Báo cáo 100/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 5, 5 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 6 năm 2020
Số hiệu | 100/BC-UBND |
Ngày ban hành | 12/06/2020 |
Ngày có hiệu lực | 12/06/2020 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Hà Phước Thắng |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2020 |
I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp xác lập tình trạng mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội, dân đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Thông báo kết luận số 177/TB-VPCP ngày 08 tháng 5 năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải quyết công việc, các nội dung quan trọng: Họp Tổ Đề án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giai đoạn 2021-2030, Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tổ công tác về đầu tư; họp nghe báo cáo tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công; họp kết quả cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh địa phương của thành phố giai đoạn 2016 - 2020; tọa đàm “Đồng hành cùng Doanh nghiệp khôi phục kinh tế thành phố năm 2020”; họp tiến độ thực hiện các dự án thuộc Đề án đô thị thông minh và Đề án xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố....
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các nội dung quan trọng như: tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; làm việc với Thủ tướng Chính phủ cùng các Phó Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội vừa ứng phó, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố; tổ chức Hội nghị sơ kết đợt 1 (từ ngày 08 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4) và tiếp tục thực hiện 10 nội dung trọng tâm trong các đợt thi đua tiếp theo của Kế hoạch phát động phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp; họp thông qua một số trong 46 chương trình, đề án nhánh của 03 chương trình đột phá và 01 chương trình trọng điểm để phát triển thành phố; tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa hạn chế những tác động khó khăn của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu ngăn chặn, xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong điều kiện bình thường mới.
2. Công tác ban hành các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 02 quyết định quy phạm pháp luật, 419 quyết định hành chính, 380 công văn, 14 báo cáo, 50 thông báo, tập trung vào một số nội dung quan trọng như: Kế hoạch số 1985/KH-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2020 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ trên địa bàn thành phố năm 2020; Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 về ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin trên Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn thành phố; Công văn số 1815/UBND-KT ngày 19 tháng 5 năm 2020 về báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Đề án tăng tỷ lệ ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; ...
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 94.326 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,8%). Tính chung 05 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 506.733 tỷ đồng, giảm 4,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,3%)1.
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 05 tháng đầu năm ước đạt 16,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,2%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 38,5% so với cùng kỳ; Gạo tăng 42,7% so với cùng kỳ; Hàng rau quả tăng 49,4% so với cùng kỳ...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 05 tháng ước đạt 20,26 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,4%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 49,3% so với cùng kỳ; Ô tô nguyên chiếc các loại tăng 12,5% so với cùng kỳ; Sản phẩm hóa chất tăng 3,7% so với cùng kỳ...
- Du lịch:
Thành phố đã thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh về phòng, chống dịch Covid-192 trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã phát hành 188.100 cuốn cẩm nang phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện. Ngành du lịch thành phố đã triển khai phát miễn phí khẩu trang cho người dân, doanh nghiệp và du khách.
Nhìn chung, trước tác động của dịch bệnh, lượng khách đăng ký các chương trình du lịch giảm mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mạnh so với cùng kỳ. Thành phố đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh về việc cung cấp thông tin doanh nghiệp du lịch vay vốn bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra và cần sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc vay vốn để tháo gỡ những khó khăn. Bên cạnh đó, thành phố đã phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố về việc hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện các thủ tục để hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước về giảm giá điện do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, tổ chức kiểm tra và xác nhận điều kiện tối thiểu cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được giảm giá theo hướng dẫn của Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Trong tháng 5 năm 2020, khách quốc tế mới đến Thành phố Hồ Chí Minh là 0 lượt khách, giảm 100% so cùng kỳ năm 2019 (tháng 5 năm 2019 là 602.437 lượt khách). Tổng 5 tháng đạt 1.303.750 lượt khách, giảm 63,17% so với cùng kỳ (5 tháng 2019 là 3.540.010 lượt), đạt 14,49% kế hoạch năm 2020. Về tổng doanh thu du lịch tháng 5 năm 2020 ước đạt 942 tỷ đồng, giảm 91,6% so với cùng kỳ năm 2019 (tháng 5 năm 2019 là 11.259 tỷ). Tổng 5 tháng 27.048 tỷ đồng, giảm 52,1% so với cùng kỳ (5 tháng 2019 là 56.445 tỷ đồng), đạt 18,4% so với kế hoạch năm.
Để ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch thành phố đã tổ chức vận động các cơ sở lưu trú du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch năm 2020. Đến nay có 13 cơ sở lưu trú du lịch từ 2-5 sao đăng ký tham gia với mức giảm giá phòng từ 35% đến 60%.
- Dịch vụ vận tải:
Khối lượng vận tải hành khách công cộng trong tháng 5 năm 2020 ước đạt 103,907 triệu lượt hành khách, giảm 59,5% so với cùng kỳ và đạt 14,9% so với kế hoạch cả năm 2020 (kế hoạch là 695,2 triệu lượt hành khách). Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy trong 5 tháng năm 2020 đạt 12,77 triệu lượt hành khách, giảm 13,92% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 14,84 triệu lượt hành khách)3.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm 2020 là 55,32 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 50,29 triệu tấn)4. Sản lượng hàng hóa được kiểm soát thông qua các cảng, bến thủy nội địa trong 05 tháng đầu năm 2020 đạt 14,06 triệu tấn, tăng 15,86% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 12,14 triệu tấn)5.
- Bưu chính viễn thông:
Tổ chức cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử thành phố theo Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0. Tổ chức xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh có tham khảo theo dự thảo Đề án chuyển đổi số của quốc gia. Đã cấp hơn 24.600 hộp thư cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức của các Sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và các cơ quan báo chí, tổng công ty trên địa bàn thành phố. Liên thông kết nối 840 đơn vị trên địa bàn thành phố và hơn 5,6 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận qua trục liên thông của thành phố.
Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP) có các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại thành phố, đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ với các hệ thống bên ngoài. Tổng hợp và nắm bắt kịp thời, đầy đủ nội dung thông tin lan truyền trên mạng xã hội quốc tế như: Facebook, Blogspot,... và các trang mạng xã hội trong nước nhằm phân tích nội dung thông tin trên mạng Internet để tham mưu định hướng, cung cấp các thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí.
- Hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định. Đã triển khai Thông tư số 05/2020/TT-NHNN ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Ngân hàng nhà nước quy định về tái cấp vốn đối với ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Thông báo số 130/TB-NHNN ngày 24 tháng 4 năm 2020 về kết luận của Thống đốc Lê Minh Hưng tại Hội nghị về tăng cường hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
+ Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 5 đạt 2.550.000 tỷ đồng, tăng 0,12% so cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm gần 87% tổng nguồn vốn huy động6.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2020 |
I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp xác lập tình trạng mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội, dân đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Thông báo kết luận số 177/TB-VPCP ngày 08 tháng 5 năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải quyết công việc, các nội dung quan trọng: Họp Tổ Đề án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giai đoạn 2021-2030, Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tổ công tác về đầu tư; họp nghe báo cáo tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công; họp kết quả cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh địa phương của thành phố giai đoạn 2016 - 2020; tọa đàm “Đồng hành cùng Doanh nghiệp khôi phục kinh tế thành phố năm 2020”; họp tiến độ thực hiện các dự án thuộc Đề án đô thị thông minh và Đề án xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố....
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các nội dung quan trọng như: tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; làm việc với Thủ tướng Chính phủ cùng các Phó Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội vừa ứng phó, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố; tổ chức Hội nghị sơ kết đợt 1 (từ ngày 08 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4) và tiếp tục thực hiện 10 nội dung trọng tâm trong các đợt thi đua tiếp theo của Kế hoạch phát động phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp; họp thông qua một số trong 46 chương trình, đề án nhánh của 03 chương trình đột phá và 01 chương trình trọng điểm để phát triển thành phố; tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa hạn chế những tác động khó khăn của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu ngăn chặn, xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong điều kiện bình thường mới.
2. Công tác ban hành các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 02 quyết định quy phạm pháp luật, 419 quyết định hành chính, 380 công văn, 14 báo cáo, 50 thông báo, tập trung vào một số nội dung quan trọng như: Kế hoạch số 1985/KH-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2020 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ trên địa bàn thành phố năm 2020; Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 về ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin trên Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn thành phố; Công văn số 1815/UBND-KT ngày 19 tháng 5 năm 2020 về báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Đề án tăng tỷ lệ ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; ...
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 94.326 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,8%). Tính chung 05 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 506.733 tỷ đồng, giảm 4,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,3%)1.
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 05 tháng đầu năm ước đạt 16,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,2%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 38,5% so với cùng kỳ; Gạo tăng 42,7% so với cùng kỳ; Hàng rau quả tăng 49,4% so với cùng kỳ...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 05 tháng ước đạt 20,26 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,4%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 49,3% so với cùng kỳ; Ô tô nguyên chiếc các loại tăng 12,5% so với cùng kỳ; Sản phẩm hóa chất tăng 3,7% so với cùng kỳ...
- Du lịch:
Thành phố đã thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh về phòng, chống dịch Covid-192 trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã phát hành 188.100 cuốn cẩm nang phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện. Ngành du lịch thành phố đã triển khai phát miễn phí khẩu trang cho người dân, doanh nghiệp và du khách.
Nhìn chung, trước tác động của dịch bệnh, lượng khách đăng ký các chương trình du lịch giảm mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mạnh so với cùng kỳ. Thành phố đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh về việc cung cấp thông tin doanh nghiệp du lịch vay vốn bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra và cần sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc vay vốn để tháo gỡ những khó khăn. Bên cạnh đó, thành phố đã phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố về việc hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện các thủ tục để hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước về giảm giá điện do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, tổ chức kiểm tra và xác nhận điều kiện tối thiểu cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được giảm giá theo hướng dẫn của Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Trong tháng 5 năm 2020, khách quốc tế mới đến Thành phố Hồ Chí Minh là 0 lượt khách, giảm 100% so cùng kỳ năm 2019 (tháng 5 năm 2019 là 602.437 lượt khách). Tổng 5 tháng đạt 1.303.750 lượt khách, giảm 63,17% so với cùng kỳ (5 tháng 2019 là 3.540.010 lượt), đạt 14,49% kế hoạch năm 2020. Về tổng doanh thu du lịch tháng 5 năm 2020 ước đạt 942 tỷ đồng, giảm 91,6% so với cùng kỳ năm 2019 (tháng 5 năm 2019 là 11.259 tỷ). Tổng 5 tháng 27.048 tỷ đồng, giảm 52,1% so với cùng kỳ (5 tháng 2019 là 56.445 tỷ đồng), đạt 18,4% so với kế hoạch năm.
Để ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch thành phố đã tổ chức vận động các cơ sở lưu trú du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch năm 2020. Đến nay có 13 cơ sở lưu trú du lịch từ 2-5 sao đăng ký tham gia với mức giảm giá phòng từ 35% đến 60%.
- Dịch vụ vận tải:
Khối lượng vận tải hành khách công cộng trong tháng 5 năm 2020 ước đạt 103,907 triệu lượt hành khách, giảm 59,5% so với cùng kỳ và đạt 14,9% so với kế hoạch cả năm 2020 (kế hoạch là 695,2 triệu lượt hành khách). Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy trong 5 tháng năm 2020 đạt 12,77 triệu lượt hành khách, giảm 13,92% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 14,84 triệu lượt hành khách)3.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm 2020 là 55,32 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 50,29 triệu tấn)4. Sản lượng hàng hóa được kiểm soát thông qua các cảng, bến thủy nội địa trong 05 tháng đầu năm 2020 đạt 14,06 triệu tấn, tăng 15,86% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 12,14 triệu tấn)5.
- Bưu chính viễn thông:
Tổ chức cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử thành phố theo Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0. Tổ chức xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh có tham khảo theo dự thảo Đề án chuyển đổi số của quốc gia. Đã cấp hơn 24.600 hộp thư cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức của các Sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và các cơ quan báo chí, tổng công ty trên địa bàn thành phố. Liên thông kết nối 840 đơn vị trên địa bàn thành phố và hơn 5,6 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận qua trục liên thông của thành phố.
Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP) có các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại thành phố, đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ với các hệ thống bên ngoài. Tổng hợp và nắm bắt kịp thời, đầy đủ nội dung thông tin lan truyền trên mạng xã hội quốc tế như: Facebook, Blogspot,... và các trang mạng xã hội trong nước nhằm phân tích nội dung thông tin trên mạng Internet để tham mưu định hướng, cung cấp các thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí.
- Hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định. Đã triển khai Thông tư số 05/2020/TT-NHNN ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Ngân hàng nhà nước quy định về tái cấp vốn đối với ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Thông báo số 130/TB-NHNN ngày 24 tháng 4 năm 2020 về kết luận của Thống đốc Lê Minh Hưng tại Hội nghị về tăng cường hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
+ Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 5 đạt 2.550.000 tỷ đồng, tăng 0,12% so cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm gần 87% tổng nguồn vốn huy động6.
+ Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 5 đạt 2.338.000 tỷ đồng, tăng 1,83% so cuối năm 20197. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 52% tổng dư nợ, tăng 1,9% so cuối năm 2019; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 48%, tăng 1,8% so cuối năm 2019.
+ Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng8:
Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 164.966 tỷ đồng9. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 117.035 tỷ đồng, chiếm 70,9% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay chương trình còn khoảng 3.252 tỷ đồng với 8.617 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 127 tỷ đồng với 2 khách hàng; dư nợ đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 3.125 tỷ đồng với 8.615 khách hàng.
Chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp: Ước đến cuối tháng 4 năm 2020, dư nợ cho vay đạt 176.960 tỷ đồng gồm 3.622 khách hàng vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 129.314 tỷ đồng; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 47.646 tỷ đồng.
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Các ngân hàng thương mại đang đăng ký và tổ chức thực hiện gói tín dụng năm 2020 là 274.450 tỷ đồng. Đến nay, thực hiện giải ngân gói tín dụng đạt 35.855 tỷ đồng cho 4.571 khách hàng. Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, các ngân hàng thương mại tập trung hỗ trợ 2 nhóm chủ yếu là giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, đạt 259.503 tỷ cho 219.661 khách hàng; trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 158.726 khách hàng với dư nợ đạt 48.325 tỷ, miễn giảm lãi cho 17.448 khách hàng với dư nợ đạt 45.096 tỷ đồng và cho vay mới lũy kế từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 cho 43.487 khách hàng với doanh số đạt 166.082 tỷ. Tiếp nhận 321 trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng thiệt hại do dịch bệnh Covid-19; trong đó đang xử lý 131 trường hợp, đã có kết quả xử lý 190 trường hợp10.
- Thị trường chứng khoán:
Đến ngày 18 tháng 5 năm 2020, có 74 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố với tổng vốn điều lệ hơn 63,47 nghìn tỷ đồng; có 381 cổ phiếu, 43 trái phiếu, 7 chứng chỉ quỹ và 58 chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt 90 tỷ chứng khoán, tăng 0,2% so với tháng trước. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt 930.706 tỷ đồng, tăng 0,36% so với tháng trước. Khối lượng giao dịch bình quân11 đạt gần 293 triệu chứng khoán/ngày; giá trị giao dịch bình quân đạt gần 5.082 tỷ đồng/ngày. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 188 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị bán ròng hơn 3.280 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index đến ngày 25 tháng 05 năm 2020 đạt 859,04 điểm, giảm 107,63 điểm so đầu năm 2020 (966,67 điểm).
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của thành phố 5 tháng đầu năm ước giảm 7,16% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,64%). Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm mạnh so với cùng kỳ như: Sản xuất kim loại giảm 46,47%; Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 34,15%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 26,28%; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 24,62%; Khai khoáng giảm 23,64%; Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 22,78%; Sản xuất đồ uống giảm 21,24%; Công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 20,2%. Bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước giảm 2,71% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,96%); trong đó:
a) Ngành cơ khí giảm 16,94% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,13%). Nguyên nhân là do 3 phân ngành giảm mạnh. Cụ thể như sau:
+ Sản xuất máy móc, thiết bị chưa phân vào đâu ước giảm 24,62% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,82%), chủ yếu nhóm ngành sản xuất máy cho dệt, may và da giảm sâu vì tình hình sản xuất của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
+ Sản xuất xe có động cơ ước giảm 14,11% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,66%) do khó khăn về nguồn nguyên liệu và sản lượng tiêu thụ hạn chế. Trong 5 tháng năm 2020, chỉ số tiêu thụ ngành sản xuất xe có động cơ giảm 20,77% so cùng kỳ.
+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) ước giảm 22,78% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,36%), chủ yếu giảm ở nhóm ngành “sản xuất các cấu kiện kim loại” giảm 33,76% so cùng kỳ.
b) Ngành sản xuất hàng điện tử tăng 11,83% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 29,14%). Ngành điện tử có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 04 ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu do đơn hàng sản xuất nhiều12.
c) Ngành hóa chất - cao su - nhựa tăng 8,37% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 0,12%), trong đó:
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ước tăng 19,37% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,86%); Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất ước tăng 23,16% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,03%). Do nhu cầu về sản phẩm tẩy rửa vệ sinh như xà phòng, nước tẩy rửa, nước rửa tay,... gia tăng để phòng chống dịch Covid-19 nên các công ty trong ngành gia tăng sản xuất các mặt hàng trên như Công ty cổ phần bột giặt Lix, Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam,...
- Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic ước giảm 7,97% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 0,7%) do nguyên liệu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (nhập khẩu 80%), gây khó khăn cho các đơn hàng sản xuất cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, nhu cầu thị trường nội địa cũng giảm do người dân hạn chế mua sắm trong mùa dịch.
d) Ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống giảm 7,19% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,16%).
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm ước tăng 0,89% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,93%). Nhiều doanh nghiệp của thành phố như Công ty Vinh Phát (mặt hàng gạo), Vissan (thực phẩm chế biến), Vifon (thực phẩm ăn liền),... đã tiến hành điều chỉnh chiến lược kinh doanh, dồn sức cho thị trường trong nước, thay vì xuất khẩu như trước. Nhìn chung, trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố, ngành chế biến thực phẩm đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người Việt. Do đó, việc tăng tốc sản xuất, tăng doanh thu trong thời điểm hậu dịch bệnh cũng góp phần quan trọng vào việc hạn chế đã suy giảm của ngành công nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung.
- Ngành sản xuất đồ uống tiếp tục giảm 21,24% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,53%). Sản lượng bia, rượu giảm do chịu tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, với việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như đóng cửa các quán bia, quán rượu, karaoke và câu lạc bộ,... đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngành sản xuất đồ uống.
- Khu công nghệ cao: Các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao tiếp tục thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, ổn định trạng thái bình thường mới cho người lao động bắt đầu từ cuối tháng 4 năm 2020. Theo đó, trong tháng 05 năm 2020, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Khu Công nghệ cao ước đạt 1.609,907 triệu USD, tăng 5,38% so với cùng kỳ; trong đó giá trị xuất khẩu đạt 1.526,429 triệu USD, tăng 10,70% và giá trị nhập khẩu đạt 1.107,565 triệu USD, giảm 28,59%. Khu Công nghệ cao luôn nâng cao cảnh giác khi dịch bệnh còn lây nhiễm ở nhiều nước, chưa có vaccine, thuốc đặc trị và phối hợp với các đơn vị chuyên ngành theo dõi kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đảm bảo tuân theo các bộ tiêu chí an toàn; đồng thời, đồng hành cùng với doanh nghiệp để hỗ trợ giải quyết những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Tiếp tục triển khai các công tác liên quan đến hoạt động về ươm tạo, thương mại hóa sản phẩm, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các doanh nghiệp.
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 5 tháng đầu năm ước đạt 5.081,5 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong đó: Trồng trọt đạt 1.190,5 tỉ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ; Chăn nuôi đạt 2.228,5 tỉ đồng, xấp xỉ so với cùng kỳ; Thủy sản đạt 1.224 tỉ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ; Dịch vụ nông nghiệp đạt 408 tỉ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ.
- Về trồng trọt, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 5.867 ha, xấp xỉ so với cùng kỳ. Sản lượng đạt 167.210 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ. Diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.489 ha, tăng 10,4% so với cùng kỳ; trong đó Mai 680 ha, tăng 11,5% so với cùng kỳ; Lan 375 ha, xấp xỉ so với cùng kỳ; Hoa nền 844 ha, tăng 22,3% so với cùng kỳ; Kiểng - bonsai 590 ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
- Về chăn nuôi, tổng đàn bò đạt 131.508 con, tăng 3,8% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 57.202 con, giảm 9% so với cùng kỳ; riêng bò cái vắt sữa 30.031 con, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi 83.336 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng đàn heo đạt 148.178 con, giảm 39,9% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản 18.590 con, giảm 45,7% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt heo hơi 18.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ.
- Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 5 năm 2020 đạt 3.034 tấn, lũy kế 5 tháng đạt 20.716 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
4. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư
- Thực hiện kết nối cung cầu doanh nghiệp thông qua các hình thức trực tuyến trong các lĩnh vực hóa mỹ phẩm, dệt may, thực phẩm, nước giải khát..., kết nối với nhà mua hàng Hoa Kỳ về sản phẩm thuộc ngành công nghiệp phụ trợ. Hỗ trợ doanh nghiệp Việt liên kết hoạt động xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phía Nam và đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối bán lẻ như Lotte Mart, Sài Gòn Satra, Mega Market, Big C, Aeon.... Tiếp tục trưng bày “Tuần lễ hàng Việt Nam xuất khẩu” tại Showroom giới thiệu hàng xuất khẩu.
- Tiếp tục điều hành hệ thống đối thoại trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp về lĩnh vực thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương....Đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Tìm kiếm thị trường mới cùng chuyên gia dưới tác động của dịch Covid- 19” ngày 28 tháng 4 năm 2020; Khóa tập huấn “Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu trong bối cảnh mới” ngày 20 tháng 5 năm 2020. Phát sóng chương trình “Kinh tế - kết nối” tháng 5 với chủ đề “Doanh nghiệp tìm cơ hội từ Covid-19 để khôi phục và phát triển” ngày 16 tháng 5 năm 2020.
- Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư tiếp tục thực hiện: Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS) đã cập nhập 142 tin tiếng Việt, 188 tin tiếng Anh về ngành hàng, thị trường xuất khẩu, các thông tin về dự án, môi trường đầu tư; cập nhật 15 văn bản pháp luật mới liên quan đến đầu tư, kinh doanh - xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng; phát hành 6 bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư và 1 ấn phẩm về thị trường Pháp.
5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư công, thành lập doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp của nước ngoài
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư công:
Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách thành phố tại Quyết định số 5514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 với tổng số vốn phân bổ chi tiết là 33.940,764 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và tại Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2020 với tổng số phân bổ chi tiết là 7.751,082 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Đến ngày 26 tháng 5 năm 2020, thành phố đã giải ngân 8.480 tỷ đồng, đạt 20,3% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ cả về số tuyệt đối và tỷ lệ (cùng kỳ giải ngân là 4.263 tỷ đồng, đạt 12,9% kế hoạch); nếu tính luôn khối lượng hoàn thành chưa quyết toán và số vốn đã chi cho các dự án nhưng chưa hoàn trả tạm ứng là 8.349 tỷ đồng, thì tỷ lệ giải ngân đạt 40,36% kế hoạch). Đây là một trong những yếu tố góp phần huy động nguồn vốn xã hội hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động toàn diện đến kinh tế - xã hội thành phố.
- Thành lập doanh nghiệp:
Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 354.535 tỷ đồng, tăng 1,49% so với cùng kỳ. Trong đó:
+ Thành phố có 14.258 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới13 với tổng số vốn đăng ký là 185.095 tỷ đồng (bằng 85,56% số lượng doanh nghiệp và bằng 70,36% về vốn đăng ký so với cùng kỳ); 47.841 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh thay đổi 169.441 tỷ đồng.
• Phân theo ngành nghề về vốn đăng ký: Kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (39,79%); tiếp theo là Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (16,46%); Xây dựng chiếm 13,65%; Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 7,28%; Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác chiếm 4,63%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 4,15%.
• Phân theo ngành nghề về số lượng: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (37,14%); Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế chiếm 10,98%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 10,57%; Xây dựng chiếm 9,87%; Kinh doanh bất động sản chiếm 5,67%.
+ Có 2.015 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 16,41% so với cùng kỳ; có 7.257 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 39,91% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp lũy kế còn trên hệ thống là 423.676 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 6.196.677 tỷ đồng.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)14:
Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 1,6 tỷ USD, bằng 57,67% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:
+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 450 dự án15 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 248,63 triệu USD (bằng 99,78% số dự án cấp mới và 52,66% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có vốn đầu tư nhiều nhất (52,97%); Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 17,76%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 8,6%; Thông tin và Truyền thông chiếm 6,68%; Xây dựng chiếm 3,8%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 3,83%.
• Phân theo quốc tịch Nhà đầu tư: Nhật Bản có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,37%); Singapore chiếm 20,43%; Hồng Kông chiếm 12,66%; Hàn Quốc chiếm 6,58%; Thái Lan chiếm 6,35%, Malaysia chiếm 4,72%; Trung Quốc chiếm 3,36%.
+ Có 80 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 122,01 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn).
+ Thành phố cũng chấp thuận cho 1.923 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 1,2 tỷ USD (tăng 14,06% so với cùng kỳ về số trường hợp và bằng 58,88% về vốn đầu tư).
+ Bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, toàn thành phố có 07 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động với tổng vốn đầu tư 17,3 triệu USD.
- Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện 5 tháng ước đạt 139.398 tỷ đồng, đạt 34,35% dự toán, bằng 84% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 92.314 tỷ đồng, đạt 33,13% dự toán, bằng 86,37% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô 5.956 tỷ đồng, đạt 48,82% dự toán, bằng 61,09% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 41.100 tỷ đồng, đạt 35,74% dự toán, bằng 83,38% so với cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước đạt 05 tháng là 22.607,8 tỷ đồng, đạt 22,15% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 5.794 tỷ đồng, đạt 16,05% dự toán Hội đồng nhân dân thành phổ thông qua (dự toán là 36.103,906 tỷ đồng); chi thường xuyên 14.723 tỷ đồng, đạt 31,56% dự toán (dự toán là 46.650 tỷ đồng).
7. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch
Thành phố đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh hiện hành” và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu “Lập nhiệm vụ quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060”.
Công tác rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu 1/5000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện. Thành phố đã xác định phương án ý tưởng quy hoạch và đang xin ý kiến Bộ Xây dựng góp ý các phương án về hành lang pháp lý, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt công tác lập đồ án quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức). Đã chấp thuận chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ dựa trên ý tưởng của đơn vị tư vấn đạt giải và đang xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chấp thuận cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nghiên cứu, lập điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ song song với quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thành phố; phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc thành phố; thống nhất công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai ý tưởng cuộc thi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực công viên 23 tháng 9.
Công tác lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, lập thiết kế đô thị riêng tại các khu vực lõi trung tâm, các khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực cảnh quan đặc thù... được quan tâm triển khai, tạo sự đồng bộ với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2025, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình kiến trúc trên địa bàn thành phố.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng: Đã thực hiện 7.197 lượt kiểm tra, phát hiện 45 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 84,5% so với cùng kỳ), cụ thể như sau:
+ Sai phép: 17/45 trường hợp (chiếm tỷ lệ 37,8% tổng số vi phạm), giảm 87% so với cùng kỳ.
+ Không phép: 14/45 trường hợp (chiếm tỷ lệ 31,1% tổng số vi phạm), giảm 86,5% so với cùng kỳ.
+ Vi phạm khác: 14/45 trường hợp (chiếm tỷ lệ 31,1% tổng số vi phạm), giảm 75% so với cùng kỳ.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: Thành phố đã cấp 716 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 10.257 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân.
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã cấp 2.345 giấy phép xây dựng, giảm 2.932 giấy phép so với cùng kỳ (tương đương tỷ lệ 55,56%) với tổng diện tích sàn xây dựng 558.847,37 m2.
- Tình hình giảm ngập nước
+ Công tác quản lý, vận hành, duy tu hệ thống thoát nước: Thành phố triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 11 tháng 5 năm 2020, Đã triển khai thực hiện nạo vét 172.873,81md lòng cống thoát nước; nạo vét 05 tuyến kênh rạch và cửa xả với chiều dài 472m; nạo vét hầm ga 7.404 cái; vét máng 51.621,25 cái; sửa chữa 1.102,75 hầm ga; thay 336,90 md cống bị xuống cấp có khả năng sụp; sửa chữa 1.139 miệng hầm ga thu nước; nâng khuôn hầm ga 336 cái; thay 1.216,80 khuôn hầm ga; thay 2.199,65 nắp hầm ga; sửa chữa máng lưỡi của hầm ga 112 cái. Vận hành 1.077 van ngăn triều, 27 trạm bơm với 58 máy bơm cố định và di động (công suất từ 168m3/h đến 84.000 m3/h, tổng công suất 302.880 m3/h) cùng với việc vận hành đồng bộ 05 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vận hành trạm bơm tại đường Nguyễn Hữu Cảnh để hỗ trợ chống ngập), đảm bảo theo quy trình và an toàn, phát huy hiệu quả chống ngập do triều.
+ Công tác thực hiện các công trình cấp bách (sử dụng nguồn vốn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng): Đến nay đã khảo sát thiết kế và lập dự toán 09 công trình cấp bách thực hiện trong năm 2020, góp phần xóa, giảm ngập các tuyến đường trọng điểm để triển khai thi công trong tháng 5 năm 2020.
+ Công tác xử lý sự cố hệ thống thoát nước: Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã xử lý 62 sự cố liên quan đến hệ thống thoát nước theo quy định, không để xảy ra tai nạn do sự cố, đáp ứng kịp thời tin báo của người dân.
+ Công tác xử lý nước thải, bùn thải, vận hành các nhà máy nước thải: Tổng lưu lượng nước thải xử lý trong tháng 5/2020 là 4.582.390 m3 và trong 5 tháng là 21.132.039 m3. Chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Khối lượng bùn xử lý trong tháng 5/2020 là 35.539 tấn và trong 5 tháng là 124.943 tấn.
- Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân: Tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch cung cấp nước sạch năm 2020 trên địa bàn thành phố với kết quả như sau: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 100%; Tổng công suất cấp nước sạch: 2.400.000 m3/ngày/đêm; Tỷ lệ thất thoát nước là 20,85%, Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 148 lít/người/ngày.
- Công tác bảo vệ môi trường: Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Bình quân mỗi ngày thu gom, vận chuyển và xử lý khoảng 8.041 tấn rác sinh hoạt. Giám sát hoạt động của các trạm quan trắc nước thải tự động tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất trên địa bàn thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quan trắc chất lượng môi trường, chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển. Đang lấy ý kiến dự thảo điều chỉnh, bổ sung một số điều Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt; dự thảo Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TU của Thành ủy về cuộc vận động người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch; Kế hoạch số 1633/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên địa bàn thành phố. Ban hành và triển khai danh mục các chương trình thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố năm 2020; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.
- Lĩnh vực văn hóa:
Đã cấp 136 giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo. Thực hiện cấp 10 hồ sơ xin phép các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi hình, ghi âm, ca múa nhạc, sân khấu. Tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 109 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2020). Tổ chức triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước tự tin chiến thắng Đại dịch Covid-19” và “Tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 vì một Việt Nam an toàn, khỏe mạnh”. Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác ảnh thời sự - nghệ thuật năm 2020 với chủ đề “Nông thôn mới - Đời sống mới”. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa. Tổ chức 01 đợt triển lãm sách với chủ đề “Sách và cuộc sống” thu hút 287 lượt bạn đọc, phục vụ 500 lượt tài liệu.
- Hoạt động thể dục thể thao:
Thành phố đã ban hành 63 quyết định và 34 văn bản liên quan đến việc tổ chức các giải, tập huấn và thi đấu các môn thể thao. Tiếp nhận và cấp 04 giấy chứng nhận đủ điều kiện chuyên môn thể dục thể thao cho doanh nghiệp. Công tác tập huấn và thi đấu của các môn thể thao diễn ra đúng kế hoạch trên tinh thần tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-1917. Triển khai kế hoạch tổ chức chương trình ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2020.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong tháng 5 năm 2020, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế thực hiện đầy đủ kế hoạch, các phương án, phương tiện, trang thiết bị, điều kiện cần thiết khi học sinh đi học trở lại. Qua kiểm tra tình hình tại các cơ sở giáo dục, đến nay, học sinh phổ thông và khối lớp Lá (Mầm non 5 tuổi) của thành phố đã đi học lại bình thường. Ngành giáo dục và đào tạo thành phố chủ động trong việc chuẩn bị các phương án đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, đảm bảo các điều kiện cho học sinh các cấp đi học trở lại trong trạng thái bình thường mới, tiếp tục thực hiện tốt chương trình năm học 2019-2020.
Thành phố đã ban hành quyết định về điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên18 và quyết định về kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp từ năm học 2020-202119. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Triển khai thực hiện Bộ Chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm Covid- 19 tại các đơn vị trường học; tăng cường công tác tuyên truyền chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc đi học trở lại của học sinh; kiểm tra, giám sát tình hình học sinh đi học lại, tình hình thực hiện chương trình giáo dục năm học 2019-2020. Chuẩn bị tổ chức các kì thi nghề phổ thông; thi học sinh giỏi lớp 9 và lớp 12 cấp thành phố năm học 2019-2020.
- Phát triển khoa học công nghệ:
Trong tháng 5 năm 2020, thành phố thực hiện các chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm với một số kết quả cụ thể sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ: Tổ chức xét duyệt 09 nhiệm vụ, trong đó có 04/08 nhiệm vụ đạt yêu cầu phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Thông qua các nhiệm vụ đã nghiệm thu góp phần công bố được 04 bài báo trong nước, đào tạo được 03 thạc sỹ. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 120 doanh nghiệp báo cáo thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ với tổng số tiền trích quỹ hơn 3.965 tỷ đồng, số tiền chi sử dụng quỹ hơn 991 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn thành phố có 91 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cấp mới giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ cho 02 tổ chức khoa học và công nghệ, cấp lại 02 tổ chức và thẩm định 03 hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Ban hành kế hoạch thúc đẩy hình thành tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ (TTO) trong các trường đại học nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trường đại học.
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế: Huấn luyện, tư vấn về công cụ quản trị năng suất, chất lượng và đổi mới sáng tạo hơn 160 doanh nghiệp. Tiếp tục vận hành, tổ chức đào tạo trực tuyến và quản lý cơ sở hạ tầng trang thông tin điện tử đào tạo trực tuyến (Online) về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp20. Triển khai quảng bá, giới thiệu các bài dự thi I-Star 2020 trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của dư luận và cộng đồng khởi nghiệp, đã nhận 38 bài dự thi21. Tổ chức 09 sự kiện về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại không gian đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thu hút gần 400 lượt người tham dự trực tuyến. Tổ chức xuất bản, đăng tải trên 240 tin/bài liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trên tạp chí khám phá, các trang thông tin của các đơn vị và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Sàn giao dịch công nghệ thành phố tiếp tục tập trung vận hành Cổng thông tin đôi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ với 8.363 công nghệ và thiết bị của 1.376 nhà cung ứng, 1.809 tổ chức, chuyên gia tư vấn, 308 dự án tìm kiếm đối tác, 3.795 lượt kết nối giao dịch trực tuyến giữa khách hàng và nhà cung ứng. Trong tháng, đã tiếp nhận và tư vấn, cung cấp thông tin cho 30 yêu cầu từ cá nhân, doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ thông qua việc hướng dẫn thủ tục đăng ký và bản mô tả cho 03 hồ sơ đăng ký sáng chế. Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho 22 nhãn hiệu của 14 tổ chức/cá nhân có nhu cầu xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
- Hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo ở cơ sở và kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông nghiệp: Xét chọn các đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ Huấn luyện năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở và Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiến thức về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và kỹ năng nâng cao năng lực công tác cho cán bộ công chức quận huyện. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng (InnoBuild) nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực xây dựng.
- Lĩnh vực y tế
+ Tình hình dịch bệnh Covid-19:
Tổng số trường hợp Covid-19 xác định đến 8 giờ ngày 26 tháng 5 năm 2020 trên Cổng thông tin của Sở Y tế thành phố là 59 trường hợp; trong đó có 54 trường hợp đã xuất viện và 05 trường hợp đang tiếp tục điều trị (Bệnh nhân 278 chuyển từ tỉnh Bạc Liêu lên Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh táo, giảm ho, ăn uống tốt, không sốt, mạch, huyết áp bình thường, tiên lượng tốt. Bệnh nhân số 271, số 321, số 322, số 326 được điều trị tại bệnh viện dã chiến Củ Chi với tình trạng sức khỏe ổn định).
Tổng số trường hợp hiện đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Nhà Bè là 65 trường hợp; Bệnh viện dã chiến Củ Chi là 04 trường hợp; Trường thiếu sinh quân Củ Chi (Khu C) là 143 trường hợp; Khách sạn Mangrove huyện Cần Giờ là 15 trường hợp; Khách sạn Thái Dương huyện Cần Giờ là 21 trường hợp; Khu cách ly tập trung của thành phố tại Bệnh viện quận 7 là 38 trường hợp; Khu cách ly tập trung của thành phố tại Sư đoàn 317 là 198 trường hợp và Khu cách ly của bệnh viện nhân dân 115 là 06 trường hợp.
Tại khu cách ly tập trung của quận, huyện tính đến chiều ngày 25 tháng 5 năm 2020 là 1.932 trường hợp, trong đó 1.930 trường hợp hết thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng, hiện đang còn theo dõi 2 trường hợp. Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú tính đến ngày 25 tháng 5 năm 2020 là 11.669 trường hợp, trong đó 11.655 trường hợp đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, hiện còn đang theo dõi 14 trường hợp.
Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới theo Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 08 tháng 05 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi phục, phát triển kinh tế. Triển khai thực hiện Công văn số 1710/UBND-VX ngày 08 tháng 05 năm 2020 và Công văn số 1717/UBND-VX ngày 09 tháng 05 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiệp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập thông qua kiểm soát người nhập cảnh, khai báo y tế và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp và xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh trong cộng đồng, những nhóm có nguy cơ, thực hiện kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm Covid-19 trong tình hình mới22. Các cộng đồng dân cư, đặc biệt khu chung cư vân tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ, trường hợp nghi ngờ để báo cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Ban Quản lý chung cư, Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố có trách nhiệm nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Công tác phòng chống các dịch bệnh khác23:
Số ca tay chân miệng nội trú và ngoại trú là 55 ca, giảm 10% so với tháng trước (61 ca) và giảm 94% so với cùng kỳ (885 ca), số ca tay chân miệng cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 05 năm 2020 là 1.139 ca, giảm 70% so với cùng kỳ (3.752 ca). Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.
Số ca sốt xuất huyết nội trú và ngoại trú là 522 ca, giảm 10% so với tháng trước (581 ca) và giảm 68% so với cùng kỳ (1.631 ca), số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 05 năm 2020 là 6.059 ca, giảm 72% so với cùng kỳ (21.652 ca). Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Số ca sởi nội trú và ngoại trú là 4 ca, giảm 82% so với tháng trước (22 ca) và giảm 99% so với cùng kỳ (791 ca). Số ca sởi cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 05 năm 2020 là 416 ca, giảm 92% so với cùng kỳ (4.936 ca). Đến nay chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt phổ biến các thông tin về hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết và lưu ý khi lựa chọn thực phẩm an toàn, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh Covid-19. Trong tháng, đã kiểm tra 07 cơ sở, phát hiện 05 cơ sở vi phạm, ban hành 07 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt trên 14 triệu đồng. Hậu kiểm 10.143 hồ sơ tự công bố, 3.746 hồ sơ đạt (chiếm tỷ lệ 37%), 6.397 hồ sơ không đạt (chiếm tỷ lệ 63%) được chuyển thanh tra xử lý theo quy định.
Trong tháng, đã cấp mới 191 giấy chứng nhận và cấp lại 05 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp nhận 2.407 hồ sơ tự công bố sản phẩm, cấp 01 hồ sơ đăng ký công bố của các cơ sở, 08 bản cam kết đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức 02 lớp xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm với 72 người tham dự, cấp 24 giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho 62 người đạt yêu cầu. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn thành phố với 8.787 bản chính, 13.792 bản sao, tổng khối lượng 4.157.495 kg sản phẩm động vật.
Tập trung xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn không chỉ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt là các địa phương có lượng thực phẩm lớn cung cấp cho thành phố. Lũy kế đến 15 tháng 05 năm 2020 đã tiếp nhận 211 hồ sơ và giải quyết cấp mã code cho 202 cơ sở tham gia Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm. Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền với 6.801 xe với tổng lượng heo nhập là 123.461 con; kết quả 100% có vòng niêm phong.
- Giải quyết việc làm
Trong tháng, thành phố giải quyết việc làm cho 20.581 lượt người và 11.947 chỗ việc làm mới được tạo ra, nâng tổng số giải quyết việc làm trong 5 tháng đầu năm là 119.643/300.000 lượt người (đạt 39,88% kế hoạch năm) và số chỗ việc làm mới là 54.041/135.000 chỗ việc làm mới (đạt 40% kế hoạch năm). Số lao động được giải quyết việc làm giảm 12.963 lượt người, số chỗ việc làm mới giảm 6.362 chỗ. Từ đầu năm đến nay, có 130.356 lượt người được tư vấn việc làm, 35.534 lượt người được giới thiệu việc làm, 18.259 người được nhận việc làm. Từ đầu năm đến nay, đã có 61.121 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Xảy ra 07 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công với tổng số người tham gia 1.916 người24.
Đã tiếp nhận 3 hồ sơ đăng ký hoạt động, bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; từ đầu năm đến nay cấp 10 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và 14 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác tuyển sinh đào tạo nghề đạt 32.065/461.000 học viên (đạt 6,95% kế hoạch năm), số lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 3.922.874 người (đạt 83,02%/85% kế hoạch năm).
Tiếp nhận, thẩm định hoạt động dịch vụ việc làm cho 14 lượt đơn vị. Thực hiện cấp mới và cấp lại 3.590 giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại thành phố. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã bắt đầu khởi động lại các hoạt động xuất khẩu lao động và tiếp tục lùi thời gian xuất cảnh đối với những lao động đã đủ điều kiện xuất cảnh đến khi được cấp phép. Trên địa bàn thành phố, tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 19 vụ tai nạn lao động, làm chết 19 người.
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho một số đối tượng khó khăn do tác động của dịch Covid-19, xác nhận lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm nghỉ việc để tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; triển khai Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch bệnh Covid-19 và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ, Quyết định số 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động bị ngừng việc, mất việc do dịch Covid-19. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, thành phố đã hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng sau: (1) Hỗ trợ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; (2) Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; (3) Hỗ trợ hộ kinh doanh; (4) Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đông lao động bị mất việc làm.
- Công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 9.668 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân thành phố) và 22.859 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,93% tổng hộ dân thành phố). Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cho vay vốn từ các nguồn Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất25 để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố nhằm giải quyết việc làm, trợ giúp trực tiếp chăm lo hộ nghèo và thực hiện chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo. Tập trung hướng dẫn quận, huyện trong việc lập danh sách, cấp 112.107 thẻ bảo hiểm y tế năm 2020 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo năm 2020. Xem xét hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động làm giảm thu nhập cho 32.527 hộ nghèo, cận nghèo.
Thực hiện công tác bảo trợ xã hội cho 6.293 người tại 16 cơ sở công lập và 3.526 người tại 62 cơ sở ngoài công lập. Triển khai hỗ trợ cho người bán vé số gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động trên địa bàn 24 quận-huyện; hỗ trợ 122.404 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ với tông kinh phí 183,606 tỷ đồng.
Đã công nhận mới 355 trường hợp diện chính sách có công; giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 150 trường hợp. Tiếp nhận 244 hồ sơ của người có công và của thân nhân liệt sĩ từ tỉnh (thành phố) khác chuyển đến. Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng bị ảnh hưởng do dịch bệnh là 32.813 người với tổng kinh phí 49,030 tỷ đồng.
Tiếp tục theo dõi, giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận và chuyển gửi hồ sơ mổ tim cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bẩm sinh; phối hợp kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em. Thành phố đã đàm phán với tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế thay đổi gói hỗ trợ cho trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-1926.
Các hoạt động đối ngoại của thành phố đã không diễn ra theo kế hoạch. Thay vào đó, các hoạt động đối ngoại của thành phố tập trung vào công tác hỗ trợ cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài trong việc bảo hộ công dân nước ngoài đang sinh sống, làm việc, du lịch, học tập tại thành phố. Phối hợp với các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cập nhật thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và công dân Việt Nam ở nước sở tại; đồng thời cập nhật thường xuyên các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam liên quan đến công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 cho các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng trên địa bàn phía Nam để qua đó phổ biến những thông tin này đến cộng đồng người nước ngoài tại phía Nam được biết.
Nguyên Chủ tịch nước, nguyên lãnh đạo và lãnh đạo thành phố đến viếng và viết sổ tang cho nguyên Thủ tướng Lào. Tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Saint Petersburg nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai thành phố.
10. Công tác cải cách hành chính
Thành phố đã thực hiện kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 202027. Báo cáo kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính; báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động số 18-CTrHĐ/TU về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.
11. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Quốc phòng, an ninh
Triển khai thực hiện nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn các hội nghị. Duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực cứu nạn, cứu hộ. Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Triển khai công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng và an ninh cho nhân dân trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng năm 2020. Điều chỉnh quân số từ đơn vị thừa sang đơn vị thiêu; tổ chức đăng ký, quản lý, sắp xếp quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân vào đơn vị dự bị động viên. Triển khai kế hoạch và tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên dự bị động viên, phương tiện kỹ thuật theo kế hoạch.
- Tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm kinh tế, ma túy, tệ nạn mại dâm; tình hình trật tự an toàn giao thông và phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
+ Về phạm pháp hình sự: Thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm phạm pháp hình sự, tăng tỷ lệ điều tra khám phá án; đẩy mạnh đấu tranh triệt phá các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sử dụng vũ khí “nóng”, không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm và các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội. Trong tháng, phạm pháp hình sự ghi nhận 316 vụ28 (giảm 12,95% so với cùng kỳ), làm chết 10 người, bị thương 41 người, thiệt hại tài sản trên 5,6 tỷ đồng.
+ Về tội phạm ma túy: Đã triệt phá 137 vụ, bắt 307 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Khởi tố 121 vụ với 157 bị can; xử lý hành chính 16 vụ với 150 đối tượng; thu giữ 1,374 kg heroin, 7,512 kg và 180,5 gram ma túy tổng hợp, 3 quả nổ tự chế, 2 khẩu súng, 30 viên đạn và nhiều tang vật khác có liên quan.
+ Về tội phạm kinh tế và môi trường: Đã phát hiện, xử lý 42 vụ với 40 đối tượng vi phạm về kinh tế; thu giữ nhiều loại hàng hóa trị giá 3,2 tỷ đồng. Lập 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền 508 triệu đồng.
+ Công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật: Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, trinh sát, mật phục, đeo bám trên các tuyến trọng điểm kết hợp kiểm tra hành chính các cơ sở, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm... nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm; đồng thời phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và chấn chỉnh tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Kết quả đã triệt phá 59 băng nhóm tội phạm, bắt 253 đối tượng; điều tra khám phá 246 vụ (đạt tỷ lệ 77,84%), bắt 429 đối tượng và 32 tên có lệnh truy nã.
+ Về trật tự an toàn giao thông: Công an thành phố đã tổ chức triển khai nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến theo chiều hướng giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể xảy ra 44 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên, giảm 10 vụ so với cùng kỳ; làm chết 41 người, giảm 5 người so với cùng kỳ; làm bị thương nặng 09 người, giảm 4 người so với cùng kỳ và xảy ra 179 vụ va chạm làm bị thương nhẹ 152 người, hư hỏng tổng cộng 356 phương tiện các loại. Không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt; xảy ra 01 vụ va chạm trên tuyến thủy nội địa và không có thiệt hại về người và tài sản.
+ Phòng, chống cháy, nổ: Trong tháng, trên địa bàn thành phố xảy ra 23 vụ cháy, giảm 6 vụ so với cùng kỳ, không có người chết, làm bị thương 4 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 14 triệu đồng. Loại hình xảy ra cháy nhiều nhất là công ty - doanh nghiệp và nhà ở đơn lẻ (7 vụ) với nguyên nhân phần lớn do sự cố hệ thống, thiết bị điện. Đã tổ chức cứu nạn, cứu hộ 16 vụ, giải cứu 4 người và bàn giao 2 thi thể cho địa phương xử lý.
- Thành phố đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, thành phố chủ động chuyên sang trạng thái bình thường mới nhưng luôn đề cao cảnh giác, không chủ quan. Thành lập Tổ Công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Covid-19; triển khai thực hiện các Bộ chỉ số đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các hoạt động trên địa bàn thành phố.
- Một điểm tích cực là khối lượng thực hiện đầu tư công 05 tháng đầu năm đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch vốn đã giao trong năm 2020; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 16,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,2%); 02/4 bốn ngành công nghiệp trọng yếu có mức tăng trưởng cao, trong đó ngành hóa chất - cao su - nhựa tăng 8,37% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 0,12%).
- Tốc độ phát triển hạ tầng hệ thống bán lẻ đang có xu hướng đi vào ổn định, các hệ thống phân phối tập trung nguồn lực cho công tác dự trữ nguồn hàng hóa lương thực - thực phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố. Sự tăng trưởng đáng chú ý đến từ các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, siêu thị mini - nơi cung cấp sản phẩm đa dạng về chủng loại, hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh thông qua việc giao hàng tận nhà.
- Các hệ thống phân phối hiện đại tại thành phố đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi trong quý 2, đồng thời kích cầu mua bán hàng hóa qua các kênh như điện thoại, đặt hàng qua website, apps và hỗ trợ các chính sách giao hàng. Các doanh nghiệp đã quan tâm, đầu tư có chiều sâu cho việc vận hành website thương mại điện tử với 33% doanh nghiệp đã xây dựng website độc lập với các tính năng đa dạng, cho phép người tiêu dùng đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Tỷ lệ website thương mại điện tử có phiên bản dùng cho thiết bị di động tăng đã từ 28% (năm 2018) lên 34% (năm 2019), tỷ lệ xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động (apps) đạt 9%. Phương thức thanh toán được bên bán thực hiện rất linh hoạt và đa dạng như trả tiền khi nhận hàng (COD), chuyển khoản, internet banking, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua, đặc biệt việc phát triển các hình thức ứng dụng thanh toán liên kết với ngân hàng như ví điện tử cũng làm thị trường kinh doanh bán lẻ thêm sôi động.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng thành phố năm 2020 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng thành phố được mở rộng quảng bá thông tin sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thành những thương hiệu mạnh của thành phố mang tầm khu vực, làm động lực cho toàn ngành công nghiệp phát triển.
- Thực hiện tốt công tác chăm lo, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Tập trung vào công tác chăm lo cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người lao động bị ngừng việc, mất việc. Triển khai tích cực các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến theo chiều hướng giảm về số vụ, số người chết và so người bị thương. Mặc dù đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm phạm pháp hình sự nhưng tình hình hoạt động của tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp.
IV. Nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6 năm 2020
1. Thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, diễn biến dịch bệnh Covid-19 trong tư thế sẵn sàng, tuyệt đối không chủ quan, lơi lỏng; tổ chức tiếp nhận, cách ly y tế cho người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp nhập cảnh vào thành phố để làm việc theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
2. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Hoàn thành việc giải quyết chi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tháng 6 năm 2020.
3. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế. Xây dựng Chương trình phục hồi tăng trưởng kinh tế “hậu Covid-19” theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: áp dụng các giải pháp mang tính tình thế giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại, bám trụ thị trường và cơ hội phục hồi;
+ Giai đoạn 2: gắn việc phục hồi tăng trưởng với tái cơ cấu kinh tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhất là tái cơ cấu thị trường.
4. Tập trung bổ sung, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình phục vụ Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố dự kiến vào đầu tháng 7 năm 2020.
Các sở, ngành khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, đề án theo kế hoạch; tập trung rà soát, bổ sung nội dung, hoàn chỉnh 46 chương trình, đề án nhánh trong 03 chương trình đột phá và 01 chương trình trọng điểm để phát triển thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo trước ngày 15 tháng 6. Rà soát kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giao và chuẩn bị công tác sơ kết 6 tháng đầu năm 2020. Tích cực triển khai hoạt động có hiệu quả các hội đồng phát triển ngành.
Tổ Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp từ nay đến hết năm 2020 với 05 nhóm giải pháp trọng tâm: (1) Hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh, ngăn chặn sự phá sản của doanh nghiệp, trong đó chú trọng hỗ trợ thu nhập cho người lao động để doanh nghiệp không mất lao động, hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi sản xuất, dịch vụ nhằm vào nhu cầu thị trường nội địa 100 triệu dân; (2) Hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nhất là vật tư, thiết bị có lợi thế nguồn gốc địa phương và mở rộng chuỗi giá trị gia tăng trong nước, kể cả sản phẩm xuất khẩu; (3) Tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh quá trình số hóa quản trị doanh nghiệp và quản lý ngành; (4) Tiếp tục các chương trình khởi nghiệp sáng tạo; (5) Kịp thời dự báo, phối hợp với các quốc gia đối tác chủ yếu về thương mại, đầu tư và du lịch để mở cửa hoạt động kinh tế, du lịch với từng nước vào thời điểm phù hợp theo chủ trương chung của Chính phủ. Yêu cầu từng các sở - ngành triển khai bằng những giải pháp cụ thể, hiệu quả thuộc lĩnh vực phụ trách để thực hiện 5 nhóm giải pháp nêu trên.
Tổ chức làm việc với Bộ Tài chính về các giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2020. Hoàn thành việc xây dựng các kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 trong tháng 6 năm 2020.
5. Đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Thành phố xem việc thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2020 thông qua các giải pháp: (1) Lập danh mục dự án trọng điểm, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể; (2) Phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu; các dự án vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng; các dự án gặp vướng mắc về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân, định kỳ 02 tuần/lần tổ chức họp và giải quyết dứt điểm; (3) Làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoàn trả tạm ứng, đơn vị tiền tệ thanh toán và các vướng mắc khác của các tuyến đường sắt đô thị của thành phố; (4) Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Quy định về công tác phối hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ; (5) Tổng hợp kiến nghị Chính phủ giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công của thành phố trong điều kiện bình thường mới; với các giải pháp đồng bộ nêu trên, thành phố phấn đấu đến tháng 10 đạt tỷ lệ giải ngân hơn 80%.
6. Triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện dự án, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Lựa chọn, xác định rõ thời điểm một số dự án khởi công, hoàn thành trước và sau Đại hội Đảng bộ thành phố, tạo động lực và sức lan tỏa tích cực nhằm giải quyết tổng thể các dự án chậm triển khai. Triển khai quyết liệt dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh), thực hiện đúng tiến độ các dự án tuyến Metro số 1, tuyến Metro số 2, xây dựng 03 nhà máy xử lý rác sinh hoạt theo công nghệ mới đốt rác phát điện, đẩy nhanh tiến độ dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
7. Các sở, ngành chủ động thực hiện Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025.
Tổ chức Hội thảo đánh giá, thảo luận các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025. Phấn đấu đưa Thành phố trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư; xác định cụ thể nhà đầu tư, lĩnh vực trọng điểm cần thu hút để chủ động liên hệ, đàm phán, thuyết phục, mời gọi; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để đón tiếp các Nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Thành phố trong thời gian tới bằng các giải pháp:
(1) Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, đặc biệt lưu ý công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, rút ngắn quy trình xử lý hồ sơ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, giảm số lần đi lại chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư;
(2) Đẩy mạnh công khai minh bạch và dễ dàng tiếp cận thông tin;
(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giảm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp;
(4) Phát triển và nâng chất các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí không chính thức;
(5) Tăng cường khả năng tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp,...
8. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 54 của Quốc hội; triển khai làm việc với các cơ quan Trung ương để hoàn chỉnh Đề án điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; triển khai các đề án nhánh: (1) Đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân quận và phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; (2) Đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức; (3) Đề án bổ sung, thay thế Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh. Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố; Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế theo kế hoạch.
Phê duyệt, khai thác tối đa Chương trình chuyển đổi số của thành phố, trong đó thành phố xác định phát triển Chính quyền số là một giải pháp trọng tâm trong Chương trình Chuyển đổi số và cũng là một yếu tố không thể thiếu của Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (giai đoạn 2)”.
Phê duyệt đề cương và dự toán chi phí xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch kinh tế - xã hội thành phố thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch, làm cơ sở lựa chọn nhà thầu theo quy định của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
9. Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người; tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong tháng 6 tập trung triển khai:
(1) Thực hiện chính sách giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với các hộ dân trong khu đất diện tích 43.957,6 m2 thuộc khu phố 1, phường Bình An, Quận 2;
(2) Yêu cầu bổ sung nghĩa vụ tài chính đối với một số dự án theo quy định;
(3) Đẩy nhanh tiến độ một số dự án đang triển khai; triển khai đấu thầu dự án, đấu giá một số khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy định.
10. Tổ chức sơ kết việc thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 (tại Cần Thơ) về liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
11. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, các doanh nghiệp trực thuộc thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương triển khai thực hiện chương trình công tác, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu./.
|
TL. CHỦ TỊCH |
1 Trong đó, thương mại bán lẻ hàng hóa chiếm 65%, tăng 8,4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 4,8%, giảm 47,5%; du lịch lữ hành chiếm 0,8%, giảm 66,1%; dịch vụ khác chiếm 28,9%, giảm 12,7%.
2 Quyết định số 81/QĐ-SDL ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Sở Du lịch.
3 Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy trong tháng 5 năm 2020 đạt 2,76 triệu lượt hành khách (giảm 3,6% so cùng kỳ năm 2019 là 2,86 triệu lượt hành khách).
4 Trong đó sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong tháng 5 năm 2020 là 10,7 triệu tấn.
5 Sản lượng hàng hóa được kiểm soát thông qua các cảng, bến thủy nội địa trong tháng 5 năm 2020 đạt 2,79 triệu tấn.
6 Vốn huy động bằng VNĐ đạt 2.221.000 tỷ đồng, chiếm 87% tổng vốn huy động, tăng 0,3% so cuối năm 2019; vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 329.000 tỷ đồng, chiếm 13% tổng vốn huy động, giảm 0,9% so cuối năm 2019.
7 Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 2.169.000 tỷ đồng, chiếm 93% tổng dư nợ, tăng 1,86% so cuối năm 2019; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 169.000 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ, tăng 1,48% so cuối năm 2019.
8 Số liệu tính đến cuối tháng 4 năm 2020.
9 Bao gồm: Phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
10 39 trường hợp doanh nghiệp chưa có nhu cầu hỗ trợ; 33 trường hợp doanh nghiệp được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2- 2%/năm so với lãi suất đang áp dụng trước đó; 08 doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; 04 trường hợp được cho vay mới; 03 trường hợp được tăng hạn mức tín dụng; 02 trường hợp giảm phí dịch vụ; 34 doanh nghiệp đang xem xét hồ sơ; 40 trường hợp tư vấn hướng dẫn; 05 trường hợp không liên hệ được với doanh nghiệp; 01 trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thuộc diện NHTM hạn chế cho vay; 20 trường hợp không đủ điều kiện vay vốn; 01 trường hợp không đủ điều kiện cơ cấu nợ hoặc giảm lãi.
11 Từ 17/4/2020 đến 18/5/2020.
12 Công ty TNHH Intel Products VN sản xuất sản phẩm “mạch điện tử tích hợp”, Công ty TNHH Jabil VN sản xuất sản phẩm "máy quét có thể kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động".
13 Trong đó, có 61 hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi lên doanh nghiệp.
14 Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 9.522 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 47,62 tỷ đô-la Mỹ.
15 Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp thành phố cấp 06 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 444 dự án.
16 Sở Tài chính báo cáo số liệu tháng 5 qua hộp thư điện tử.
17 Tập huấn để tham dự giải các môn Taekwondo, Karate, Judo, Cầu lông, Bắn súng, Cờ vua, Điền kinh, Xe đạp, Bóng đá nam, Bóng đá nữ.
18 Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố.
19 Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố.
20 Ký hợp đồng hỗ trợ 03 dự án tham gia chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 2020 (Chương trình Speedup 2020) với tổng kinh phí thực hiện là 4,450 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là 2,725 tỷ đồng.;Tiếp nhận hồ sơ thuyết minh của 05 dự án đề nghị hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
21 Tính đến ngày 28 tháng 4 năm 2020.
22 Người kết thúc cách ly tập trung ở TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác về TP.HCM đang trong thời gian theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nơi cư trú. Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra ngày 5, ngày 10 và ngày 15; thành viên phi hành đoàn các hãng hàng không trong nước và Quốc tế; Nhân viên phục vụ bếp ăn tập thể hoặc công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn lớn; nhân viên phục vụ những người ở cơ sở bảo trợ xã hội...
23 Số liệu từ 16/04/2020 - 15/05/2020.
24 05 doanh nghiệp FDI và 02 doanh nghiệp trong nước, xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và quận Bình Tân.
25 Quỹ xóa đói giảm nghèo hiện nay là 1.432 tỷ đồng cho 36.544 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay với số tiền 1.048 tỷ đồng; Quỹ quốc gia về việc làm là 2.705 tỷ đồng cho vay 29.746 dự án; Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất là 322 tỷ đồng cho vay 3.737 hộ.
26 Hỗ trợ gói dinh dưỡng, thực phẩm cho trẻ em và gia đình thuộc diện cách ly trên địa bàn Quận 8; hỗ trợ kinh phí cho 400 trẻ em thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch bởi Covid-19 trên địa bàn thành phố (01 triệu đồng/em). Phối hợp triển khai thực hiện gói vận động hỗ trợ 1.000 suất ăn cho trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn một số quận, huyện; trao tặng khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, quà, gạo, sữa,...cho trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, ngoài công lập và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
27 Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020; Công văn số 1530/UBND-KSTT ngày 27 tháng 4 năm 2020 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2020 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
28 Gồm 07 vụ giết người; 07 vụ cướp tài sản; 03 vụ hiếp dâm; 01 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 32 vụ cố ý gây thương tích; 07 vụ giao cấu với người dưới 16 tuổi; 02 vụ chống người thi hành công vụ; 02 vụ bắt giữ người trái pháp luật; 02 vụ cưỡng đoạt tài sản; 37 vụ cướp giật tài sản (có 34 vụ sử dụng phương tiện); 160 vụ trộm tài sản (có 98 vụ trộm xe máy); 25 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 32 loại án khác.