Báo cáo 10/BC-UBDT năm 2016 tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 do Uỷ ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 10/BC-UBDT
Ngày ban hành 15/01/2016
Ngày có hiệu lực 15/01/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Sơn Minh Thắng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2016

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện công văn số 4465/UBVĐXH13 ngày 15/12/2015 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc báo cáo tình hình thực hiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐNG GIỚI NĂM 2015

1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2015

1.1. Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về bình đẳng giới

Trong năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”. Việc triển khai thực hiện Đề án là hết sức cần thiết nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương sớm triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc cũng đang tiến hành xây dựng Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2016.

1.2. Công tác giáo dục, truyền thông về bình đẳng giới

Thực hiện Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, trong đó giao: “Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc ít người; vận động đồng bào dân tộc ít người phát huy các phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”. Với vai trò và trách nhiệm được giao, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên cả nước; tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào DTTS và các đối tượng tham gia. Ủy ban Dân tộc đã đưa nội dung tuyên truyền bình đẳng giới vào trong các Chương trình phối hợp với các Bộ ngành liên quan như TW Hội LHPNVN,...

Trong năm 2015, triển khai thực hiện Quyết định số 554/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 08 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cho gần 1.000 lượt người thuộc đối tượng là bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, ấp, người có uy tín, người sản xuất giỏi... thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Trị, Bình Định, Nghệ An, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang. Tại các hội nghị nhiều nội dung pháp luật mới, quan trọng, thiết thực tôn trọng và chấp hành pháp luật ở địa phương đã được phổ biến tới các đối tượng trên, góp phần tích cực vào việc xây dựng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS; bổ sung sách pháp luật cho 80 tủ sách của 80 xã thuộc 8 tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Trị, Bình Định, Nghệ An, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang; hỗ trợ xây dựng và hoạt động của 02 Câu lạc bộ pháp luật của 02 xã thuộc 02 huyện của tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.

1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới

Năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với một số cơ quan tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc, gồm:

- Phối hợp với Cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức 01 khóa tập huấn “Nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chính sách dân tộc” cho gần 60 cán bộ, công chức của Ủy ban Dân tộc, với mục đích tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số, tăng cường năng lực chuyên môn về bình đẳng giới và lồng ghép giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới; 02 khóa tập huấn “Thúc đẩy lồng ghép giới trong việc thực hiện kế hoạch hành động về các mục tiêu thiên niên kỷ ở vùng DTTS” cho gần 80 cán bộ, công chức của Ban Dân tộc các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, với mục đích tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ công chức của các Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về thúc đẩy mục tiêu thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểu số; 02 cuộc Hội thảo quốc gia nhằm thúc đẩy chính sách bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, với sự tham dự của hơn 130 đại biểu đại diện một số Bộ, ngành cơ quan Trung ương và Ban Dân tộc 35 tỉnh/thành phố trên cả nước. Mục đích của Hội thảo nhm trao đổi, đánh giá, thảo luận xoay quanh các vấn đề chủ yếu về chính sách bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

- Phối hợp với Ban Quản lý Dự án: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” - Bộ Ngoại giao, do Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, đã tổ chức 01 khóa tập huấn “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số đang công tác trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc” cho gần 40 học viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Ban Dân tộc và Phòng Dân tộc của 14 tỉnh/thành phố khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên, với mục đích chia sẻ, cung cấp, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm nâng cao năng lực trong giải quyết công việc, công tác quản lý thời kỳ hội nhập quốc tế, cung cấp kiến thức và thực hành các kỹ năng về giới và bình đẳng giới; Tổ chức 01 cuộc tọa đàm “Giải pháp tăng tỷ lệ cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc” với sự tham dự của hơn 70 đại biểu đại diện một số Bộ, ngành cơ quan Trung ương và 12 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Mục đích của bui Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức nữ, cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số đang công tác trong hệ thống chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc; thảo luận, thống nhất đề xuất các giải pháp thúc đy các mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số vào các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị cơ sở nhiệm kỳ 2016 - 2021 và giai đoạn tiếp theo.

1.4. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới

Năm 2015, Ủy ban Dân tộc thực hiện đầy đủ công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới theo yêu cầu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội1, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp và đưa các chỉ tiêu thống kê về bình đẳng giới vùng DTTS vào trong hệ thống chỉ tiêu thống kê chung công tác dân tộc và Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ vùng DTTS.

1.5. Bố trí kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới

Năm 2015, kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới theo Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn kinh phí tài trợ của UNDP, UNWomen cho một số hoạt động.

1.6. Việc thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Năm 2015, trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra Ủy ban Dân tộc không phát hiện trường hợp nào vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ.

2. Việc thực hiện các giải pháp đã đề ra để khắc phục những hạn chế của năm 2014

Năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã triển khai thực hiện một số giải pháp đã đề ra để khắc phục một số hạn chế của năm 2014, đó là: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc và Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh; tập huấn chuyên sâu các kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về bình đẳng giới cho các đối tượng tham gia thực hiện Mô hình bình đẳng giới tại địa phương.

3. Phương hướng năm 2016

3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phbiến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.

3.2. Triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thng trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện năm 2016 gồm; Khảo sát, đánh giá, xác định về nhận thức, hiểu biết và nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các quy định của pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình, để từ đó xác định các thông điệp, phương thức truyền thông, xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp phù hợp với cộng đồng; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Xây dựng Mô hình thí điểm: “Truyền thông, vận động tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, phòng chng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thng vùng dân tộc thiểu số”.

[...]