Báo cáo số 74/BC-UBND về việc sơ kết công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 74/BC-UBND
Ngày ban hành 10/07/2009
Ngày có hiệu lực 10/07/2009
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Trung Tín
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 74/BC-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2009

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT CÔNG TÁC SẮP XẾP ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2008

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước Thành phố trước khi sắp xếp đều do các Sở - ngành, quận huyện quản lý có qui mô nhỏ, hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh nhất là lãnh vực thương mại, dịch vụ. Công tác sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ đã thực hiện bằng các hình thức: sáp nhập, giải thể, phá sản đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đồng thời cổ phần hóa các doanh nghiệp hội đủ điều kiện theo tiêu chí, danh mục phân loại các Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Quá trình triển khai công tác sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước của Thành phố đã bám sát các nghị quyết của Đảng và các qui định của pháp luật nhất là từ khi có Nghị quyết TW 3 khóa IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án sắp xếp được tiến hành một cách kiên quyết, thận trọng đảm bảo dân chủ và chặt chẽ từ cơ sở lên, sự chuyển biến trong tư duy nhận thức và quyết tâm trong việc đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Thành phố. Nhìn chung, các doanh nghiệp sau sắp xếp, cổ phần hóa đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Thành phố thực hiện còn chậm so với tiến độ đề ra nên cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Phần 1.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2008:

I. QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CHỈ ĐẠO SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (9/2001) về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2005 chỉ rõ:

“…Doanh nghiệp nhà nước phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế…Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lãnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; không nhất thiết phải giữ tỉ trọng lớn trong tất cả các ngành, lãnh vực của nền kinh tế. Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải có qui mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến; một bộ phận cần thiết có qui mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,…Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn. Xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước…”

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước và để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2007- 2010 theo nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X (2-2007) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO:

“Khẩn trương thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trọng tâm là thực hiện cổ phần hóa, thúc đẩy việc hình thành loại hình Công ty Nhà nước đa sở hữu chủ yếu là các Công ty cổ phần. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển một số Tổng Công ty Nhà nước sang tập đoàn kinh tế, hoạt động theo mô hình công mẹ - Công ty con có sự tham gia cổ phần của tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối”. Công tác cổ phần hóa trong thời gian tới cần quán triệt mục tiêu và yêu cầu sau: Thông qua thị trường để xác định đúng giá trị doanh nghiệp, không để tài sản nhà nước bị thất thoát; tạo sự gắn bó, phát huy vai trò làm chủ của người lao động tại doanh nghiệp và giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA THÀNH ỦY VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:

Tại Hội nghị lần thứ 6 ( khóa VII) Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Thành ủy đề ra nguyên tắc, định hướng sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với tư tưởng chỉ đạo là sau khi sắp xếp doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô lớn, được đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động và đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Việc tổ chức thực hiện đề án sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước cần quán triệt yêu cầu và nội dung sau:

- Nâng cao sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng bộ và nhân dân Thành phố, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp về vị trí, vai trò, thực trạng của doanh nghiệp, những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu ra trong đề án.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn; thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Kiên quyết sáp nhập, giải thể, làm thủ tục phá sản các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả; giao, bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp có quy mô nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hóa được.

- Tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng Công ty nhà nước thuộc Thành phố quản lý và thí điểm chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con để hình thành một số Tổng Công ty mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước; bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng nợ không có khả năng thanh toán; tập trung vốn đầu tư hiện đại hóa thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý cho các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần chi phối.

- Kiên quyết thực hiện việc tách các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hiện do Sở - ngành, quận - huyện quản lý để phân loại và sắp xếp theo phương án tương ứng. Ủy ban nhân dân quận - huyện chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; cấp Quận - Huyện và Sở - Ngành thành phố chỉ quản lý một số ít doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

- Sắp xếp lại các Tổng Công ty nhà nước hiện có theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, hoạt động đa ngành và có ngành chuyên sâu; điều chỉnh lại các thành viên trực thuộc các Tổng Công ty nhằm tạo sự liên kết và hỗ trợ về sản xuất - kinh doanh, tài chính, thị trường.

Cụ thể hóa Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 16 tháng 01 năm 2002 về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố quản lý đến năm 2005 của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai như sau:

- Chỉ thị số 26/2002/CT-UB ngày 17 tháng 12 năm 2002 về việc đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN của thành phố và tăng cường quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa .

- Chỉ thị số 20/2004/CT-UB ngày 06 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX);

- Trong giai đoạn 2007 – 2010, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2007 ban hành chương trình hành động về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thành phố Hồ Chí Minh: “ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và cổ phần hóa các Công ty Nhà nước, kể cả các Tổng Công ty và Công ty Nhà nước họat động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và các Công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích. Hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các Công ty thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ sang hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần vào năm 2009.”.

Và để triển khai công tác này Thành phố đã xây dựng quy trình chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Quyết định số 2465/QĐ-UBND và Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2008).

III. XÂY DỰNG PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP VÀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2008:

Trong quá trình xây dựng các đề án sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước Thành phố đã bám sát tiêu chí, danh mục phân loại sắp xếp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn. Đó là, Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002, Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 và Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tương ứng với từng giai đoạn, Thành phố tiến hành xây dựng phương án sắp xếp để ban hành Kế hoạch số 1461/UB-CNN ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh (2002-2005) và sau đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Quyết định 128/2003/QĐ-TTg về phê duyệt đề án tổng thể giai đoạn 2003 đến năm 2005. Trong 269 doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Nhà nước giữ lại 104 doanh nghiệp (trong đó có 46 doanh nghiệp công ích, 58 doanh nghiệp kinh doanh), cổ phần hoá 117 doanh nghiệp, giải thể 06 doanh nghiệp, phá sản 05 doanh nghiệp, giao hoặc bán doanh nghiệp (02 doanh nghiệp).

- Quyết định 131/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2005 về phê duyệt điều chỉnh phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Thành phố năm giai đoạn năm 2005-2006 với tinh thần tích cực khẩn trương, tập trung chủ yếu vào giải pháp: Mở rộng đối tượng và quy mô diện cổ phần hóa và chuyển đổi các Tổng Công ty và Công ty lớn của Thành phố sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.

- Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2007 về phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2007- 2010. Theo đề án này đến hết năm 2009, Thành phố hoàn tất việc chuyển đổi 117 doanh nghiệp, trong đó:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ