây cháy lan ra diện rộng nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Việc câu mắc, sử dụng điện không tuân thủ theo các quy định về an toàn PCCC điện, các dây dẫn điện, bảng điện, thiết bị bảo vệ bố trí lắp đặt không đúng quy định, còn để hàng hóa tiếp xúc hoặc che khuất. Dây dẫn điện lão hóa, tróc keo bao bọc mối nối, dây dẫn không luồn trong ống bảo vệ hoặc dùng đinh đóng ép vào các kết cấu bằng gỗ của quầy sạp, nhiều hộ kinh doanh tự ý lắp đặt thêm nhiều thiết bị tiêu thụ điện (bóng đèn, quạt..) vào mạng điện không theo thiết kế ban đầu dễ dẫn đến quá tải.
- Chế độ bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy không tốt, chưa tổ chức kiểm tra chất lượng theo định kỳ, để kịp thời bổ sung thay thế các phương tiện dụng cụ hư hỏng, kém chất lượng, vẫn còn tình trạng một số siêu thị có nguồn nước nhưng không đáp ứng yêu cầu.
- Lực lượng chữa cháy tại chỗ ứng trực sẵn sàng chữa cháy quá mỏng, nhất là về ban đêm, việc tổ chức tự kiểm tra tại cơ sở chưa được thường xuyên, việc lập và tự thực tập phương án chữa cháy tại chỗ không đúng theo quy định.
- Một số chủ doanh nghiệp quản lý các siêu thị, trung tâm thương mại, ban quản lý chợ chưa làm hết trách nhiệm của của mình trong công tác PCCC tại cơ sở, chưa nắm vững về pháp luật PCCC, các văn bản pháp quy liên quan đến công tác PCCC; một số cán bộ chủ chốt chưa tham gia tập huấn về công tác PCCC nên chỉ đạo thực hiện công tác PCCC tại cơ sở chưa toàn diện và thường xuyên, chưa duy trì việc phối hợp với cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tổ chức thực tập phương án chữa cháy hàng năm theo quy định thậm chí còn đưa ra nhiều lý do để kéo dài thời gian thực hiện, qua khảo sát chỉ có 57/86 cơ sở đã thực tập phương án chữa cháy, còn lại 29/86 cơ sở chưa tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
- Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt trong chợ chưa chặt chẽ nhất là khu vực kinh doanh hàng ăn uống, việc thờ cúng đốt nhang trong quầy, sạp vẫn còn tồn tại mặc dù không phổ biến, đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến cháy, nổ.
- Ngoài ra còn khoảng 47% cơ sở chưa thực hiện chế độ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoặc mua không đúng quy định theo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ (chỉ mua bảo hiểm tự nguyện).
Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế và xu hướng hội nhập quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, việc xây mới các khách sạn cao tầng có xu hướng phát triển nhanh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực quận 1. Hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 977 khách sạn thuộc diện phải quản lý về PCCC trong đó có 363 khách sạn có nguy hiểm cháy, nổ theo quy định tại phụ lục 1 - Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ và 614 khách sạn ngoài danh mục phụ lục 1. Tập trung nhiều nhất là khu vực trung tâm thành phố: Quận 1 với 207 khách sạn, quận Tân Bình với 145 khách sạn, quận 10 với 109 khách sạn, quận Bình Thạnh 80 khách sạn.
Trong 5 năm 2004 - 2008 khu vực khách sạn không có vụ cháy, nổ lớn xảy ra ngoài 01 sự cố do nổ khí Mêtan tại tầng hầm khách sạn Caravelle, quận 1 ngày 06 tháng 12 năm 2008, không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản không đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là một bài học về an toàn PCCC không những cho các khách sạn có tầng hầm mà kể cả những cơ sở khác về ngăn chặn quá trình sinh, tích tụ khí Mêtan trong các hệ thống đường ống, hầm chứa rác thải, hố gas….
Hầu hết các khách sạn đều được xây dựng kiên cố, bậc I, II chịu lửa; công năng chủ yếu là làm phòng nghỉ cho khách lưu trú, ngoài ra còn kết hợp một số công năng khác như: văn phòng, phòng tổ chức hội nghị, nhà hàng, dịch vụ xông hơi, massage…. Các khách sạn xây dựng sau năm 1975 đã được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt về PCCC, một số khách sạn xây dựng trước năm 1975 không được thẩm duyệt về PCCC, tuy nhiên qua công tác kiểm tra định kỳ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy lãnh đạo các khách sạn đã tổ chức khắc phục tốt các kiến nghị, những sơ hở, thiếu sót về PCCC do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố yêu cầu.
Khách sạn là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn. Đối tượng khách sạn phục vụ rất đa dạng về lứa tuổi, trình độ nhận thức cũng như tâm sinh lý. Mặt khác khách sạn hiện nay ở thành phố đa số là nhà cao tầng, do đó khi có sự cố cháy nổ xảy ra việc tổ chức thoát nạn và cứu chữa gặp nhiều khó khăn. Các khách sạn xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu không cháy và khó cháy, hạn chế được một phần nguy cơ cháy lan. Tuy nhiên, công trình khách sạn bố trí sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau (văn phòng làm việc hành chính, phòng nghỉ của khách, phòng họp, phòng hội thảo…), các vật liệu trang trí, đồ dùng sử dụng chủ yếu là các chất dễ cháy. Mặt khác, trong nhà sử dụng các hệ thống như: Hệ thống thông gió, hệ thống đường ống dây dẫn điện; đường ống dẫn nước...cho nên khi xuất hiện sự cố cháy nổ, ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan truyền theo các hệ thống này ra toàn bộ các vị trí trong khách sạn. Nguy cơ gây cháy từ hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện,… là rất cao; nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể xuất hiện do khách lưu trú sơ xuất bất cẩn khi sử dụng lửa trần, hút thuốc hoặc sử dụng những chất, vật dụng có thể sinh lửa, sinh nhiệt… Hiện nay, các khách sạn thường xây dựng tầng hầm dùng làm nơi để xe, trạm phát điện, bồn dầu, các bộ phận kỹ thuật... đây là những nơi nguy cơ cháy nổ rất cao; nếu cháy xảy ra tại khu vực này có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và rất khó khăn cho công tác triển khai chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn. Khách sạn thường được thiết kế hành lang giữa để thuận tiện cho việc bố trí phòng ngủ và đi lại. Nhưng trong điều kiện cháy, điện bị cúp, kiểu hành lang này thường bị tối và tụ khói gây khó khăn cho việc thoát nạn, cũng như tổ chức cứu người và chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Thực tế khảo sát 40 khách sạn trọng điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (khách sạn loại 1: 28 cơ sở, loại 2: 11 cơ sở, loại 3: 01 cơ sở; về hình thức đầu tư: trong nước 25 khách sạn, liên doanh 13 khách sạn, 100% vốn nước ngoài 02 khách sạn) cho thấy công tác PCCC tại các khách sạn đã được chủ đầu tư, lãnh đạo cơ sở tổ chức thực hiện tốt một số mặt công tác như: 100% khách sạn có ban hành quy trình, quy định về an toàn PCCC và có quyết định thành lập đội PCCC cơ sở; 38/40 khách sạn có tổ chức định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC; 100% khách sạn được trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, 100% trang bị bình chữa cháy và phương tiện chữa cháy ban đầu, 37/40 có trang bị phương tiện PCCC phù hợp với tính chất hoạt động của khách sạn ; lực lượng PCCC tại chỗ được thành lập (38 khách sạn có số lượng đội viên đội PCCC cơ sở trên 25 người/khách sạn) và đã được tập huấn về công tác PCCC; có 39 khách sạn có nguồn nước phục vụ chữa cháy; 01 khách sạn không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nước phục vụ chữa cháy; có 40/40 khách sạn đã có phương án chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, 28/40 khách sạn đã đăng ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
Một số tồn tại cơ bản của các khách sạn trong đợt khảo sát:
- Tại một số khách sạn lãnh đạo cơ sở chỉ chú trọng vào doanh thu trong kinh doanh, coi nhẹ hoặc thờ ơ với các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC, nhất là các cơ sở có người lãnh đạo là người nước ngoài; điển hình nhất là khách sạn EQUATORIAL, quận 5 khi biên bản kiểm tra an toàn PCCC của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy gửi lãnh đạo khách sạn ký thì khoảng 02-03 tháng sau cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy mới nhận lại được làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót về an toàn PCCC của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
- Lực lượng PCCC cơ sở tại các khách sạn chủ yếu lấy từ nhân viên bảo vệ và phục vụ phòng nên thường xuyên có sự thay đổi nhân sự, gây khó khăn cho công tác quản lý của Ban quản lý và công tác huấn luyện, tập huấn về PCCC của cơ quan chức năng; một số khách sạn còn bố trí nhân viên già yếu, sắp nghỉ hưu để làm công tác bảo vệ và PCCC (điển hình là các khách sạn Thiên Hồng, Bát Đạt - quận 5), những nhân viên này khi xử lý sự cố cháy nổ thường chậm chạp, không thể vào những nơi nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản và chữa cháy.
- Công tác tự kiểm tra ở các khách sạn còn mang tính hình thức, nội dung chưa đảm bảo yêu cầu; hồ sơ quản lý công tác PCCC không được thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi trong thực tế.
- Số khách sạn chưa mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định còn nhiều (31/40 khách sạn chưa mua), đặc biệt có một số khách sạn lớn, xếp hạng 5 sao, thuộc địa bàn quận 1 vẫn chưa mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như: khách sạn New World, khách sạn Sofitel Plaza, khách sạn Renaissance, khách sạn Caravelle, khách sạn Sherton, khách sạn Park Hyatt, khách sạn Rex, khách sạn Legend, khách sạn Majettic.
Qua khảo sát 53 cơ sở trọng điểm trên địa bàn thành phố (trong đó có 29 cao ốc trên 10 tầng, 06 trụ sở cơ quan Nhà nước, 08 doanh nghiệp và 10 cơ sở sản xuất), Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đánh giá thực trạng như sau:
a) Khu vực nhà cao tầng (từ 10 tầng trở lên):
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 189 nhà cao từ 10 tầng trở lên (không kể các tầng hầm) trong đó khu vực Quận 1 chiếm đến 82 nhà. Công năng của các nhà cao tầng chủ yếu dùng làm văn phòng, chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại (có nhà cao tầng sử dụng 2 đến nhiều công năng). Khi nhà cao tầng bị cháy, đám cháy sẽ lây lan nhanh chóng từ dưới lên trên, có thể có sự tích tụ khói trong các lối và đường thoát nạn làm ảnh hưởng lớn đến công tác cứu người bị nạn và dập tắt đám cháy.
Trong những năm vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác PCCC và nhất là bài học kinh nghiệm của vụ cháy Trung tâm thương mại ITC, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo TP công tác PCCC trên địa bàn thành phố nói chung và đối với nhà cao tầng nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt. Lãnh đạo nhiều tòa nhà, khách sạn, cao ốc văn phòng, chung cư cao cấp đã đầu tư kinh phí để thực hiện các giải pháp an toàn PCCC đối với cơ sở mình như : làm cầu thang thoát nạn, lắp đặt cửa chống cháy tại buồng thang, lắp đặt hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động… Việc thực hiện công tác PCCC trong các nhà cao tầng đã dần đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về Phòng cháy chữa cháy. Trong 5 năm 2004 - 2008 , trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ xảy ra 04 vụ cháy nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến cháy nhà cao tầng chủ yếu là do vi phạm về quy định an toàn điện chiếm 75% và do sơ suất sử dụng lửa trần chiếm 25%. Các vụ cháy xảy ra lực lượng PCCC đã kịp thời xử lý dập tắt không để xảy ra cháy lớn góp phần tích cực vào việc kiềm chế, làm giảm các vụ cháy trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các vụ cháy tại các cao ốc văn phòng, chung cư và trung tâm thương mại đặc biệt nguy hiểm vì là nơi tập trung đông người, hệ thống thoát nạn không đảm bảo yêu cầu dễ dẫn đến thiệt hại lớn về tính mạng con người và tài sản như vụ cháy ở Trung tâm thương mại Sài Gòn (số 37 Tôn Đức Thắng, quận 1), tuy vụ cháy không lớn nhưng đã gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài.
Mặc dù công tác PCCC đã được ban quản lý các nhà cao tầng cố gắng triển khai thực hiện góp phần làm giảm nguy cơ xảy cháy. Tuy nhiên qua thực tế khảo sát công tác an toàn PCCC của Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đối với 29 tòa nhà trọng điểm thì vẫn còn những tồn tại sau:
- Về đặc điểm xây dựng, bên cạnh những nhà cao tầng xây dựng mới gần đây với những kết cấu kiên cố được thiết kế hiện đại và đầy đủ các giải pháp về an toàn PCCC như hệ thống tăng áp, cầu thang, buồng thang kín, cửa chống cháy, hệ thống thông gió hút khói... thì còn nhiều nhà cao tầng xây dựng cách đây hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng và không còn phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế, xã hội và tiêu chuẩn hiện hành: các nhà cao tầng xây dựng từ năm 1975 đến năm 1996 tuy khá hiện đại nhưng cũng không đầy đủ các điều kiện và giải pháp an toàn PCCC, một phần cũng do tại thời điểm đó chúng ta chưa có tiêu chuẩn về PCCC đối với nhà cao tầng vì vậy các công trình xây dựng trước thời điểm năm 1996 chỉ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2622-1978 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế”.
- Trong các tòa nhà cao tầng đáng lưu ý là các cao ốc văn phòng vì trong các nhà này có rất nhiều đơn vị thuê làm văn phòng nên việc quản lý có những khó khăn; các đơn vị thuê mặt bằng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm PCCC theo quy định của pháp luật do đó dẫn đến một số sơ hở, thiếu sót về PCCC; ý thức chấp hành công tác PCCC của các nhân viên còn rất hạn chế, không được tập huấn sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu nhất là việc bố trí sắp xếp hồ sơ tài liệu, chứa các văn phòng phẩm, mẫu quảng cáo trong khu vực văn phòng.
- Một số nhà cao tầng có nhiều công năng nên kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng tiệc cưới, quán bar, vũ trường, văn phòng, chung cư... nên lượng người thường xuyên có mặt trong các địa điểm này lại càng đông hơn nhất là ban đêm. Một số nhà cao tầng là dạng căn hộ cao cấp ngoài công năng sử dụng cho các hộ gia đình còn có các công năng khác như dịch vụ giải trí, thương mại, trường học, bệnh viện… đòi hỏi cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý về PCCC nói riêng cần phải được huấn luyện chuyên sâu về từng lĩnh vực quản lý nhưng hiện tại chưa có những lớp dành cho các đối tượng này; đặc biệt trong các căn hộ cao cấp còn thiết kế hệ thống cung cấp khí gas cho từng căn hộ nên nguy cơ xảy ra cháy, nổ ngày càng cao.
- Một số vi phạm về an toàn PCCC thường gặp đối với nhà cao tầng là: không có hệ thống tăng áp buồng thang, không có hệ thống thông gió, hút khói; không có giải pháp chống cháy lan trong hộp kỹ thuật giữa các tầng khi cháy lửa, khói sẽ lan truyền qua hệ thống này gây cháy lớn; một số cao ốc văn phòng cho thuê đã tận dụng mặt bằng chứa thêm văn phòng phẩm, các hàng mẫu; một số tòa nhà vi phạm hành lang lối đi, cửa đi, cầu thang như: để các thiết máy văn phòng, văn phòng phẩm lấn lối đi hành lang thoát nạn thậm chí có cao ốc còn để kệ văn phòng ngay trong buồng cầu thang hoặc làm cánh cửa sắt khóa lại giữa cầu thang các tầng.
- Hầu hết các nhà cao tầng không có sân đỗ trực thăng phục vụ cho công tác cứu hộ.
- Nguồn nước phục vụ chữa cháy kết hợp với nước sinh hoạt dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước chữa cháy trong các giờ cao điểm có nhiều người sử dung nước.
b) Khu vực trụ sở cơ quan, công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất:
Qua khảo sát, công tác PCCC trong khu vực này đã có những chuyển biến tốt như: lãnh đạo các cơ quan, chủ đầu tư đã quan tâm chỉ đạo về công tác PCCC, tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn PCCC tại cơ sở như: bổ sung, chỉnh lý các quy trình vận hành máy móc, thiết bị, các nội quy PCCC để phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở; tổ chức tuyên truyền phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong cơ sở về kiến thức, nội quy, quy định, trách nhiệm, nhiệm vụ PCCC, có tổ chức tự kiểm tra PCCC; tại các cơ sở đều có nguồn nước dự trữ phục vụ công tác chữa cháy; các cơ sở đều đã thành lập đội PCCC và được đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ cho từng bộ phận trong cơ sở theo quy định; hầu hết các cơ sở đã lập phương án chữa cháy, cứu hộ và được cơ quan cảnh sát PCCC phê duyệt.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số tồn tại về công tác PCCC như sau:
- Một số lãnh đạo, chủ cơ sở chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình như chưa nắm chắc các quy định của pháp luật, văn bản pháp quy, trong đó một số chưa được tập huấn nên việc chỉ đạo chưa toàn diện, chưa thường xuyên, chưa thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ trong công tác PCCC.
- Tại một số cơ sở nhất là các cơ sở sản xuất do chú trọng lợi nhuận nên dù biết rõ nguy cơ cháy, nổ cao vẫn chưa uan tâm đúng mức đối với công tác PCCC, vẫn còn chủ quan, tránh né chậm thực hiện các kiến nghị về đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy.
- Việc rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp PCCC tại các cơ sở chưa được chủ động, nội dung kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể.
- Hàng hóa, vật tư, nguyên liệu sắp xếp, bảo quản chưa phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy nổ, hoặc sắp xếp không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, ngăn cháy lan.
- Việc tổ chức tuần tra, canh gác phát hiện cháy nhất là trong những ngày nghỉ và ban đêm còn thiếu chặt chẽ, chủ quan.
- Tại một số cơ sở chưa tổ chức thực tập phương án chữa cháy định kỳ (1 năm một lần) theo Nghị định số 35/2003/ NĐ-CP của Chính phủ quy định.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:
1. Nguồn nước phục vụ chữa cháy:
Qua tiến hành điều tra khảo sát 389 cơ sở trọng điểm nhìn chung công tác chuẩn bị nguồn nước phục vụ chữa cháy trong cơ sở được thực hiện khá tốt; có 380 cơ sở có nguồn nước phục vụ chữa cháy, chỉ có 09 cơ sở có nguồn nước phục vụ chữa cháy nhưng không đáp ứng được yêu cầu chữa cháy theo quy định. Riêng khu công nghiệp Bình Chiểu trong thời gian điều tra khảo sát không có nguồn nước phục vụ chữa cháy, do cơ sở này đang thi công cải tạo lại hệ thống nước. Vì vậy, ngày 01 tháng 02 năm 2009 xảy ra cháy tại Công ty VINA BLAST, đường số 2 lô B, khu công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức; thiệt hại khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện. Công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn, phải lấy nước ở vị trí cách nơi xảy ra cháy hơn 1000 mét.
Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 4.638 trụ nước chữa cháy (trong đó có 3787 trụ nước đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy, 521 trụ nước bị hư, 330 trụ nước bị mất nắp); 83 giếng khoan cung cấp nước chữa cháy, 531 bến bãi lấy nước chữa cháy (trong đó có 385 bến bãi lấy nước phụ thuộc vào thủy triều, 146 bến bãi lấy nước không phụ thuộc vào thủy triều) và 1.569 bể chứa nước dự trữ chữa cháy có trữ lượng 20m3/bể trở lên.
Số lượng nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy trên mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu cấp nước chữa cháy trên địa bàn thành phố, số trụ nước chữa cháy tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Đặc biệt là các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao nằm sâu trong các hẻm nhỏ ở một số quận nội thành như: quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận Bình Thạnh… hiện nay thiếu nguồn nước chữa cháy nghiêm trọng. Tổng chiều dài đường phố của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.800.000 mét mà theo quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế” thì cứ 150 mét đường phố phải có 01 trụ nước chữa cháy do đó phải có trên 12.000 trụ nước chữa cháy mới đảm bảm yêu cầu cung cấp nước chữa cháy (còn thiếu khoảng 8.000 trụ nước chữa cháy). Mặt khác, thời gian qua trên địa bàn thành phố còn xảy ra tình trạng mất cắp trụ nước, nắp, ty trụ nước đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác chữa cháy.
Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định số 182/2006/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2006 về việc “Ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ trụ nước chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, việc quản lý và bảo vệ nguồn nước chữa cháy nói chung và các trụ nước chữa cháy nói riêng có những chuyển biến tốt. Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã phối hợp với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản và ghi nhận toàn bộ tình trạng hoạt động của trụ nước trên địa bàn thành phố; tới nay, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã cơ bản hoàn thành việc định vị vị trí các trụ nước chữa cháy vào bản đồ kỹ thuật số phục vụ cho công tác chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
2. Giao thông phục vụ chữa cháy:
Đây là vấn đề hiện còn nhiều bất cập, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tác chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn.
Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố hiện nay đang xây dựng và cải tạo lớn, rất nhiều tuyến giao thông chính đang được cải tạo, dựng “lô cốt” để thi công, mật độ phương tiện lưu thông lớn, tình trạng ùn tắt, kẹt xe xảy ra thường xuyên, nhất là vào các giờ cao điểm. Nhiều cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy cao nằm sâu trong các hẻm nhỏ; chiều cao của một số tuyến đường bị hạn chế bởi hệ thống dây điện, điện thoại và các loại đường dây thông tin khác; tải trọng của một số cây cầu nhỏ... là những trở ngại lớn làm cho các xe chữa cháy khó có thể nhanh chóng tiếp cận đám cháy.
Các tuyến sông, rạch của thành phố rất rộng lớn, chảy qua 20/24 quận- huyện của thành phố. Tuy nhiên, các tuyến sông, rạch này hiện đang bị bồi lắng, lấn chiếm, làm ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thủy triều nên hoạt động của lực lượng PCCC trên sông bị hạn chế rất nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 24 quận - huyện nhưng mới chỉ có 11 Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện còn 13 quận - huyện chưa có đơn vị PCCC. Nhiều Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện phải quản lý địa bàn từ 3-4 quận huyện; bán kính hoạt động của xe chữa cháy lớn (có nơi lên đến 40km), mất nhiều thời gian lưu thông trên đường gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Phương tiện chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn hiện nay còn thiếu, số xe được trang bị vẫn sử dụng công nghệ cũ, chỉ có 1/3 số xe hoạt động tốt, còn lại là trang bị quá lâu nên thường bị hư hỏng.
Thực sự giao thông phục vụ chữa cháy là một tồn tại rất lớn của công tác chữa cháy, cứu hộ- cứu nạn. Để khắc phục tình trạng này, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố phải chi viện các lực lượng PCCC ở các đơn vị xa tới hoặc điều động lực lượng PCCC tại chỗ (gần đám cháy) tới cứu chữa, tuy nhiên lực lượng PCCC tại chỗ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Công tác nhận và xử lý tin báo cháy, nổ, cứu hộ - cứu nạn ban đầu là một công tác rất quan trọng. Đây là “thời gian vàng” để lực lượng PCCC chuyên nghiệp kịp thời xử lý ngăn chặn cháy lan, cháy lớn.
Công tác tiếp nhận các thông tin báo cháy, nổ, cứu hộ - cứu nạn của lực lượng Cảnh sát PCCC được bố trí 24/24 ở cấp Sở và các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện. Theo chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, lực lượng Cảnh sát PCCC phải xuất xe đi chữa cháy 01 phút sau khi nhận được tin báo.
Các thông tin báo cháy được tiếp nhận do các cơ quan, đơn vị, người dân trực tiếp báo hoặc báo qua điện thoại (cố đinh, di động). Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin liên lạc bằng điện thoại, việc thông tin báo cháy đã có những thuận lợi nhất định; hầu hết các tin báo cháy hiện nay được nhân dân cung cấp qua hệ thống điện thoại rất nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, cũng nảy sinh một số tồn tại sau:
- Số thông tin báo cháy giả, do một số người thiếu ý thức chọc phá và không loại trừ phá hoại. Việc xử lý hành vi này rất khó khăn.
- Trong các dịp lễ, tết... hệ thống điện thoại bị quá tải nên thông tin không cập nhật được chính xác, kịp thời.
- Nhiều cơ sở khi xảy ra cháy, do chủ quan hoặc sợ mất thành tích nên tự cứu chữa, khi cháy lớn mới báo lực lượng PCCC chuyên nghiệp.
- Còn nhiều người dân chưa biết các số điện thoại cứu hỏa.
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước chưa có hệ thống cảnh báo về PCCC. Hệ thống này được nối mạng giữa các cơ sở trọng điểm, có nguy cơ cháy cao với Trung tâm chỉ huy chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn của lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Hệ thống này giúp cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp nắm được thông tin cháy, nổ của các cơ sở ngay từ ban đầu để kịp thời cứu chữa và kiểm tra, chỉ đạo lực lượng PCCC tại chỗ khi cháy mới xảy ra.
IV. VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ:
Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở giữ vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định đối với công tác PCCC tại các cơ sở. Một số trách nhiệm về công tác PCCC như: công tác tuyên truyền, việc ban hành các nội quy, văn bản chỉ đạo về PCCC tại cơ sở được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, một bộ phận lãnh đạo các cơ quan, tổ chức còn thiếu trách nhiệm, chưa nắm chắc và chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ PCCC, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và duy trì phong trào PCCC tại cơ sở, đầu tư cho hoạt động PCCC và kiểm tra khắc phục những thiếu sót về PCCC. Công tác tự tổ chức kiểm tra về an toàn PCCC chưa được thường xuyên, kịp thời; những hành vi vi phạm về an toàn PCCC chưa được xử lý nghiêm.
Trong thời gian gần đây qua công tác tuyên truyền Luật PCCC, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng, ý thức trách nhiệm về PCCC và của người đứng đầu cơ sở đã được nâng lên đáng kể, cụ thể là: trong 389 cơ sở trọng điểm điều tra khảo sát về việc thực hiện trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở, công tác PCCC đã được người đứng đầu cơ sở chú trọng, quan tâm hơn; 100% cơ sở có tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC cho Cán bộ-công nhân viên của cơ sở mình bằng các hình thức phong phú (tuyên truyền qua hệ thống thông tin nội bộ 283 cơ sở; phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC 333 cơ sở; tổ chức, tham gia các cuộc thi về PCCC 71 cơ sở); có 376/389 cơ sở (tỷ lệ 96,66 %) có ban hành quy trình, quy định, nội quy an toàn về PCCC, trong đó khu vực khách sạn, các chợ, trung tâm thương mại đạt tỷ lệ ban hành là 100%; 382/389 cơ sở (tỷ lệ 98,2 %) có quyết định thành lập đội PCCC cơ sở, ban chỉ huy điều hành chữa cháy.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực về trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở vẫn còn tồn tại một số điểm như sau:
- Công tác tự kiểm tra an toàn PCCC đã được lãnh đạo cơ sở tổ chức thực hiện, có 342/389 cơ sở (tỷ lệ 87,92 %) tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo định kỳ. Tuy nhiên công tác tự kiểm tra đột xuất không được hầu hết các cơ sở chú trọng, có tới 250/389 cơ sở (tỷ lệ 64,27%) không tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đột xuất; chất lượng công tác kiểm tra cũng chỉ dừng ở việc kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị PCCC, không tổ chức kiểm tra nhận thức của cán bộ-công nhân viên về an toàn PCCC.
Việc tổ chức khắc phục các sơ hở, thiếu sót vi phạm quy định an toàn PCCC của các cơ sở khá chậm, chỉ có 258/389 cơ sở khắc phục sơ hở, thiếu sót trong thời gian yêu cầu; 117/389 cơ sở khắc phục sơ hở, thiếu sót ngoài thời gian yêu cầu, thậm chí còn có 14 cơ sở không thực hiện khắc phục sơ hở, thiếu sót theo yêu cầu (khu công nghiệp 09 cơ sở, khách sạn 03 cơ sở, cơ sở trọng điểm quốc gia 02 cơ sở).
100% cơ sở có trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, tuy nhiên chỉ có 330/389 cơ sở (tỷ lệ 84,83%) trang bị phương tiện PCCC phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở, còn 59/389 cơ sở (tỷ lệ 15,17%) trang bị không phù hợp.
Công tác khen thưởng và xử lý vi phạm quy định về PCCC chưa được lãnh đạo cơ sở quan tâm đúng mức; có tới 326/389 cơ sở (tỷ lệ 83,8%) không tổ chức khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác PCCC; chỉ có 51 cơ sở (tỷ lệ 13,11%) có tiến hành xử lý các vi phạm quy định về an toàn PCCC, còn 295/389 cơ sở (tỷ lệ 75,83%) không xử lý các vi phạm theo quy định.
Qua đợt điều tra khảo sát nói trên, thực trạng chung về công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Nhìn chung ý thức, trách nhiệm về công tác PCCC của các chủ cơ sở, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh đã có chuyển biến tích cực. Đa số các cơ sở đều chấp hành và thực hiện đúng các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản có liên quan. Nhiều cơ sở như: khách sạn, chung cư, trung tâm thương mại cao tầng mới xây dựng đều thực hiện nghiêm công tác thẩm duyệt về PCCC, trang bị các phương tiện PCCC hiện đại cũng như xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đủ sức xử lý các tình huống cháy nổ ban đầu. Do vậy số vụ cháy, nổ trong những năm qua của loại hình cơ sở này xảy ra rất ít.
- Quá trình thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm về PCCC của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hầu hết đều được các cơ sở chấp hành nghiêm và khắc phục ngay các vi phạm. Điển hình như Công ty Quản lý đô thị quận 1 đã đầu tư kinh phí rất lớn để trang bị hệ thống PCCC cho các nhà cao tầng xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn quận 1.
- Các cơ sở qua điều tra khảo sát đều lập hồ sơ quản lý về PCCC, trang bị các phương tiện chữa cháy phù hợp, thành lập Ban chỉ đạo PCCC, các đội PCCC cơ sở; tự tổ chức hoặc phối hợp với lực lượng PCCC chuyên nghiệp tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về công tác PCCC cho cán bộ-công nhân viên trong cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế về PCCC và tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC của đơn vị mình.
- Một số cơ sở trọng điểm như: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Khu công nghệ cao thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè… đã chủ động phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố để xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCCC.
- Công tác xây dựng các phương án, diễn tập phương án chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn của các cơ sở đã có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Do vậy công tác này mới được duy trì thường xuyên, đúng quy định.
- Trong thời gian qua, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố liên tục mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ về công tác PCCC, trong đó có sự tham gia rất đông đảo của người đứng đầu các cơ sở. Đây là nhân tố tích cực để triển khai thực hiện phương châm 4 tại chỗ và xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC.
Do vậy trong những năm qua, nhất là từ khi thành lập Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố đã được kéo giảm cả về số vụ và thiệt hại về người và tài sản. Công tác quản lý Nhà nước về PCCC đã được củng cố và từng bước đi vào nề nếp góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên cũng qua kết quả điều tra khảo sát cho ta thấy công tác PCCC tại các Khu công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở trọng điểm Quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều khiếm khuyết:
- Tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố mặc dù có được kéo giảm nhưng số vụ và mức độ thiệt hại vẫn còn ở mức cao. Các nguy cơ dẫn đến cháy lớn, cháy nghiêm trọng vẫn còn tiềm ẩn chưa được loại trừ. Một bộ phận người đứng đầu cơ sở, quần chúng nhân dân chưa thực sự quan tâm đến công tác PCCC. Các hành vi vi phạm quy định về PCCC vẫn còn phổ biến; từ khi thành lập (tháng 10 năm 2006) tới nay, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành lập 6.216 biên bản xử phạt vi phạm hành chính về công tác PCCC, trong đó phạt tiền 5.917 cơ sở với số tiền là 8.317.790.000 đồng (tăng 7.182.090.000 đồng), tạm đình chỉ hoạt động 11 cơ sở, đình chỉ 13 cơ sở, nhắc nhở cảnh cáo 275 lượt cơ sở. Ngoài ra, Công an các quận - huyện thuộc Công an thành phố đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 524 đơn vị và cá nhân vi phạm an toàn PCCC, trong đó phạt tiền 167 vụ với số tiền 179.260.000 đồng, nhắc nhở cảnh cáo 189 lượt cơ sở, tạm đình chỉ hoạt động 01 cơ sở.
- Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là nơi tập trung lớn số lượng công nhân và tài sản, nguy cơ cháy, nổ cao nhưng vẫn còn xây dựng không thông qua thẩm duyệt về PCCC; trong khi hoạt động tự ý thay đổi công năng, xây dựng thêm nhà xưởng, công trình vi phạm các quy định về PCCC; các trang thiết bị, phương tiện về PCCC chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Lực lượng PCCC chuyên trách chưa xứng tầm với quy mô sản xuất; công tác huấn luyện, thực tập phương án chữa cháy còn mang tính hình thức, đối phó; hiệu quả chữa cháy của lực lượng PCCC tại chỗ chưa cao nhất là các cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao, nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến cháy nổ là: sử dụng nguồn điện quá tải, các thiết bị điện không đảm bảo an toàn, đun nấu, thờ cúng trong các quầy sạp, tình trang thiếu ý thức trong việc chấp hành công tác PCCC của các tiểu thương và khách hàng. Hiện tại, các trang thiết bị PCCC còn ít, không đảm bảo chất lượng, nguồn nước phục vụ chữa cháy không đảm bảo yêu cầu chữa cháy. Lực lượng PCCC tại chỗ quá mỏng, việc tự tổ chức kiểm tra, thực tập các phương án chữa cháy tại chỗ không đúng theo quy định. Tại các cửa ra vào, tuyến đường xung quanh chợ, siêu thị thường bố trí bãi giữ xe, bán hàng rong rất mất trật tự, ảnh hưởng lớn tới khả năng thoát nạn và gây khó khăn cho công tác triển khai cứu chữa khi có cháy xảy ra.
- Các khách sạn, nhà cao tầng xây dựng trước năm 1975 nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không được thẩm duyệt về PCCC và không đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC; các công trình cao tầng xây dựng từ năm 1975 đến năm 1996 tuy khá hiện đại nhưng cũng không đầy đủ các điều kiện và giải pháp an toàn PCCC, do tại thời điểm đó chúng ta chưa có tiêu chuẩn về PCCC đối với nhà cao tầng vì vậy các công trình xây dựng trước thời điểm năm 1996 chỉ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2622-1978 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế”, tiêu chuẩn này áp dụng chung cho tất cả các công trình xây dựng. Hiện nay chúng ta đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế, tuy nhiên tiêu chuẩn này chỉ cho phép áp dụng đối với nhà cao tầng có chiều cao đến 100m (tương đương đến 30 tầng); thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai thiết kế xây dựng một số dự án nhà cao tầng có chiều cao lớn hơn 100 m. Do đó việc thẩm duyệt đối với các công trình đối với loại công trình này còn nhiều bất cập, chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an hoặc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về PCCC phù hợp hoặc cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn Việt Nam.
Trong những năm tới tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh, các đô thị mới, khu công nghiệp - khu chế xuất - khu công nghệ cao của thành phố sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển; đã và đang xây dựng các công trình có quy mô lớn như: đường hầm Thủ Thiêm, tuyến xe điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên, các Trung tâm thương mại ngầm dưới đất và các công trình siêu cao tầng… công tác bảo đảm an toàn về PCCC sẽ trở thành một mối quan tâm lớn của xã hội, là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Do đó, để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, thành phố đề ra một số giải pháp và biện pháp như sau:
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất với các Bộ, Chính phủ và Quốc hội xây dựng, bổ sung các bất cập về Luật Phòng cháy chữa cháy, các Nghị định và các văn bản pháp luật có liên quan. Xây dựng, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về PCCC, các chế tài xử lý vi phạm về an toàn PCCC. Đây là hành lang pháp lý đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về PCCC đi vào nề nếp.
- Tiếp tục và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, nhân dân và nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình đối với công tác PCCC; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng quy hoạch, chiến lược về Phòng cháy, chữa cháy giai đoạn từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó cần chú trọng các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn Phòng cháy, chữa cháy trong quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư…
- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác PCCC. Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện thường xuyên quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC. Trong quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, mở rộng công trình phải thực hiện đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo đảm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, lực lượng, trang bị phương tiện PCCC, xây dựng và phát huy hiệu quả phong trào toàn dân PCCC. Thường xuyên chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình phụ trách.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC đối với các cơ sở trọng điểm, các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót; có kế hoạch phối hợp với địa phương, ban ngành giải quyết dứt điểm các chợ, cơ sở kinh doanh, nhà cao tầng có nguy cơ cháy, nổ cao. Kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về Phòng cháy, chữa cháy; tạm đình chỉ hay đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị, cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC; đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy, chữa cháy hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phải được xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật về hình sự.
- Kiện toàn tổ chức lực lượng PCCC của cơ sở, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở. Rà soát, củng cố và xây dựng mới các đội PCCC cơ sở theo quy định của Luật PCCC, nhất là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy và tăng cường trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo lực lượng này hoạt động có hiệu quả.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố phương án chữa cháy đối với tất cả các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. Hàng năm, tổ chức diễn tập phương án xử lý tình huống cháy nổ lớn có huy động nhiều lực lượng tham gia trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
- Tăng cường đầu tư và xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới các dơn vị Cảnh sát PCCC đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy. Đầu tư xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện để thành lập mới các Đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở những nơi đang có nhu cầu cấp thiết.
- Lãnh đạo các cơ sở đã được Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị các giải pháp về PCCC phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các kiến nghị đó; các cơ sở khác phải tổ chức tự kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót tại cơ sở.
1. Đối với các Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao:
- Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về PCCC. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; phối hợp Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra theo chế độ quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; huấn luyện nghiệp vụ cho các đội chữa cháy chuyên trách, tập huấn cho các cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo tốt công tác PCCC trong phạm vi quản lý vừa tham gia phối hợp các cơ sở lân cận để chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; duy trì các điều kiện về Phòng cháy, chữa cháy của hạ tầng cơ sở khu công nghiệp theo thiết kế được phê duyệt.
- Tập trung triển khai có hiệu quả về công tác PCCC tại các khu công nghiệp, hướng dẫn các chủ đầu tư chấp hành nghiêm theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 35/2003NĐ-CP của Chính phủ, trước khi thi công, mở rộng công trình và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn thiện về giao thông, cấp nước đảm bảo cho công tác PCCC.
- Xây dựng mới hoặc bổ sung, hoàn thiện phương án chữa cháy chung cho toàn khu và phương án điều động lực lượng, phương tiện phối hợp chữa cháy chung của toàn khu công nghiệp; 100% KCN phải có phương án chữa cháy cho toàn khu; việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy của các KCN và các cơ sở trong KCN phải được tiến hành thường xuyên theo quy định. Chủ động xây dựng phương án PCCC, phương án xử lý cháy, nổ huy động nhiều lực lượng phối hợp chữa cháy tại các khu, cụm công nghiệp;
- Đầu tư kinh phí hoạt động cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp; 100% KCN, KCX, KCNC phải có đội PCCC chuyên trách, trang bị đầy đủ phương tiện, dung cụ PCCC cho lực lượng này; 100% cơ sở hoạt động trong KCN có lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng này phải được tập huấn về PCCC và thường xuyên tự tổ chức luyện tập, thực tập theo các tình huống giả định trong phương án chữa cháy.
- Toàn bộ hàng hóa, vật tư nguyên liệu có nguy hiểm cháy, nổ cần rà soát, phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ để bố trí sắp xếp, bảo quản đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, ngăn cháy lan bên trong nhà, xưởng trong khu vực cơ sở hoặc cháy lan từ ngoài vào trong và ngược lại. Kho, bãi bảo quản hàng hóa, vật tư, nguyên liệu dễ cháy phải bố trí riêng biệt hoặc cách ly với kho thành phẩm bằng tường, vách ngăn cháy theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tuyệt đối không để nguyên liệu vật tư chưa sử dụng tồn đọng trong các nhà, phân xưởng sản xuất. Các loại phế liệu phải được dọn dẹp thường xuyên, trước khi hết giờ làm việc phải đưa ra nơi an toàn, cách xa khu vực sản xuất.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót và khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định PCCC; phải tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót vi phạm quy định an toàn PCCC đã được cơ quan chức năng kiến nghị trong thời gian yêu cầu. Kiểm tra rà soát nguồn nước và lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy tại cơ sở. Đối với những nơi có nguồn nước thiên nhiên ở gần thì cần có giải pháp để khai thác, sử dụng phục vụ chữa cháy như làm bến bãi lấy nước cho xe chữa cháy… Xây dựng tường ngăn cháy để ngăn cách nơi sản xuất, kho và văn phòng làm việc; ở những nơi không thể xây tường thì thiết kế lắp đặt hệ thống ngăn cháy bằng màng nước, bố trí đúng công năng của nhà xưởng theo thiết kế, trường hợp thay đổi phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và phải trang bị đầy đủ hệ thống Phòng cháy chữa cháy theo công năng của từng ngành, nghề mới.
- Tuyệt đối nghiêm cấm các doanh nghiệp tự ý lấn chiếm đường giao thông nội bộ, lấn chiếm khoảng cách an toàn Phòng cháy chữa cháy so với thiết kế xây dựng ban đầu, xây dựng thêm các công trình phụ làm nơi sản xuất, kho chứa, nơi để xe công nhân…
- Các khu công nghiệp, các cơ sở trong khu công nghiệp qua điều tra khảo sát chưa tiến hành thẩm duyệt về PCCC, chưa hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống cấp nước chữa cháy… phải có các biện pháp cụ thể khắc phục ngay trong năm 2009.
2. Đối với các chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại:
- Hoàn chỉnh nội quy an toàn PCCC và hồ sơ theo dõi hoạt động về công tác PCCC của cơ sở, hồ sơ phải được bổ sung thường xuyên, kịp thời và phải do người đứng đầu cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ.
- Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC đối với từng hộ kinh doanh trong các chợ, Trung tâm thương mại và các cụm dân cư lân cận. Yêu cầu các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn PCCC.
- Xây dựng và lập kế hoạch phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức thực tập phương án chữa cháy đúng định kỳ theo quy định; lập kế hoạch huấn luyện về công tác PCCC cho toàn thể nhân viên và các hộ kinh doanh trong chợ, đảm bảo các hộ kinh doanh phải biết sử dụng các loại bình chữa cháy xách tay được trang bị.
- Tổ chức và kiện toàn lực lượng Phòng cháy và chữa cháy cơ sở đủ về số lượng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ca trực và từng đội viên bảo vệ, tăng cường tuần tra vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ…; cắt điện sau kinh doanh.
- Tuyệt đối nghiêm cấm việc thắp nhang, đèn thờ cúng tại nơi kinh doanh.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn PCCC nhằm kịp thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót và có biện pháp khắc phục tạm thời. Tổ chức kiểm tra thật cụ thể hệ thống điện chung và hệ thống điện tại các quầy, sạp, nếu phát hiện thiếu an toàn phải kiên quyết xử lý nghiêm không để các hộ kinh doanh tự ý câu móc dẫn đến quá tải, chập mạch gây cháy. Trong chợ - trung tâm thương mại - siêu thị nhất thiết phải có các hệ thống điện động lực, kinh doanh, chiếu sáng sự cố, bảo vệ và chữa cháy riêng biệt…
- Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ, đặt đúng nơi quy định, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động; tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, chú ý việc nâng cấp hoặc trang bị mới máy bơm chữa cháy để khi có cháy, vận hành được ngay; đồng thời kiểm tra, bổ sung nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy thường xuyên và đầy đủ.
- Ban quản lý chợ - trung tâm thương mại - siêu thị kiên quyết giải tỏa việc xây thêm các quầy, sạp, làm thêm mái che lấn chiếm đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Thường xuyên phát loa, cảnh báo, nhắc nhở về công tác PCCC đối với khách hàng mua sắm, tham quan để nâng cao ý thức đảm bảo an toàn PCCC.
- Cần chú trọng công tác kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, khi có sự thay đổi nhân sự của lực lượng này phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ lại ngay; lưu ý bộ phận tiếp tân, phục vụ nhắc nhở khách lưu trú nâng cao ý thức PCCC, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và hướng dẫn cho khách các lối thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra; không để đồ vật cản trở lối và đường thoát nạn; thường xuyên kiểm tra các máy móc thiết bị và mạng điện nhất là trong khu vực phòng kỹ thuật, khu vực sân khấu tổ chức hội nghị, biểu diễn nghệ thuật.
- Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra (có thể tổ chức tự kiểm tra vào ban đêm, kiểm tra từng bộ phận hoặc toàn bộ khách sạn..) sau kiểm tra có biên bản nêu rõ những tồn tại, thiếu sót về PCCC, đề ra giải pháp khắc phục và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm kể cả đối với những khách lưu trú có hành vi vi phạm các quy định về PCCC; hồ sơ quản lý công tác PCCC phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi trong thực tế.
- Khi cải tạo, mở rộng, thay đổi công năng hoạt động của các hạng mục trong khách sạn phải được cơ quan Cảnh sát PC&CC thẩm duyệt, trong quá trình thi công phải có các biện pháp Phòng cháy thích hợp và trước khi đưa vào hoạt động phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Cảnh sát PC&CC.
- Không sử dụng thảm, chất dễ cháy (gỗ, vải, nhựa tổng hợp…) để trải, trang trí, ốp tường trên các lối đi, hàng lang thoát nạn.
- Tại khu vực nhà hàng hệ thống cung cấp gas nhất là các bình gas phải đặt ở nơi thông thóang, có lắp đặt thiết bị tự động báo rò rỉ khí gas, xa lối đi chung, xa nguồn nhiệt hoặc nơi có thể phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt.
4. Đối với các cơ sở trọng điểm:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn điện quy định trong các quy chuẩn tiêu chuẩn để thực hiện trong quá trình thiết kế thi công và khắc phục.
- Ban quản lý các nhà cao tầng và cán bộ chủ chốt của các tòa nhà phải được hướng dẫn, phổ biến kiến thức PCCC và nắm rõ trách nhiệm đối với công tác PCCC mà Luật Phòng cháy chữa cháy đã quy định.
- Ban Quản lý các tòa nhà cần nghiên cứu nhiều loại hình tuyên truyền, cách thức tuyên truyền về PCCC có thể tổ chức sinh hoạt theo từng bộ phận, tăng cường các biển báo, cảnh báo về PCCC và ban hành các quy định, nội quy an toàn PCCC…. làm cho mọi người thực sự thấy được tác dụng của công tác PCCC đối với hoạt động của mình để từ đó họ có thể chấp hành các quy định an toàn PCCC một cách tự giác, không cho rằng việc PCCC là của Ban quản lý các nhà cao tầng.
- Tổ chức công tác kiểm tra an toàn PCCC thường xuyên, hàng ngày, định kỳ hàng tháng nhất là vào các thời điểm ngày nghỉ, lễ, tết và cuối ngày làm việc của các đơn vị thuê mặt bằng, văn phòng, hộ kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời các sơ hở thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC và các vi phạm quy định về an toàn PCCC, kiên quyết xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm quy định về PCCC đã phát hiện. Định kỳ kiểm tra an toàn hệ thống dây dẫn điện và các thiết bị điện. Các hệ thống thiết bị điện, dây dẫn có biểu hiện kém chất lượng phải tiến hành thay thế ngay. Tại mỗi tòa nhà phải tách thành 3 hệ thống điện riêng biệt: Hệ thống điện phục vụ sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ; hệ thống điện bảo vệ chiếu sáng sự cố và điện phục vụ cho hệ thống chữa cháy.
- Quy định trách nhiệm của lực lượng bảo vệ PCCC trong việc tuần tra, canh gác ban đêm, ngày nghỉ… Để có thể phát hiện và xử lý kịp thời mọi sự cố cháy, nổ ngay từ ban đầu. Lực lượng PCCC cơ sở tại các tòa nhà phải được huấn luyện kỹ về nghiệp vụ PCCC, thường xuyên tập luyện, thao tác sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị, xử lý thuần thục các tình huống cháy, nổ, cứu người và hướng dẫn thoát nạn.
- Hoàn chỉnh phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn theo quy định của Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an. Trong phương án phải giả định nhiều tình huống cháy, nổ phức tạp như ban đêm, ngoài giờ làm việc, ngày lễ, tết, để trên cơ sở đó đề ra các phương án báo cháy, chữa cháy thông tin cứu nạn phù hợp. Đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức lân cận để xử lý sự cố từ ban đầu có hiệu quả.
- Trong thời gian hoạt động của các nhà cao tầng các cửa thoát hiểm phải luôn ở trạng thái mở, các hành lang, lối đi, cầu thang thoát nạn phải thông thóang và đảm bảo chiều rộng tối thiểu theo tiêu chuẩn đã quy định. Tuyệt đối cấm sắp xếp hàng hóa lấn chiếm các lối thoát nạn, cửa thoát nạn… Phải lắp đặt đầy đủ đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố dọc theo lối đi của hành lang, buồng thang thoát nạn và thiết kế lắp đặt hệ thống thông gió hút khói và điều áp buồng thang, cầu thang theo đúng tiêu chuẩn quy định.
- Các hệ thống PCCC bao gồm hệ thống chữa cháy tự động, báo cháy tự động, chữa cháy vách tường và các bình chữa xách tay phải được kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng định kỳ và bố trí hợp lý…
- Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và phổ biến khuyến cáo về các biện pháp PCCC và thoát nạn tại tòa nhà đối với các hộ sinh hoạt trong chung cư hoặc các đối tác thuê mặt bằng.
b) Đối với các cơ sở trọng điểm khác:
- Tổ chức tuyên truyền triển khai sâu rộng để nâng cao ý thức chấp hành Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy chữa cháy và kiến thức cơ bản về PCCC cho các đối tượng, trọng tâm là người đứng đầu, lãnh đạo các cơ sở, doanh nghiệp, những người có trách nhiệm và quản lý điều hành cơ sở để thực sự thấy được tác dụng của công tác PCCC từ đó chấp hành quy định PCCC một cách tự giác.
- Xây dựng, củng cố lực lượng PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng là nhân viên bảo vệ, công nhân trong các cơ sở sản xuất theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an, thường xuyên luyện tập, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị, phối kết hợp với lực lượng PCCC chuyên nghiệp,
- Xây dựng phương án chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, xử lý các tình huống cháy, nổ, cứu người và hướng dẫn thoát nạn ra nơi an toàn.
- Thực hiện chế độ tự kiểm tra công tác PCCC thường xuyên và định kỳ để chủ động phát hiện và ngăn ngừa những nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ.
- Có giải pháp ngăn chặn cháy từ bên ngoài vào (cháy lan, cháy do đốt phá hoại…): tuần tra phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ có thể cháy lan sang đơn vị mình khi các cơ sở lân cận bị cháy, kiểm tra người lạ vào cơ quan, có ý thức cảnh giác cao đối với trường hợp kẻ phá hoại thả đèn trời vào khu vực cơ quan gây cháy.
Qua thực tế thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp và Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát và báo cáo những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, để kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế. Đối với nhóm đối tượng được khảo sát, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có một số kiến nghị như sau:
1. Khoản 3 Điều 43 Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định: "lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định: Bộ Công an quy định tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý duy trì hoạt động của lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên ngành. Điểm 4 mục XVI Thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “tổ chức, biên chế đội PCCC cơ sở chuyên ngành có quy định riêng”. Nhưng đến nay Bộ Công an chưa có quy định và hướng dẫn thực hiện nội dung này.
Đề nghị Bộ Công an sớm có văn bản quy định để các cơ quan chức năng có căn cứ thực hiện.
2. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành tiêu chuẩn Việt Nam cho phù hợp với thực tế phát triển đô thị của các thành phố lớn. Ví dụ, đối với các công trình cao tầng trên 100m phải có các quy định về việc xây dựng các tầng lánh nạn, ngăn cháy; sân bay trực thăng phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ-cứu nạn; bãi đậu cho xe thang chữa cháy…
3. Đối với các công trình nhà cao tầng xây dựng trước năm 1996 (trước khi có TCVN 6160-1996 “ Phòng cháy và chữa cháy nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế”) mà áp dụng theo TCVN 2622-1978 “Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế” không còn phù hợp với yêu cầu PCCC hiện nay. Đề nghị Bộ Công an có văn bản hướng dẫn để thống nhất hướng giải quyết đối với loại công trình này trên phạm vi cả nước.
4. Đề nghị cần có quy định về nghiên cứu, lắp đặt các hệ thống cảnh báo cháy kết nối thông tin về cháy nổ giữa các cơ sở trọng điểm quốc gia với đơn vị Cảnh sát PCCC tại các địa phương.
5. Đề nghị Chính phủ có quy định về việc thành lập Hiệp hội PCCC tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên phạm vi cả nước; để có điều kiện tiếp xúc, giao lưu và tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế khác.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị:
- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các nội dung của Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác PCCC. Chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo, ý thức trách nhiệm về công tác PCCC cho đội ngũ lãnh đạo của các đơn vị, địa phương, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác PCCC và cứu hộ-cứu nạn trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 41/2006/CT-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng và cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở, đặc biệt là các cơ sở trọng điểm, các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức doanh nghiệp phải tổ chức đôn đốc, tự kiểm tra an toàn PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình để phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
- Tiến hành việc tổng kiểm tra công tác PCCC, cứu hộ-cứu nạn trong phạm vi quản lý; đặc biệt chú trọng tới các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng, các cơ sở có nhiều chất cháy, nổ, các khu dân cư tập trung, các nơi thường xuyên tập trung đông người. Qua kiểm tra, các cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch thật cụ thể để chấn chỉnh công tác PCCC; đầu tư ngay các phương tiện PCCC cần thiết cùng với việc củng cố lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ theo phương châm 4 tại chỗ.
2. Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh:
- Chủ động kiểm tra, nắm tình hình việc triển khai thực hiện công tác PCCC của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo PCCC theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, để chỉ đạo kịp thời và hiệu quả công tác Phòng cháy chữa cháy; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng tiêu chí chấm điểm về công tác PCCC đối với các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận- huyện và các đơn vị, cơ quan trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác Phòng cháy, chữa cháy đối với các cấp, các ngành; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra chuyên đề , chuyên ngành; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót, và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về Phòng cháy, chữa cháy. Chú trọng đến công tác thẩm duyệt, thiết kế, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thẩm duyệt, cấp giấy chứng nhận, giấy phép về PCCC, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tổ cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch đến năm 2012 mỗi quận - huyện trong thành phố phải có một Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy.
- Nghiên cứu xây dựng đề án từ nay đến năm 2020 đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Công an trang bị mới các phương tiện chữa cháy, các phương tiện nghiên cứu khoa học và quy hoạch mạng lưới đội Cảnh sát PCCC cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, đưa việc quản lý công tác PCCC ngày càng đi vào chiều sâu. Tham mưu xây dựng đề án nâng cao hiệu quả năng lực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó tập trung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, chiến sĩ để có thể tiếp cận, làm chủ, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại theo hướng chuyên nghiệp hóa phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn; đầu tư công nghệ mới cho các lực lượng PCCC trên địa bàn thành phố.
- Thường xuyên nắm chắc tình trạng giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố và các ban, ngành có liên quan việc bổ sung, xây mới hệ thống trụ nước chữa cháy, bến bãi lấy nước.
- Tổ chức diễn tập phương án xử lý tình huống cháy nổ lớn có huy động nhiều lực lượng tham gia trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở 57 phương án chữa cháy, cứu hộ- cứu nạn đã được lập trong đợt khảo sát, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức diễn tập từ 4-5 phương án chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn cấp thành phố; tham mưu cho Bộ Công an tổ chức diễn tập từ 1-2 phương án chữa cháy, cứu hộ-cứu nạn cấp quốc gia.
- Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn kiến thức phổ thông về PCCC cho toàn dân và kiến thức về nghiệp vụ, kỹ thuật PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng. Chỉ đạo các Phòng Tư pháp các quận - huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC cho các tầng lớp nhân dân tại các khu dân cư.
- Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố và các cơ quan chức năng tiến hành rà soát những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản pháp luật có liên quan trên địa bàn thành phố để tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng cải cách hành chính và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Khi xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm; khi bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư xây dựng (nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc ngân sách nhà nước) hàng năm, phải nghiên cứu, tính toán, bố trí nguồn vốn cho đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu hộ-cứu nạn đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Trước mắt cần nghiên cứu, bố trí nguồn vốn để thành lập mới các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện ở những, quận huyện có yêu cầu cấp thiết về PCCC (quận 2, quận 5, quận 7, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ…).
5. Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Chỉ đạo Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức nhiều loại hình tuyên truyền về PCCC; thường xuyên kiểm tra các nơi chứa hàng hóa, các nơi kinh doanh, dự trữ hàng hóa; kiểm tra việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, kiểm tra hệ thống điện không để chạm chập điện gây cháy. Nghiêm cấm cơi nới thêm quầy, sạp; sắp xếp hàng hóa, để xe của khách hàng lấn chiếm đường đi, lối thoát nạn, để thuận lợi cho việc cứu tài sản và hướng dẫn thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.
6. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Xây dựng hoàn chỉnh đề án quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố; khi xây dựng các đề án quy hoạch phải tính toán đến việc xây dựng các đơn vị PCCC và các Đội Phòng cháy chữa cháy cơ sở.
- Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố xây dựng quy chế phối hợp thống nhất trong việc triển khai thực hiện áp dụng các Quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án công trình; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị lên cấp có thẩm quyền, để ban hành những Quy chuẩn, tiêu chuẩn mới thay thế những tiêu chuẩn, quy chuẩn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân, các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tới các tầng lớp nhân dân, trong đó chú ý đến các đối tượng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân sống trong khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, xây dựng chuyên mục phong trào toàn dân PCCC, Đài Truyền hình thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố dành thời lượng phát sóng mỗi tháng từ 1 đến 2 lần về các chuyên đề về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ-cứu nạn.
Giao Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi việc triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định chung./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |