BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1981/BC-BNN-KTHT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 06 năm 2014
|
BÁO CÁO
QUY HOẠCH SƠ BỘ THỦY LỢI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÁC CÔNG TY
LÂM NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN
Thực hiện công văn số 973-CV/BCĐTN
ngày 06/6/2014), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả sơ bộ
quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi vùng Tây Nguyên đến năm 2020 và phương
hướng sắp xếp, đổi mới các Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên theo tinh
thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị như sau:
I. QUY HOẠCH THỦY
LỢI
1. Hiện trạng phát triển thủy lợi:
a) Công tác quản lý
Trên địa bàn mỗi tỉnh vùng Tây Nguyên
có 4 sở tham gia quản lý nguồn nước, gồm: Sở Tài nguyên Môi trường quản lý về
tài nguyên nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cấp nước nông
nghiệp, sinh hoạt nông thôn, Sở Xây dựng quản lý cấp nước đô thị, công nghiệp,
Sở Công Thương quản lý cấp nước phát triển thủy điện.
Hiện toàn vùng có hai hình thức tổ
chức lưu vực sông trên địa bàn là Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai
(QĐ số 38/2001/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 9/4/2001) và Hội
đồng Ban Quản lý lưu vực sông Srepok (QĐ 41/2006/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ngày 25/5/2006). Nhìn chung hoạt động của các tổ chức quản lý lưu vực
sông đã từng bước đáp ứng các nhu cầu thực tế trong quản lý tài nguyên nước ở
các lưu vực sông. Tuy nhiên, hiện điều kiện về biên chế, tổ chức bộ máy quản lý
tài nguyên nước còn chưa được đầu tư đúng mức, nhiệm vụ thì nhiều và phức tạp
trong khi năng lực chưa đáp ứng.
Trên địa bàn các tỉnh, cơ quan quản
lý thủy lợi gồm Chi cục Thủy lợi và Công ty Quản lý khai thác công trình thủy
lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay công
tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh chưa được thống nhất.
Một số công trình thủy lợi do Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi
quản lý, một số công trình do Tổng Công ty Cà phê kết hợp với nguồn vốn do nhân
dân đóng góp tự xây dựng và tự quản lý, một số công trình thủy lợi loại nhỏ
giao cho huyện, xã quản lý. Việc quản lý khai thác và đầu tư nâng cấp sửa chữa
chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp,
hiệu quả phục vụ thấp.
b) Hiện trạng thủy lợi
- Hiện trạng cấp nước sinh hoạt và
công nghiệp tập trung
+ Cấp nước đô thị: Tỉnh Kon Tum nguồn cấp từ sông Đăk Bla (NMN công suất 12.000m3/ngày
đêm) cho Thành phố Kon Tum; Tỉnh Gia Lai nguồn cấp từ hồ Biển Hồ (NMN công suất
20.000 m3/ngày đêm) cho Thành phố Pleiku; Tỉnh Đăk Lăk nguồn nước
chính là nước ngầm với công suất cấp nước từ 42.000 ¸ 49.020 m3/ngày
đêm cho Thành phố Buôn Ma Thuật; Tỉnh Đăk Nông nguồn nước từ hồ thủy điện Đăk
R’tih (NMN công suất 2.500 m3/ngày đêm) cấp cho Thị xã Gia Nghĩa;
Tỉnh Lâm Đồng: Nguồn từ hồ Xuân Hương, Đankia, Than Thở (tổng công suất 35.000
m3/ngày đêm) cấp cho Thành phố Đà Lạt.
+ Cấp nước nông thôn: Tổng số dân nông thôn toàn vùng được sử dụng nước hợp vệ sinh là
2.931.662 người đạt 72% tổng số dân thấp hơn trung bình so với cả nước là 8%,
nếu theo Quy chuẩn 02:2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt) mới đạt được 39%. Hệ thống cấp nước phổ biến bằng công trình tập
trung, giếng khoan, giếng đào, lu, bể chứa... chủ yếu khai thác nước ngầm tầng
nông, nước mặt để sử dụng.
+ Cấp nước cho công nghiệp tập
trung: Chủ yếu từ nguồn nước mặt như khu công nghiệp
Bắc An Khê lấy nước trên dòng chính Sông Ba, nhà máy mía đường Ayun Pa lấy nước
từ kênh chính hữu Ayun hạ, một số khu được cấp từ nguồn khai thác nước ngầm kết
hợp với cấp nước các khu đô thị.
- Hiện trạng cấp nước tưới
Tính đến năm 2013, toàn vùng Tây
Nguyên đã xây dựng được 2.261 công trình thủy lợi, trong đó 1.150 hồ chứa, 942
đập dâng, 114 trạm bơm, 55 công trình khác, với diện tích tưới thiết kế 268.987
ha, diện tích tưới thực tế 202.166 ha, trong đó lúa 72.801 ha, màu 16.598 ha,
cây công nghiệp 112.627 ha, so với diện tích thiết kế đạt 75,2%, so với diện
tích cần tưới đạt 17,6%.
Hiện tại 1.150 hồ chứa trên địa bàn
vùng Tây Nguyên đã tạo cho vùng có một dung tích trữ thiết kế đạt 1,12 tỷ m3
và dung tích hiệu ích đạt 1,02 tỷ m3. Trong đó một số công trình
đáng chú ý như Hồ chứa Đắc Uy có dung tích hữu ích và dung tích trữ 26,0/29,6
triệu m3 (Kon Tum), Hồ Biển Hồ 28,50/42,00 triệu m3, Ayun
Hạ 201,00/253,00 triệu m3, la Mlá 48,64/51,15 triệu m3(Gia
Lai), EaSoup hạ 1,85/5,55 triệu m3, Ea Kao 13,7/17,7 triệu m3,
Krông Buk hạ, Ea Nhái 10,50/11,03 (ĐăkLăk), Hồ Đa Nhim 156/165 triệu m3
(Lâm Đồng)...
Nước dưới đất là nguồn nước quan
trọng trong việc tưới cây công nghiệp. Diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở
tỉnh Đăk Lăk với diện tích năm là 202.022 ha, ở tỉnh Đăk Nông được trồng nhiều
ở Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk GLong, tiêu được trồng nhiều ở Chư Sê (Gia
Lai) nổi tiếng trên toàn quốc. Đối với vùng Đạt Lý, Thắng Lợi nơi khai thác
nước dưới đất cung cấp cho Thành phố Buôn Ma Thuột cộng thêm việc khai thác để
tưới cà phê đã dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất đáng kể, điều này thể hiện rất
rõ vào mùa khô năm 2013 vừa qua, các giếng khoan khai thác nước cấp cho Thành
phố Buôn Ma Thuật đã bị cạn kiệt, tổng lưu lượng khai thác của Công ty cấp nước
giảm tới 15.000 m3/ngày so với trước đây. Nhiều phường của Thành phố
Buôn Ma Thuột đã phải cắt nước luân phiên 2 ngày/tuần trong các tháng IV, V năm
2013. Hàng loạt giếng đào của dân cũng bị cạn nước không thể khai thác được.
Hiện nay nhiều khu vực mực nước dưới đất nhất là trong tầng chứa nước bazan,
nơi phát triển mạnh mẽ cây cà phê đã suy giảm đáng kể. Trên toàn vùng, hiện
diện tích cà phê được tưới bằng nguồn nước hồ đập chỉ chiếm khoảng 19,3% với
mức nước tưới trung bình khoảng từ 1.500m3/ha/vụ ¸ 2.500 m3/ha/vụ.
c) Hiện trạng ngập úng và công trình
tiêu úng
- Hiện trạng úng ngập:
Hàng năm một số vùng thường bị úng
ngập từ tháng IX đến tháng XI, những vùng bị ngập nặng là ven sông Đăk Bla tỉnh
Kon Tum thuộc lưu vực Sê San, hạ lưu sông A Yun và trung lưu sông Ba thuộc
huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai, vùng Lăk Buôn Trấp, Krông Buk hạ thuộc lưu vực Srê
Pôk tỉnh Đăk Lak, vùng Ea Suop, Ea Hleo thuộc các nhánh phụ phía Tây lưu vực
Srê pôk, vùng hạ lưu tràn Đơn Dương và Đa Hoai, Đa Teh tỉnh Lâm Đồng, mức độ
ngập trên dưới 10.000 ha, độ sâu ngập từ 1m đến 3m, ngập trong vài ngày, sau
mỗi đợt lũ.
Đăk Lăk là tỉnh thường xuyên xảy ra
úng ngập và mức độ thiệt hại lớn trên địa bàn vùng Tây Nguyên. Trận lụt tháng
4/2012 gây ngập lụt gần 1585 ha lúa Đông Xuân đang ở giai đoạn trỗ, ngậm sữa và
chắc xanh của các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng và Ea R’bin, trong đó,
chủ yếu là diện tích lúa của 2 xã Buôn Tría và Buôn Triết (1.470,3 ha). Tổng
diện tích mất trắng khoảng 1.432 ha, chiếm hơn 90%. Tổng thiệt hại ước tính
khoảng 47 tỷ đồng.
- Hiện trạng các công trình tiêu úng
Hiện trạng các công trình thủy lợi
phục vụ tiêu úng thoát lũ trên địa bàn vùng Tây Nguyên đến nay vẫn chưa được
đầu tư xây dựng nhiều. Đến nay chỉ mới xây dựng được kênh tiêu tự chảy Bầu Dài
từ đầu Buôn Tría ra Ea Đờn với nhiệm vụ tiêu cho khu vực Buôn Triết và hệ thống
đê bao Quảng Điền với chiều dài 38,189 km, diện tích bảo vệ 1.780 ha trong đó
có 1.125 ha đất canh tác thuộc 2 xã Quảng Điền và Đu Kmal của huyện Krông Ana
chống được lũ sớm, đảm bảo sản xuất 1 vụ ăn chắc. Do kênh tiêu Bầu Dài chưa có
cống đầu kênh nên khi mực nước ngoài sông Krông Ana lên cao, nước sông lại chảy
ngược vào kênh nên kênh đã không phát huy được tác dụng ngay cả khi lũ tiểu mãn
về.
- Hiện trạng công trình chống lũ
Hệ thống công trình hồ chứa đã được
xây dựng trong vùng chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các công trình quy
mô lớn trong vùng như hồ la Ly, Plei Krông, Sê San 3, Sê San 4, Buôn Tua Shar,
Buôn Kuop, Srepok 3, Serepok 4, Đồng Nai 2, Đồng Nai 4, An Khê - Ka Năk chủ yếu
có nhiệm vụ phát điện. Một số công trình hồ chứa khác như A Yun hạ, Krông Buk
hạ có nhiệm vụ tưới là chính, vai trò phòng chống lũ cho hạ du ít hiệu quả.
Trên địa bàn có một số kè chống xói lở bờ như kè sông Đăk Bla (Kon Tum), kè
chống sạt lở bờ sông Ba đoạn thị xã Ayun Pa (Gia Lai) và hệ thống đê bao Quảng
Điền (ĐăkLăk).
d) Hiện trạng phát triển thủy điện
Hiện tại trên lưu vực sông Sê San đã
xây dựng và đưa vào hoạt động các công trình: Thủy điện IaLy (720 MW), Sê san 3
(260MW), Sê san 3A (100 MW), Sê san 4 (360 mW), Sê San 4A(63MW), PlêiKrông (100
MW) có nhiệm vụ chính là phát điện và kết hợp giảm lũ cho hạ du. Công trình
thủy điện Thượng Kon Tum hiện đang được xây dựng với Nlm là 220 MW. Trên dòng
chính sông Ba trên địa bàn Tây Nguyên đã xây dựng xong và đưa vào khai thác sử
dụng các công trình thủy điện: Thủy điện Ka Năk (13 MW), thủy điện An Khê (160
MW) có nhiệm vụ phát điện là chính kết hợp giảm lũ hạ du, cụm công trình thủy
điện An Khê - Ka Năk phát điện chuyển nước sang lưu vực sông Kone thuộc tỉnh
Bình Định. Trên dòng chính sông Srepok đã xây dựng và khai thác các công trình:
Đray Hlinh (28MW), Thủy điện Ban Tour Shar (86 MW), Buôn Kuôp (280 MW), Srepok
3 (180 MW), Srepok 4 (80 MW), Hòa Phú (29 MW), Srêpok 4A(64MW). Lưu vực Thượng
sông Đồng Nai và sông Bé thuộc tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng: Công trình trong hệ
thống bậc thang dòng chính sông Đồng Nai, nằm trên địa phận Lâm Đồng đã và đang
được xây dựng gồm 7 công trình: ĐanKia-Suối Vàng, Đa Nhim, Đại Ninh, Hàm Thuận,
Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và Đồng Nai 2 có tổng công suất lắp máy 1.351 MW và sản
lượng điện trung bình hàng năm 5.194.106 Kwh.
Chính phủ đã ban hành các quy trình
vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ cho ba lưu vực sông Sê San, Ba, Srêpok có
tác dụng làm chậm lũ và giảm nhẹ mực nước lũ cho hạ du. Hiện quy trình vận hành
cho mùa kiệt đang được xây dựng.
2. Quy hoạch phát triển thủy lợi
vùng Tây Nguyên
a) Tiêu chuẩn cấp nước, tiêu nước,
phòng chống lũ
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị
giai đoạn hiện tại là 120 l/người/ngày đêm, nông thôn là 60 l/người/ngày đêm;
Đến 2020 mức cấp cho đô thị là 150 l/người/ngày đêm, nông thôn là 100
l/người/ngày đêm. Mức cấp nước tưới các loại cây trồng theo các vùng, tiểu vùng
thủy lợi được tính toán theo tần suất 75%, 85% trong điều kiện thường và điều
kiện biến đổi khí hậu đến 2020 và 2030. Tần suất bảo đảm tiêu nước 10%. Tiêu
chuẩn chống lũ cho vùng Tây Nguyên là chống lũ sớm bảo vệ sản xuất với lũ tần
suất 10%. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông Sê San, sông Srêpok sang Cam Pu
Chia.
b) Phân vùng thủy lợi
Dựa theo điều kiện địa hình, đặc điểm
sông ngòi, khu hưởng lợi các hệ thống tưới, địa giới hành chính và thuận lợi
trong nghiên cứu, vùng nghiên cứu được phân thành 4 vùng theo lưu vực sông và
phụ cận được chia ra thành 22 tiểu vùng (Vùng thượng lưu vực sông Sê San và phụ
cận; Vùng thượng lưu vực sông Ba và phụ cận; Vùng thượng lưu vực sông Srêpok và
phụ cận; Vùng thượng lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận).
c) Kịch bản biến đổi khí hậu
Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây
Nguyên đã sử dụng kịch bản B2 làm cơ sở tính toán và cập nhật kết quả của báo
cáo Biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam đã được Bộ Tài Nguyên Môi
trường công bố năm 2012 có tham khảo kết quả ban đầu của Dự án ‘‘Dự tính khí
hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam” cho khu vực Tây Nguyên
được Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) hỗ trợ thực hiện để cung cấp thông
tin và số liệu cho việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam vào năm 2015. Một số yếu tố cụ thể như sau:
Nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 2 ¸ 3°C, nhiệt độ thấp
nhất trung bình tăng từ 2,2 ¸ 3,0°C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 ¸
3,2°C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35°C tăng từ 15 ¸ 30 ngày trên phần
lớn diện tích vùng Tây Nguyên. Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm so
với giai đoạn 1980 - 1999 có mức tăng dao động trong khoảng từ 0,8 ¸ 1,4 °C,
khả năng cao nhất có thể xảy ra là 1,1 °C.
Mưa: Vào
cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng trên hầu khắp vùng Tây Nguyên. Xu thế chung
lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Mức biến đổi của lượng mưa
thời đoạn cho tương lai so với thời kỳ 1980-1999; kết quả tính toán lượng mưa
tới năm 2020, 2030, 2050 so với thời kỳ 1980-1999 cho thấy tại hầu hết các tỉnh
thuộc vùng Tây Nguyên mưa 1 ngày max tăng từ 0,2% ¸ 11%. Lượng mưa 3, 5 ngày
max tăng từ 0,4 ¸ 35%. Riêng đối với tâm mưa Bảo Lộc lượng mưa 3, 5 ngày max
thay đổi không đáng kể.
Dòng chảy năm: Xu thế chung của dòng chảy trung bình năm trên toàn vùng Tây Nguyên
đều có xu thế tăng lên, tuy nhiên lưu vực sông Ba trong các thập kỷ tương lai
đều giảm gần 2%, tại trạm Đăk Nông dòng chảy trung bình năm thời kỳ 2020 giảm
khoảng 0,42%, thời kỳ 2030, 2050 tăng khoảng 0,06¸0,51%.
Dòng chảy mùa lũ: Xu thế chung của dòng chảy mùa lũ trên lưu vực sông Ba giai đoạn 2020,
2030 không tăng và tăng nhẹ ở giai đoạn 2050 là 0,95%, lưu vực sông Sê San có
xu hướng giảm, lưu vực sông Srêpok, Đak Nông, Lâm Đồng dòng chảy mùa lũ qua các
thời kỳ 2020, 2030 và 2050 tại các trạm trong vùng đều có xu hướng tăng lên.
Lưu lượng trung bình mùa lũ tại trạm Cầu 42 tăng 3,3 ¸ 3,9% so với thời kỳ nền,
tại trạm Đức Xuyên tăng từ 3,53 ¸ 4,73%, tại trạm Đại Ngà của tỉnh Lâm Đồng mức
độ tăng cao hơn 4,72 ¸ 4,82% và tại Đak Nông tăng từ 0,4 ¸ 1,32%.
Dòng chảy mùa cạn: Nhìn chung tổng lưu lượng mùa cạn trên các sông Ba, Srêpôk, Đak Nông,
Lâm Đồng các giai đoạn 2020, 2030, 2050 đều giảm so với giai đoạn 1980-1999.
Dòng chảy mùa kiệt có xu hướng chung là giảm dần từ giữa mùa kiệt đến cuối mùa
kiệt, giảm mạnh nhất là vào tháng VI, các tháng đầu mùa lũ có sự tăng nhẹ không
đáng kể. Tuy nhiên tại lưu vực sông Sê San dòng chảy kiệt lại tăng lên ở tất cả
các vùng trên lưu vực sông.
d) Giải pháp cấp nước cho sinh hoạt,
công nghiệp
- Cấp nước cho đô thị và công nghiệp
+ Nâng cấp Nhà máy nước Kon Tum với
công suất dự kiến đến 2020 là 22.400m3/ngàyđêm, nguồn nước từ sông
Đăk Bla cấp cho Thành phố Kon Tum; Nâng cấp đập dâng Đắk Cấm thành hồ chứa Đắk
Cấm cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị mới phía bắc thành phố Kon Tum và trường
học Ngô Mây.
+ Thành phố Pleiku sử dụng nước từ
nhà máy nước Biển Hồ dự kiến nâng công suất lên 36.000 m3/ngày đêm,
nguồn nước từ hồ Biển Hồ. Thị xã An Khê sử dụng nước từ thủy điện An Khê - Ka
Năk, Thị xã Ayun Pa sử dụng nước từ kênh hồ Ayun Hạ thông qua hệ thống bơm và
xử lý nước.
+ Thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục sử
dụng nguồn nước ngầm với 29 giếng đang khai thác. Dự kiến nâng công suất nhà
máy lên 65.000 m3/ngày đêm. Thị xã Buôn Hồ sử dụng nguồn nước ngầm
với công suất thiết kế 5.600 m3/ngày đêm, thị xã Ea Kar, Phước An sử
dụng nguồn nước từ các hồ Krông Buk hạ, Krông Pách với công suất khoảng 8.000 m3/ngày
đêm.
+ Thị xã Gia Nghĩa sử dụng nước từ
Nhà máy nước Gia Nghĩa với công suất dự kiến mở rộng lên 12.000 m3/ngày
đêm, nguồn nước từ hồ thủy điện Đăk R’tih.
+ Thành phố Đà Lạt vẫn sử dụng nước
từ Nhà máy nước Đankia I công suất 25.000 m3/ngày đêm, nhà máy Xuân
Hương có công suất 6.000 m3/ngày đêm, nhà máy Than Thở có công suất
4.000 m3/ngày đêm. Thị xã Bảo Lộc sử dụng nước ngầm có công suất 7.704
m3/ngày đêm và nhà máy xử lý nước Gelexim có công suất 9.600 m3/ngày
đêm, nguồn nước từ hồ Nam Phương.
Các thị trấn huyện được cấp nước bằng
hệ thống cấp nước tập trung và công trình khai thác nước ngầm.
- Cấp nước nông thôn
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về cấp nước sạch vệ sinh môi, giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung kinh
phí đầu tư phát triển và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình cấp nước tự
chảy; xây dựng các công trình giếng đào/giếng khoan đảm bảo chất lượng nước.
Các hình thức cấp nước bằng công trình tập trung, giếng khoan, giếng đào, lu,
bể chứa, khai thác nước ngầm tầng nông, nước mặt.
đ) Giải pháp cấp nước cho nông nghiệp
Cấp nước cho nông nghiệp: Theo quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 và Quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn
đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 02 năm 2012. Diện tích các loại cây trồng vùng Tây Nguyên trong
những năm tới biến động không nhiều. Do vậy nhu nước cho nông nghiệp đang dần
ổn định. Nhu cầu nước cho nông nghiệp hiện nay vào khoảng 4,08 tỷ m3
và dự báo đến năm 2020 khoảng 4,24 tỷ m3, đến năm 2030 khoảng 4,26
tỷ m3.
Giải pháp cấp nước chung, vùng đất
đai bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, dẫn dắt kênh mương thuận lợi thì xây dựng
hồ chứa, đập dâng để tưới, những nơi khu tưới tuy bằng phẳng nhưng nằm cao hơn
mực nước thì xây dựng các trạm bơm để tưới. Phần diện tích còn lại không đảm
bảo tưới được chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng hoặc những nơi không
dẫn được kênh mương yêu cầu giải pháp kỹ thuật phức tạp không kinh tế, kiến
nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn
nước như xa sông suối, nước ngầm khai thác hạn chế kiến nghị chuyển sang các
loại cây trồng có khả năng chịu hạn cao như ngô, đậu tương. Cụ thể cho từng
vùng:
- Vùng thượng lưu vực sông Sê San
và phụ cận: Trong vùng đã xây dựng được 596 công trình
gồm 121 hồ chứa, 464 đập dâng và 11 trạm bơm với diện tích tưới thực tế đạt
20.847 ha. Giải pháp quy hoạch thủy lợi để phục vụ cấp nước cho diện tích cây
trồng là nâng cấp 202 công trình hiện trạng và xây dựng mới 198 công trình. Sau
khi quy hoạch toàn vùng diện tích được tưới từ các công trình thủy lợi đạt
39.101 ha. Diện tích chưa được tưới nằm ở những vùng đồi núi, xa nguồn nước đề
nghị chuyển sang các loại cây trồng khác có khả năng chịu hạn để đảm bảo sản
xuất được ổn định.
- Vùng thượng lưu vực sông Ba và
phụ cận: Hiện tại trong vùng đã xây dựng được 327 công
trình, tưới được 34.999 ha. Giải pháp quy hoạch tập trung đầu tư tu bổ các công
trình hiện có để ổn định diện tích tưới, xây dựng mới 377 công trình vừa và nhỏ
đảm bảo tưới cho 128.882 ha. Một số công trình dự kiến xây dựng mới gồm hồ Suối
Lơ (Gia Lai) tưới 1.100 ha, hồ Ea Thul (Gia Lai) tưới 5.500 ha, hồ EaRSai (Gia
Lai) tưới 900 ha, hồ Krông Năng (Đăk Lăk) tưới cho 7.500 ha. Hoàn chỉnh hệ
thống kênh mương hồ la Mlá huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai, đảm bảo tưới 5.151ha
- Vùng thượng lưu vực sông Srêpok
và phụ cận: Trong vùng đã xây dựng được 791 công trình
tưới cho 90.762 ha. Phương án cấp nước tưới trong vùng là nâng cấp 91 công
trình để ổn định diện tích tưới cho 6.335 ha đất canh tác, xây dựng mới 554
công trình cấp nước tưới cho 237.134 ha. Sau khi quy hoạch toàn vùng diện tích
được tưới từ các công trình thủy lợi đạt 127.272 ha. Còn diện tích khoảng
18.389 ha chưa được tưới nằm ở những vùng đồi núi, xa nguồn nước từ các công
trình thủy lợi, đề nghị chuyển sang các loại cây trồng khác có khả năng chịu
hạn. Một số công trình tiếp tục đầu tư xây dựng hồ la Meur (Gia Lai) tưới 7.800
ha, tiếp tục hoàn thiện hồ Đắk Rồ (Đắk Nông) tưới 1.300 ha.
- Vùng thượng lưu vực sông Đồng
Nai và phụ cận: Đã xây dựng được 547 công trình tưới
được 55.558 ha. Phương án cấp nước tưới là nâng cấp 211 công trình gồm 132 hồ
chứa và 65 đập dâng và 6 công trình tạm và 8 trạm bơm để ổn định diện tích tưới
cho 6.335 ha đất canh tác, xây dựng mới 531 công trình gồm 482 hồ chứa, 39 đập
dâng và 10 trạm bơm cung cấp nước tưới cho 237.134 ha. Sau khi quy hoạch toàn
vùng diện tích được tưới từ các công trình thủy lợi đạt 95.911 ha, gồm một số
công trình chính như nâng cấp hồ Đạ Ròn, hồ Tân Rai (Lâm Đồng), xây dựng mới
đập Tông Krông (Lâm Đồng) tưới 1.500 ha, xây dựng hồ Đạ Sị (Lam Đồng) tưới
1.483 ha
Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây
Nguyên đề xuất nâng cấp 756 công trình giải quyết tưới cho 81.004 ha cây trồng,
xây dựng mới 1.614 công trình đảm bảo tưới 308.357 ha.
Do Tây Nguyên có địa hình tương đối
dốc, thảm phủ thực vật bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây làm cho
mực nước ngầm hạ thấp đáng kể. Vì vậy cần có những giải pháp làm tăng mực nước
ngầm phục vụ cho các ngành như: Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
tăng khả năng trữ nước, giảm xói mòn đất. Xây dựng các hồ chứa cũng góp phần
làm tăng mực nước ngầm quanh khu vực lòng hồ.
e) Giải pháp tiêu thoát nước
Đề xuất các giải pháp tiêu thoát nước
cho các vùng trũng thường xuyên bị ngập úng như vùng tiêu Đoàn Kết, Đăk La (Kon
Tum); vùng tiêu Ayun Pa (Gia Lai), khu tiêu Buôn Kruế, Nam Hải - Nam Đà, Đắk
R’tih, Quảng Tân (Đăk Nông); vùng tiêu hạ lưu hồ Đơn Dương, Cát Tiên - Đạ Tẻh
bằng các giải pháp công trình cụ thể như sau:
- Vùng tiêu Đoàn Kết, Đăk La tỉnh Kon
Tum: Có diện tích ngập thường xuyên khoảng 250 ha. Giải pháp tiêu úng cho vùng
ngập chủ yếu là nạo vét trục tiêu khơi thông dòng chảy, mở rộng khẩu độ cống
qua đường giao thông.
- Vùng tiêu Ayun Pa: Có diện tích
tiêu úng khoảng 16.300 ha, gồm lưu vực một số nhánh suối nhỏ ở hai bên tả hữu hạ
lưu sông Ayun như: IaPia, EaKDrăng, Th Chro Hung, Th chro Le...Giải pháp tiêu
đối với vùng này chủ yếu vẫn là nạo vét các trục tiêu đã có để tiêu tụ chảy vào
sông Ayun.
- Khu tiêu Buôn Kruế, Nam Hải - Nam
Đà, Đắk R’tih, Quảng Tân tỉnh Đăk Nông: Diện tích khoảng 1.200 ha, xây dựng các
hệ thống kênh tiêu, nạo vét khơi thông dòng chảy những chỗ có mặt cắt co hẹp để
tiêu thoát.
- Vùng tiêu hạ lưu hồ Đơn Dương: Diện
tích cần tiêu là 5.770 ha, chỉnh trị 6 đoạn sông uốn khúc quanh co sau nhà máy
thủy điện Đa Nhim, làm kè gia cố bờ sông Đa Nhim với chiều dài khoảng 600 m.
- Vùng tiêu Cát Tiên - Đạ Tẻh: Diện
tích cần tiêu là 8.790 ha, dự kiến xây dựng kênh tiêu với chiều dài khoảng 5 km
để tiêu thoát ra sông Đồng Nai.
f) Giải pháp phòng chống lũ
Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây
Nguyên đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình nhằm giảm thiểu thiệt
hại do thiên tai gây ra, như tuyên truyền giáo dục cộng đồng, trồng và bảo vệ
rừng; xây dựng các chương trình nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp,
thích ứng với điều kiện BĐKH; nâng cao công tác an toàn hồ đập trong mùa mưa
lũ; nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo (Bổ sung các trạm quan trắc đo mưa và đo
thủy văn trên các hệ thống sông suối; xây dựng bản đồ ngập lụt, xây dựng mô
hình dự báo lũ; xây dựng các tuyến đường tránh lũ có địa hình cao thuận lợi để
tập hợp, di dời dân trong mùa lũ bão, xây dựng các cầu cạn đề phòng trường hợp
bị lũ lớn tràn phá đường). Đầu tư hạ tầng chống lũ, sắp xếp lại dân cư vùng
ngập lũ và vùng bị lũ quét, rà soát lại khẩu độ các cầu giao thông qua sông đảm
bảo thoát lũ. Một số giải pháp công trình như hoàn thiện hệ thống đê kè; chỉnh
trị nắn dòng nạo vét, mở rộng dòng chính sông để tăng khả năng thông thoát dòng
chảy làm giảm mực nước ngập trong vùng. Đối với lũ chính vụ trên toàn vùng vẫn
phải thực hiện phương châm chung sống và thích nghi với bão lũ.
3. Khái toán vốn đầu tư và các
giải pháp huy động vốn
Từ những giải pháp thủy lợi đề xuất
phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Sơ bộ xác định tổng vốn
cần đầu tư khoảng 58 nghìn tỷ đồng. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần
phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực để khai thác các
tiềm năng, lợi thế của vùng về thủy điện, phát triển trồng cây công nghiệp và
chế biến, chăn nuôi đại gia súc... Huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần
kinh tế chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã
hội hoá, gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư
từ khu vực doanh nghiệp và dân cư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây
Nguyên đề xuất các giải pháp phi công trình, giải pháp công trình cơ bản đảm
bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp
trong vùng; Giải pháp tiêu tự chảy tới mức tối đa trong điều kiện bình thường
và điều kiện BĐKH, đề xuất giải pháp tiêu bằng động lực nhằm giải quyết ngập
úng đảm bảo sản xuất cho 25.643 ha vùng thấp trũng; Giải pháp phòng, chống lũ
tiêu mãn và lũ sớm bảo vệ sản xuất với tần suất 5% đến 10%, né tránh lũ chính
vụ. Quy hoạch đề xuất triển khai các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về
thiên tai, biến đổi khí hậu và cách phòng tránh, nâng cao khả năng hoạt động,
quản lý như trang bị kiến thức, bổ sung các trạm đo khí tượng thủy văn để dự
báo sớm khả năng xảy ra lũ, bão nhằm ứng phó kịp thời với các loại hình thiên
tai, ổn định và nâng cao đời sống người dân trong vùng.
Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây
nguyên là quy hoạch khung, đề nghị các địa phương lập quy hoạch chi tiết cho
từng vùng trên địa bản tỉnh.
II. SẮP XẾP, ĐỔI
MỚI CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP
1. Triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW
ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, Kế
hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trên của Bộ Chính trị tại Quyết định
số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Quyết định số 1059/QĐ-BNN-QLDN ngày 16/5/2014 về Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ
Chính trị, trong đó bao gồm các nội dung: tổ chức Hội nghị toàn quốc trong
tháng 6/2014 quán triệt Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị,
phổ biến Chương trình, kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết;
phổ biến kế hoạch của Bộ và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch sắp xếp,
đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định
về sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty nông lâm
nghiệp để thay thế nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP trong
quý III/2014; đồng thời sẽ xây dựng và Ban hành theo thẩm quyền các Thông tư
hướng dẫn thi hành Nghị định làm căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương trên cả
nước trong đó có các tỉnh vùng Tây Nguyên xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới
và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty lâm nghiệp trên địa bàn.
2. Thực hiện Quyết định số 276/QĐ-TTg
ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết
luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 10-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ
2011- 2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo Đề án
“Tăng cường năng lực các tổ chức quản lý rừng vùng Tây Nguyên, giai đoạn
2014-2020”, một trong những nội dung dự thảo Đề án đã đề cập đến phương
hướng, giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả
hoạt động công ty lâm nghiệp vùng Tây Nguyên theo tinh thần Nghị Quyết số
30-NQ/TW của Bộ Chính trị, gồm:
- Tiếp tục duy trì, củng cố và phát
triển là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với công ty lâm
nghiệp quản lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ
đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; hoặc Công ty lâm nghiệp đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, đang trong
thời gian làm thủ tục để được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn về quản lý rừng bền
vững
- Tiếp tục duy trì, củng cố và phát
triển là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ công ích đối với công ty lâm nghiệp
quản lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chưa được phê duyệt phương án
quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn về quản lý rừng
bền vững hoặc quản lý rừng phòng hộ là chủ yếu.
- Chuyển công ty lâm nghiệp do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý chủ yếu là rừng phòng hộ thành Ban quản
lý rừng phòng hộ, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu nếu
không duy trì là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ công ích.
- Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần đối với công ty lâm nghiệp quản
lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng trồng: gồm các công ty có diện tích rừng trồng
và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất chiếm trên 60% tổng diện tích đất của công
ty; công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp gắn sản xuất kinh doanh rừng
sản xuất là rừng trồng với chế biến, tiêu thụ lâm sản có doanh thu từ sản xuất
kinh doanh chiếm trên 60% tổng doanh thu bình quân của 3 năm liền kề năm sắp
xếp. Nhà nước nắm giữ cổ phần từ 65% vốn điều lệ trở lên.
- Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần đối với công ty lâm nghiệp chủ
yếu sản xuất giống cây lâm nghiệp và dịch vụ nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Nhà
nước không nắm giữ cổ phần.
- Thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên để gắn kết phát triển vùng nguyên liệu của công ty
và của người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường;
phù hợp với chiến lược; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và bảo đảm quyền lợi của người lao động.
- Giải thể công ty lâm nghiệp thuộc
một trong các trường hợp sau: Kinh doanh không hiệu quả, lỗ 3 năm liên tiếp;
Khoán trắng; Quy mô diện tích nhỏ dưới 1000ha, phân bố xen kẽ với đất nông
nghiệp; Công ty không cần thiết phải giữ lại theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền.
- Đến nay, Dự thảo Đề án đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan, Ban
Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên (tại văn bản số
1760/BNN-TCLN ngày 04/6/2014) để bổ sung, hoàn thiện trước khi trình Thủ tướng
Chính phủ theo quy định.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KTHT, VPTN. (8)
PTH. GN, TTVPTN:
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
PHỤ LỤC
(Kèm
theo Báo cáo số: 1981/BC-BNN-KTHT ngày 19/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Bảng kê hiện trạng công trình khai
thác dòng chính
TT
|
Tên công trình
|
Lưu vực sông
|
FIv (km2)
|
Dung tích (triệu
m3)
|
Nhiệm vụ
|
Wtb
|
Whi
|
Wc
|
Tưới (ha)
|
Phát điện (MW)
|
1
|
Thượng Kon Tum
|
Sê San
|
374
|
145,52
|
103,10
|
42,46
|
|
|
2
|
PleiKrông
|
Sê San
|
3.216
|
1048,7
|
984
|
64,7
|
|
|
3
|
Ialy
|
Sê San
|
7.455
|
1037
|
779
|
258
|
|
|
4
|
Sê San 3
|
Sê San
|
7.788
|
|
|
|
|
|
5
|
Sê San 3A
|
Sê San
|
8.084
|
|
|
|
|
|
6
|
Sê San 4
|
Sê San
|
9.326
|
893,3
|
264,16
|
629,14
|
|
|
7
|
Sê San 4A
|
Sê San
|
9.368
|
13,13
|
7,55
|
5,58
|
|
|
8
|
Buôn Tua Srah
|
Srêpôk
|
2.930
|
786,9
|
522,6
|
|
|
86
|
9
|
Buôn Kuôp
|
Srêpôk
|
7.980
|
63,24
|
14,7
|
|
|
280
|
10
|
Srêpôk 3
|
Srêpôk
|
9.410
|
218,99
|
62,85
|
|
|
220
|
11
|
Srêpôk 4
|
Srêpôk
|
9.568
|
25,94
|
8,44
|
|
|
80
|
12
|
Srêpôk 4A
|
Srêpôk
|
9.560
|
|
0,78
|
|
|
64
|
13
|
Hồ Đơn Dương
|
Đồng Nai
|
775
|
165
|
156
|
9
|
12800
|
160
|
14
|
Hồ Đại Ninh
|
Đồng Nai
|
1.158
|
319,77
|
215,73
|
|
30000
|
300
|
15
|
Suối Vàng
|
Đồng Nai
|
141
|
24,8
|
20
|
5
|
|
4,4
|
16
|
Hồ Đồng Nai 2
|
Đồng Nai
|
3.793
|
280,8
|
143,4
|
304
|
|
70
|
17
|
Hồ Đồng Nai 3
|
Đồng Nai
|
2.441
|
1.690,1
|
891,5
|
608
|
|
180
|
18
|
Hồ Đồng Nai 4
|
Đồng Nai
|
2.590
|
332,1
|
16,4
|
86
|
|
340
|
19
|
Hồ Hàm Thuận
|
Đồng Nai
|
1.280
|
695
|
523
|
172
|
|
300
|
20
|
Hồ An Khê
|
Sông Ba
|
1.236
|
15,9
|
5,6
|
|
|
160
|
21
|
Hồ Ka Năk
|
Sông Ba
|
833
|
313,7
|
285,5
|
|
|
13
|
22
|
Hồ Ayun hạ
|
Sông Ba
|
1.670
|
253
|
201
|
|
13500
|
3
|
23
|
Hồ ĐakSRông
|
Sông Ba
|
2.094
|
2,158
|
0,735
|
|
|
18
|