Luật Đất đai 2024

Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011

Số hiệu 65/2011/QH12
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 29/03/2011
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng
Loại văn bản Luật
Người ký Nguyễn Phú Trọng
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 65/2011/QH12

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11,

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.”

2. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự

Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”

3. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”

4. Bổ sung Điều 23a như sau:

“Điều 23a. Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”

5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

8. Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

7. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 31. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.

3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.”

8. Bổ sung Điều 32a như sau:

“Điều 32a. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính.

3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều này.”

9. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”

11. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.”

12. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

13. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;

b) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;

d) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá;

đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;

e) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;

h) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

i) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia phiên toà;

l) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

m) Tranh luận tại phiên tòa;

n) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

o) Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng;

p) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;

q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;

r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

t) Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

u) Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật;

v) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

x) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này;

y) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.”

14. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.

2. Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện.”

15. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.”

16. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 63. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.”

17. Điều 82 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 82. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

18. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 85. Thu thập chứng cứ

1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;

c) Trưng cầu giám định;

d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”

19. Điều 90 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 90. Trưng cầu giám định

1. Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định.”

20. Điều 92 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 92. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

1. Các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.

Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.

2. Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.

3. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Việc đánh giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.

5. Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.

6. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”

21. Điều 94 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 94. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ

1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó.

2. Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

22. Điều 159 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”

23. Điều 164 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”

24. Điều 168 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.”

25. Điều 170 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 170. Khiếu nại, khiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;

b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.

4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;

b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.”

26. Điều 176 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữ yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”

27. Điều 177 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 177. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”.

28. Điều 184 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 184. Thành phần phiên hòa giải

1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

2. Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

5. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.”

29. Bổ sung Điều 185a như sau:

“Điều 185a. Trình tự hòa giải

1. Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.

2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.

4. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.”

30. Điều 189 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

2. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.

4. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án.

5. Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.

6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

31. Điều 192 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;

e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;

g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

h) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu”.

32. Điều 193 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 193. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

3. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”

33. Điều 195 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 195. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, nếu có;

e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;

g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;

i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.

2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.

Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.”

34. Điều 199 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

35. Điều 202 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này.”

36. Điều 208 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 208. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa

1. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

2. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;

đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

3. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.”

37. Điều 234 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 234. Phát biểu của Kiểm sát viên

1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”

38. Điều 257 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 257. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.”

39. Điều 260 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 260. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

1. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này;

b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

c) Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

3. Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.”

40. Điều 262 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 262. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu

1. Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.”

41. Điều 264 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 264. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm

1. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.”

42. Điều 266 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 266. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

3. Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên tòa, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 của Bộ luật này.

4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật này.”

43. Điều 271 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 271. Nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

1. Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên theo trình tự sau đây:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp tất cả các đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;

b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.

2. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.

3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ.”

44. Bổ sung Điều 273a như sau:

“Điều 273a. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.”

45. Điều 275 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 275. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:

1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

2. Sửa bản án sơ thẩm;

3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.”

46. Điều 277 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 277. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;

2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”

47. Điều 284 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”

48. Bổ sung Điều 284a và Điều 284b như sau:

Điều 284a. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

Điều 284b. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”

49. Điều 288 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

50. Điều 297 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 297. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;

4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.”

51. Điều 299 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 299. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”

52. Bổ sung Chương XIXa như sau:

“CHƯƠNG XIXa

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 310a. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị đó.

Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 310b. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 310a của Bộ luật này hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 3 Điều 310a của Bộ luật này.

2. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp.

3. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự, nếu có, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:

a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

5. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”

53. Điều 311 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 311. Phạm vi áp dụng

Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này.

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”

54. Bổ sung Điều 313a như sau:

“Điều 313a. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự

1. Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi và cử Thẩm phán, Thư ký Tòa án do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.

2. Việc thay đổi Thẩm phán tại phiên họp giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định;

b) Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

3. Trước khi mở phiên họp và tại phiên họp, việc thay đổi và cử Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.”

55. Điều 314 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự

1. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;

đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

e) Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;

g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;

h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án.”

56. Bổ sung các điều 339a, 339b và 339c như sau:

“Điều 339a. Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

1. Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.

2. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.

3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 339b. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Điều 339c. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật”.

57. Điều 340 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 340. Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên.

2. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3. Hủy quyết định trọng tài

4. Giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

5. Thu thập chứng cứ.

6. Triệu tập người làm chứng.

7. Đăng ký phán quyết trọng tài.

8. Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định.”

58. Điều 375 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 375. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành

1. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 310b của Bộ luật này;

d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định vế cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

59. Bãi bỏ các điều 200, 201, 203, 376, 377, 378, 379 và 383.

Điều 2.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

76
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
Tải văn bản gốc Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 65/2011/QH12

Hanoi, March 29, 2011

 

LAW

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CIVIL PROCEDURE CODE

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10.

The National Assembly promulgates the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Civil Procedure Code,

Article 1. To amend and supplement the Civil Procedure Code:

1. To amend and supplement Article 7 as follows:

"Article 7. Responsibility of competent individuals, agencies and organizations to supply documents and evidence

Individuals, agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, provide the involved parties, courts and procuracies with documents and evidence currently in their possession or under their management at the request of the involved parties, courts or procuracies: in case they cannot do so. they shall notify such to the involved parties, courts or procuracies in writing and clearly state the reason."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 16. Assurance of impartiality of persons conducting or participating in civil procedures

Chief judges, judges, people's jurors, court clerks, procuracy chairmen, prosecutors, interpreters, expert-witnesses and members of valuation councils may neither conduct nor participate in civil procedures if there are reasons to believe that they may not be impartial in performing their tasks and exercising their powers."

3. To amend and supplement Article 21 as follows:

"Article 21. Supervision of law observance in civil procedures

1. The People's Procuracies shall supervise law observance in civil procedures and exercise the rights to request, recommend or protest according to law in order to ensure lawful and timely resolution of civil cases or matters.

2. The People's Procuracies shall participate in first-instance court sessions for civil matters: and first-Instance court hearings for cases with evidence collected by courts or disputed objects being public assets, public interests or land or house use rights or an involved party being a minor or a person with physical or mental defects.

3. The People's Procuracies shall participate in appellate, cassation or re-opening court hearings and sessions.

The Supreme People's Procuracy shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Supreme People's Court in. guiding the implementation of this Article."

4. To add the following Article 23a:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

In the course of settling civil cases, the courts shall assure that the involved parties and defense counsels of their rights and legitimate interests can exercise (heir right to oral argument to protect these rights and legitimate interests."

5. To amend and supplement Article 25 as follows:

"Article 25. Civil disputes falling under the courts' jurisdiction

1. Disputes over Vietnamese nationality among individuals.

2. Disputes over property ownership.

3. Disputes over civil contracts.

4. Disputes over intellectual property rights, technology transfers, except the cases prescribed in Clause 2. Article 29 of this Code.

5. Disputes over property inheritance.

6. Disputes over compensation for noncontractual damage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Disputes relating to professional press activities under law.

9. Disputes related to requests for declaration of notarized documents to be invalid.

10. Disputes related to assets forfeited to enforce judgments in accordance with the law on enforcement of civil judgments.

11. Disputes over property auction results and payment of expenses for registration to buy property through auction in accordance with the law on enforcement of civil judgments.

12. Other civil disputes as prescribed by law."

6. To amend and supplement Article 26 as follows:

"Article 26. Civil requests falling under the courts' jurisdiction

1. The request for declaration of a person losing his/her civil act capacity or having restricted civil act capacity or revocation of a decision declaring a person losing his/her civil act capacity or having restricted civil act capacity.

2. The request for announcement of the search of persons who are absent from their residential places and the management of their properties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. The request for declaration of a person dead or revocation of a decision to declare a person dead.

5. The request for recognition and enforcement in Vietnam of civil judgments or decisions or decisions on properties in criminal or administrative judgments or decisions of foreign courts or non-recognition of civil judgments or decisions or decisions on properties in criminal or administrative judgments or decisions of foreign courts, which are not required to be enforced in Vietnam.

6. The request for declaration of notarized documents to be invalid.

7. The request for determination of property ownership and use rights: division of common properties for enforcement of judgments in accordance with the law on enforcement of civil judgments.

8. Other civil requests as prescribed by law."

7. To amend and supplement Article 31 as follows:

"Article 31. Labor disputes falling under the courts' jurisdiction

1. Individual labor disputes between employees and employers, which have been successfully conciliated by grassroots labor conciliation boards or labor conciliators of labor state management agencies of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial towns but the involved parties fail to comply with conciliation results, or which cannot be conciliated or are not conciliated within the law- established time limit, except the following disputes which must not necessarily be conciliated at grassroots level:

a/ Disputes over labor discipline in the form of dismissal or over cases of unilateral termination of labor contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ Disputes between family maids and their employers:

d/ Disputes over social insurance in accordance with the labor law;

e/ Disputes over damage compensation between laborers and enterprises or non-business organizations sending laborers to work overseas under contracts.

2. Collective labor disputes over rights between labor collectives and employers under the labor law. which have been settled by chairpersons of the People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial towns but the labor collectives or employers disagree with the decisions of the chairpersons of the People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial towns or which are not settled by chairpersons of the People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial towns within the prescribed time limit.

3. Other labor disputes prescribed by law."

8. To add the following Article 32a:

"Article 32a. Courts' jurisdiction over decisions of agencies or organizations in particular cases

1. When resolving civil cases or matters, the courts may cancel decisions of agencies or organizations or competent persons of such agencies or organizations in particular cases which are obviously unlawful, infringing upon the rights and legitimate interests of involved parties in these civil cases or matters. In this case. agencies or organizations or competent persons of such agencies or organizations have the right and obligation to participate in proceedings.

2. In case civil cases or matters are related to decisions in particular cases which are requested for cancellation under Clause I of this Article, such decisions shall be considered by the courts in the same civil cases or matters. The jurisdiction of courts to resolve these civil cases or matters shall be determined under Articles 29 and 30 of the Law on Administrative Procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

9. To amend and supplement Article 33 as follows:

"Article 33. Jurisdiction of people's courts of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns

1. The people's courts of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns (below collectively referred to as district-level people's courts) have jurisdiction to settle according to first-instance procedures the following disputes:

a/ Civil, marriage- and family-related disputes prescribed in Articles 25 and 27 of this Code;

b/ Business and commercial disputes prescribed Clause 1. Article 29 of this Code;

c/ Labor disputes prescribed in Clause 1. Article 31 of this Code.

2. District-level people's courts have jurisdiction to settle the following requests:

a/ Civil requests prescribed in Clauses 1. 2. 3. 4. 6 and 7. Article 26 of this Code;

b/ Marriage- and family-related requests prescribed in Clauses 1. 2, 3. 4 and 5. Article 28 of this Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

10. To amend and supplement Article 35 as follows:

"Article 35.Territorial jurisdiction of courts

1. Territorial jurisdiction of courts to resolve civil cases shall be determined as follows:

a/ The courts of the localities where the defendants reside or work, if the defendants are individuals, or where the defendants are headquartered, if they are agencies or organizations, have jurisdiction to settle according lo First-instance procedures civil, marriage • and family -related, business, trade or labor disputes prescribed in Articles 25. 27. 29 and 31 of this Code;

b/ The involved parties may agree with each other in writing to request the courts of the localities where the plaintiffs reside or work, if the plaintiffs are individuals, or where the plaintiffs are headquartered, if they are agencies or organizations, to settle civil, marriage- and family-related, business, trade or labor disputes prescribed in Articles 25, 27. 29 and 31 of this Code:

c/ The courts of the localities where exist immovables have jurisdiction to settle disputes over such immovables.

2. Territorial jurisdiction of courts to resolve civil matters shall be determined as follows:

a/ The courts of the localities where the persons who are requested to be declared losing their civil act capacity or having restricted civil act capacity reside or work have jurisdiction to settle such requests;

b/ The courts of the localities where the absent persons who are requested to be announced for search in their places of residence or to be declared missing or dead last reside have jurisdiction to settle requests for announcement of the search for persons absent from their places of residence and management of such persons' properties or requests for declaration ot a person missing or dead;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d/ The courts of the localities where the persons who are obliged to execute foreign courts' civil, marriage and family, business, trade or labor judgments or decisions reside or work, if judgment debtors are individuals, or where the judgment debtors are headquartered, if they are agencies or organizations, or where exists the property related to the enforcement of such foreign courts" judgments or decisions. ha\e jurisdiction to settle requests to recognize and enforce foreign courts' civil, marriage and family, business, trade or labor judgments or decisions in Vietnam;

e/ The courts of the localities, where the request senders reside or work, if they are individuals, or where the request senders are headquartered, if they are agencies or organizations, have jurisdiction to settle requests for non -recognition of foreign courts' civil, marriage and family, business, trade or labor judgments or decisions, which are not required to be enforced in Vietnam:

f/ The courts of the localities where the persons who are obliged to execute foreign arbitral awards reside or work, if the judgment debtors are individuals, or where the judgment debtors are headquartered, if they are agencies or organizations, or where exists the property related to the enforcement of foreign arbitral awards, have jurisdiction to settle requests for recognition and enforcement in Vietnam of foreign arbitral awards:

g/ The courts of the localities where illegal marriages are registered have jurisdiction to settle requests for revocation of such illegal marriages;

h/ The court of the locality w here one of the parties to a voluntary divorce, child nurturing or property division resides or works has jurisdiction to settle the request for recognition of the voluntary divorce, child nurturing, property division upon divorce;

i/ The court of the locality where one of the parties that requests the court to recognize their agreement on change of post-divorce child nurturing person resides or works has jurisdiction to settle that request:

j/ The court of the locality where one parent of a minor child resides or works has jurisdiction to settle a request to restrict the rights of the father or mother toward the minor child or his/her right to visit the child after the divorce:

k/ The court of the locality where an adoptive parent or adopted child resides or works has jurisdiction to settle a request to terminate the child adoption;

1/ The courts of the localities where notary bureaus or offices which have performed notarization are located have jurisdiction to settle requests for declaration of notarized documents to be invalid;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

n/ The territorial jurisdiction of courts to settle requests related to the settlement by Vietnamese commercial arbitrations of disputes complies with the law on commercial arbitration."

11. To amend and supplement Article 36 as follows:

"Article 36. Jurisdiction of courts selected by plaintiffs or requesters

1. The plaintiffs have the right to select courts for settlement of civil, marriage and family-related, business, trade or labor disputes in the following cases:

a/ If the plaintiffs do not know where the defendants reside or work or where their head offices are located, they may ask the courts of the localities where the defendants last reside or work or where the head offices of the defendants are last located or where the defendants" properties are located to resolve the cases:

b/ If disputes arise from the operations of a branch of an organization, the plaintiffs may ask the court of the locality where the organization's head office is located or where its branch is located to settle them:

c/ If defendants have no place of residence, workplace or head office in Vietnam or the cases are related to disputes over alimony, the plaintiffs may ask the courts of the localities where they reside or work to resolve the cases;

d/ If disputes are over compensation for non-contractual damage, the plaintiffs may ask the courts of the localities where they reside, work or are headquartered or where the damage occurs to settle them;

e/ If disputes are over compensation for damage or allowance upon termination of labor contracts, over social insurance, the rights and interests in relation to job, wage, income and other working conditions for laborers, the plaintiffs being laborers may ask the courts of the localities where they reside or work to settle them;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

g/ If disputes arise from contractual relations, the plaintiffs may ask the courts of the localities where the contracts are performed to settle them:

h/ If the defendants reside, work or are headquartered in different places, the plaintiffs may ask the court of the locality where one of the defendants resides or works or is headquartered to resolve the cases:

i/ If disputes are over immovables which exist in different localities, the plaintiffs may request the court of the locality where one of such immovables exists to settle them.

2. The requesters may select courts to settle their civil, marriage- and family-related requests in the following cases:

a/ For civil requests prescribed in Clauses 1. 2, 3, 4, 6 and 7 of Article 26 of this Code, the requesters may ask the courts of the localities where they reside, work or are headquartered to settle them.

b/ For requests for termination of illegal marriages under Clause 1. Article 28 of this Code, the requesters may ask the courts of the localities where either of the parties to the illegal marriages resides to settle them:

c/ For requests for restriction of the rights of fathers or mothers toward their minor children or their right to visit the children after the divorce, the requesters may ask the courts of the localities where the children reside to settle them."

12. To amend and supplement Article 37 as follows:

"Article 37. Transfer of civil cases or matters to other courts; settlement of disputes over jurisdiction

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The involved parties, concerned individuals, agencies and organizations have the right to complain about, and the procuracy has the right to make a recommendation on, such decision within three working days from the date of receipt of the decision. Within three working days from the date of receipt of a complaint or recommendation, the chief judge of the court that has issued the decision to transfer the civil case or matter shall settle the complaint or recommendation. The decision of the chief judge of the court is final.

2. Any dispute over the jurisdiction between district-level people's courts within a province shall be settled by the chief judge of the provincial people's court.

3. Any dispute over the jurisdiction between district-level people's courts of different provinces or centrally run cities or between provincial people's courts shall be settled by the chief judge of the Supreme People's Court.

4. The Supreme People's Court shall guide the implementation of this Article."

13. To amend and supplement Article 58 as follows:

"Article 58. Rights and obligations of invoked parties

1. The involved parties have equal rights and obligations when participating in civil procedures.

2. When participating in civil procedures, the involved parties have the following rights and obligations:

a/ To maintain, modify, supplement or withdraw their requests in accordance with this Code:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ To request individuals, agencies or organizations that are keeping or managing documents and evidence to supply such documents and evidence to them for submission to courts;

d/ To request courts to verify or collect documents and evidence of the cases, which they cannot do by themselves or request courts to summon witnesses, to ask for expertise, valuation or price appraisal;

e/ To read and take notes, photocopy documents and evidence produced by other involved parties or collected by courts;

f/ To request courts to decide on the application, change or termination of provisional emergency measures;

g/ To reach agreement with one another on the resolution of cases: to participate in conciliation conducted by courts;

h/ To receive valid notices for the exercise of their rights and obligations;

i/ To protect by themselves or ask other persons to protect their rights and legitimate interests;

j/ To attend court hearings;

k/ To request replacement of civil procedure-conducting persons or participants in civil procedures in accordance with this Code;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

m/ To ask the courts to summon persons with related interests and obligations to participate in civil procedures;

n/ To make questions to other persons on matters related to the cases when so permitted by the courts or to propose to courts matters which need to be questioned on other persons; to confront each other or witnesses:

o/ To be provided with extracts of court judgments or decisions;

p/ To be present according to court summons and abide by court decisions during the settlement of their cases;

q/ To respect courts, and strictly observe the court hearing's internal rules;

r/ To appeal against or complain about court judgments or decisions in accordance with Code;

s/ To ask competent persons to protest according to cassation or reopening procedures against legally effective judgments or decisions of courts;

l/ To advance court fees and charges and pay court fees and charges and other expenses as prescribed by law;

u/ To strictly abide by legally effective judgments or decisions of courts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

w/ To have other rights and obligations prescribed by law."

14. To amend and supplement Article 59 as follows:

"Article 59. Rights and obligations of the plaintiffs

1. The rights and obligations of involved parties prescribed in Article 58 of this Code.

2. To withdraw part or whole of their lawsuit petitions: or modify the contents of lawsuit petitions."'

15. To amend and supplement Article 60 as follows:

"Article 60. Rights and obligations of the defendants

1. The involved parties' rights and obligations prescribed in Article 58 of this Code.

2. To he notified by courts of the lawsuits against them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. To make counter-claims against the plaintiffs if they are related to the plaintiffs' claims or propose clearance against the obligations of the plaintiffs."

16. To amend and supplement Article 63 as follows:

"Article 63. Defense counsels of involved parties' rights and legitimate interests

1. The defense counsels of involved parties' rights and legitimate interests arc persons asked by the involved parties and accepted by courts to participate in the procedures to protect the involved parties' rights and legitimate interests.

2. The following persons can he accepted by courts lo act as defense counsels of the involved parties' rights and legitimate interests:

a/ Lawyers who participate in procedures under the law on lawyers;

b/ Legal aid officers or persons participating in legal aid under the law on legal aid:

c/ Vietnamese citizens who have full civil act capacity, have never been convicted or have been convicted hut have had their criminal records remitted, who do not fall into the cases subject to the application of the administrative handling measure of sending lo medical treatment establishment, reformatory or to administrative probation: who are not cadres or civil servants in the court or procuracy sector, officers or non-commissioned officers in the public security force.

3. The defense counsels of the involved parties' rights and legitimate interests can protect the rights and legitimate interests of more than one involved party in the same case, if those persons' rights and legitimate interests do not conflict one another, Many defense counsels of the involved parties' rights and legitimate interests may jointly protect the rights and legitimate interests of a single involved party in a case."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 82. Sources of evidence

Evidence may be collected from the following sources:

1. Readable, audible or visible materials:

2. Exhibits:

3. Involved parties' testimonies:

4. Witnesses' testimonies;

5. Expertising conclusions:

6. On-site appraisal result minutes:

7. Practices:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

9. Other sources prescribed by law."

18. To amend and supplement Article 85 as follows:

"Article 85. Collection of evidence

1. If seeing that documents and evidence included in the files of civil cases or matters do not constitute sufficient grounds for the resolution thereof, judges shall request the involved parties to deliver additional documents and evidence.

2. In the cases prescribed by this Code, judges may take one or several of the following measures to collect documents and evidence;

a/ Taking testimonies of the involved parties and witnesses;

b/ Holding confrontations between involved parties and between involved parties and witnesses;

c/ Requesting expertise;

d/ Deciding on valuation of properties or request appraisal of property prices;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

f/ Entrusting the collection and verification of documents and evidence;

g/ Requesting individuals, agencies or organizations to supply readable, audible and visible materials or other exhibits related to the resolution of civil cases or matters.

3. When taking the measures specified at Points b. c. d. e. f and g. Clause 2 of this Article, judges shall issue decisions clearly stating the reasons and the request of the courts.

4. The procuracies may request the involved parties, individuals, agencies and organizations to supply dossiers, documents and exhibits so that they can exercise the right to protest according to appellate, cassation or reopening procedures."

19. To amend and supplement Article 90 as follows:

"Article 90. Request for expertise

1. Upon the agreement of all involved parties, or at the request of one or more of (he involved parties, judges may issue decisions requesting expertise. A decision requesting expertise must clearly state the names and addresses of the experts, the objects of expertise, matters that need to be expertised and specific requirements requiring expertising conclusions.

2. The experts that receive decisions requesting expertise shall perform expertise in accordance with law.

3. In case they see that the expertising conclusions are inadequate or unclear or violate the law, at the request of one or more of the involved parties, judges may issue decisions requesting additional expertise or re-expertise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

20. To amend and supplement Article 92 as follows:

"Article 92. Property valuation, property price appraisal

1. The parties may reach agreement on the valuation of properties or selection of property price appraisal organizations.

A court shall issue a decision to valuate disputed properties in the following cases:

a/ It is so requested by one or all of the involved parties;

b/ The parties have colluded with one another or with the price appraisal organization on low prices for the purpose of evading their obligation toward the Slate.

2. The Valuation Council set up by a court is composed of its chairman being a representative of the finance agency and members being representatives of other relevant professional agencies. Persons who have conducted procedures in the case and those prescribed in Clauses 1, 2 and 3. Article 46 of Ibis Code may not participate in the Valuation Council.

The Valuation Council shall carry out the valuation only when all of their members are present. When necessary, a representative of the commune-level People's Committee of the locality where exists the property subject to valuation may be invited to witness the valuation. The involved parties shall be notified in advance of the time and venue of the valuation and have the right to attend and give comments on the valuation. The right lo decide on the price of the valuated property rests with the Valuation Council.

3. The finance agency and other relevant professional agencies shall appoint their officers to join the Valuation Council and create conditions for them to perform their tasks. Persons appointed to be members of the Valuation Council shall take part fully in the valuation. The finance agency and professional agencies that fail to appoint their officers to join the Valuation Council and persons appointed to join the Valuation Council who fail to take part in the valuation without plausible reasons shall, depending on the seriousness of their violations, be handled in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. At the request of one or all of the involved parties, the court shall request a property price appraisal organization lo conduct price appraisal. Properly price appraisal shall be carried out under the law on property price appraisal. Property price appraisal results shall be regarded as evidence if the price appraisal is carried out in accordance with law.

6. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their respective tasks and powers, detail and guide the implementation of this Article.

21. To amend and supplement Article 94 as follows:

"Article 94. Request for individuals, agencies and organizations lo supply evidence

1. In case the involved parties, though having applied all necessary measures, fail to collect evidence by themselves, they may request the court to collect evidence in order to ensure the proper resolution of their civil case or matter.

The involved parties that request the court to collect evidence shall make written requests clearly staling the matter(s) to be proved, the evidence to be collected, the reasons why they are unable to collect evidence by themselves: full names and addresses of the individuals, agencies or organizations that are managing or keeping the evidence which needs lo be collected.

2. The court or procuracy may request directly or in writing individuals, agencies or organizations that are managing or keeping the evidence to supply them.

Individuals, agencies or organizations that are managing or keeping such evidence shall supply the evidence fully and in time as requested by the court or procuracy within fifteen days as from the date of receiving the request; if failing to supply evidence fully and in time at the request of the court or procuracy. they shall, depending on the seriousness of their violations, be handled in accordance with law."

22. To amend and supplement Article 159 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The statute of limitations for initialing civil lawsuits is the time limit during which entities have the right to initiate lawsuits to request courts to resolve civil cases in order lo protect their rights and legitimate interests which have been infringed upon. Past this time limit, they will lose their right to initiate lawsuits, unless otherwise provided for by law.

2. The statute of limitations for filing petitions for resolution of civil matters is the time limit during which entities have the right to request courts to resolve civil matters in order to protect the rights and legitimate interests of individuals, agencies or organizations: public interests or the State's interests. Fast this lime limit, they will lose the right to file petitions. unless otherwise provided for by law.

3. The statute of limitations for initiating civil lawsuits complies with law. In case the law does not prescribe a statute of limitations for initiating civil lawsuits, the following provisions shall be complied with:

a/ No statute of limitations is applied to disputes over property ownership: disputes over claim back of properties under others' manage­ment or in others' possession, disputes over land use rights in accordance with the land law;

b/ For disputes other than those prescribed at Point a of this Clause, the statute of limitations for initiating a civil lawsuit is two years, counting from the date individuals, agencies or organizations become aware that their rights and legitimate interests are infringed upon.

4. The statute of limitations for filing petitions for resolution of civil matters complies with the provisions of law. In case the law does not prescribe a statute of limitations for such petitions, the statute of limitations for filing petitions with courts for resolving civil matters is one year, counting from the date the right to file petitions arises, excluding civil matters related to civil personal rights to which no statute of limitations is applied."

23. To amend and supplement Article 164 as follows:

"Article 164. Form and contents of a lawsuit petition

1. Individuals, agencies or organizations initiating lawsuits shall prepare their petitions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ Date of its making;

b/ Name of the court receiving the petition;

c/ Name and address of the litigator;

d/ Name and address of the person with his/ her rights and interests to be protected, if any:

e/ Name and address of the sued person:

f/ Name(s) and address(es) of persons(s) with related rights and obligations, if any:

g/ Specific matters requested to be resolved by the court in relation to the defendant and/or persons(s) with related rights and obligations;

h/ Full names and addresses of witnesses, if any.

3. Individual litigators shall sign or fingerprint their petitions. For institutional litigators, their representatives shall undersign and stamp their petitions. For lawsuits to protect the rights and legitimate interests of minors or persons having lost their civil act capacity, their at-law representatives shall sign or fingerprint their petitions. A lawsuit petition must be accompanied with documents and evidence to prove that the lawsuit petition is grounded and lawful.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

24. To amend and supplement Article 168 as follows:

"Article 168. Return of lawsuit petitions, consequences of the return of lawsuit petitions

1. The court shall return a lawsuit petition in the following cases:

a/ The litigator has no right to sue or does not have full civil procedure act capacity;

b/ The matter has been resolved under a legally effective judgment or decision of a court or an effective decision of a competent state agency, except cases in which the court has rejected the application for divorce, for change in child adoption, change of alimony or compensation level, or application for change of property or heritance manager or claim back of property, leased or lent property or a house or land use rights leased, lent or offered for other people's free stay, which has not been accepted by the court due to the lack of lawsuit conditions;

c/ The notification time limit prescribed in Clause 2, Article 171 of this Code has expired while the litigator fails to hand to the court a receipt of the court fee advance, except cases of objective obstacles or force majeure events;

d/ Lawsuit conditions are insufficient;

e/ The case does not fall under the court's jurisdiction.

2. When returning a lawsuit petition and accompanying documents and evidence to the litigator, the court shall make a written document clearly stating the reason for the return and concurrently send it to the same-level procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ The litigator has (he right to sue or has full civil procedure act capacity;

b/ Application for divorce, for change in child adoption, change of alimony or compensation level, or application for change of properly or heritance manager or claim back of property, leased or lent property or a house or land use rights leased, lent or offered for other people's free stay, which has not been accepted by the court due to the lack of lawsuit conditions;

c/ Lawsuit conditions are sufficient;

d/ Other cases prescribed by law.

4. The Supreme People's Court shall guide the implementation of Clauses I and 3 of this Article."

25. To amend and supplement Article 170 as follows:

"Article 170. Complaints, recommendations about the return of lawsuit petitions and settlement thereof

1. Within three working days after receiving back the lawsuit petition and accompanying documents and evidence returned by the court, the litigator may file a complaint with the chief judge of the court which has returned the lawsuit petition.

Within three working days after receiving the court's document on the return of the lawsuit petition, the same-level procuracy may make a recommendation to the chief judge of the court which has returned the lawsuit petition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ To uphold the return of the lawsuit petition;

b/To receive back the lawsuit petition and accompanying documents and evidence in order lo accept the case.

3. Within seven working days after receiving the decision of the chief judge of the court in response to the complaint or recommendation about the return of the lawsuit petition, the litigator may lodge a complaint or the procuracy may file a recommendation with the chief judge of the immediate superior court for consideration and settlement.

4. Within ten working days after receiving a complaint or recommendation aboul the return of a lawsuit petition, the chief judge of a court shall issue one of the following decisions:

a/ To uphold the return of the lawsuit petition;

b/ To request the first-instance court lo receive back the lawsuit petition and accompanying documents and evidence in order to accept the case.

The decision of the chief judge of the immediate superior court on the settlement of the complaint or recommendation is final, which must be immediately sent to the litigator, the same-level procuracy, the recommending procuracy and the court which has decided lo return the lawsuit petition."

26. To amend and supplement Article 176 as follows:

"Article 176. Defendants' right to make counter-claims

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The defendants' counter-claims against the plaintiffs or persons with related interests and obligations who file independent claims may be accepted in one of the following cases:

a/ The counter-claim is made for clearance of liability against the claim of the plaintiff or the independent claim of the person with related interests and obligations;

b/ The counter-claim, if accepted, will result in the non-acceptance of part or the whole of the claim of the plaintiff or the independent claim of the person with related interests and obligations;

c/ There is an interrelation between the counter-claim and the claim of the plaintiff or the independent claim of the person with related interests and obligations, and if these claims are settled in the same case, the resolution of such case will he more accurate and quicker.

3. The defendant may file a counter-claim before the court issues a decision to bring the case to first-instance trial."

27. To amend and supplement Article 177 as follows:

"Article 177. Right of persons with related rights and obligations to make independent claims

1. In case a person with related rights and obligations does not participate in the procedures on the side of the plaintiff or the defendant, he/she may make an independent claim when the following conditions are met:

a/ The resolution of the case is related to his/ her rights and obligations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ If his/her independent claim is settled in the same case, the resolution of such case will be more accurate and quicker.

2. A person with related rights and obligations may file an independent claim before the court issues a decision to bring the case to first-instance trial."

28. To amend and supplement Article 184 as follows:

"Article 184. Participants in a conciliation session

1. The judge who shall preside over the conciliation session.

2. The court clerk who shall record the minutes of the conciliation session.

3. The involved parties or their lawful representatives.

In a case with many involved parties, if one of them is absent from the conciliation session, but the parties present at the session still agree to proceed with the conciliation and such conciliation will not affect the rights and obligations of the absentee, the judge shall conduct the conciliation among the parties present. If the involved parties request postponement of the conciliation session so that all involved parties can attend it, the judge shall postpone the conciliation session and notify the postponement of the conciliation session and the re-opening of another to the involved parties.

4. Related individuals, agencies and organizations, in case the judge finds it necessary to request them to participate in the conciliation session.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

29. To supplement the following Article 185a:

"Article 185a. Conciliation process

1. Before conducting conciliation, the court clerk shall report to the judge on the presence or absence of persons already notified by the court to participate in the conciliation session. The judge presiding over the conciliation session shall re-check the presence and identity cards of the participants in the conciliation session.

2. The presiding judge shall conduct the conciliation session according to conciliation contents prescribed in Article 185 of this Code.

3. The involved parties or their lawful representatives shall present their opinions on the disputed contents and propose matters to be conciliated.

4. The judge shall identify matters on which the parties have reached agreement and have not yet reached agreement, and request the parties to additionally explain unclear contents and their disagreements.

5. The judge shall make conclusions on matters on which the parties have successfully conciliated and matters on which they have not yet reached agreement."

30. To amend and supplement Article 189 as follows:

'Article 189. Suspension of resolution of civil cases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. One involved party being an individual has lost his/her civil act capacity while his/her at-law representative has not been determined yet.

3. The lawful representative of an involved party stops working without a replacement yet.

4. The result of resolution of another related case or matter, which, as required by law, must be resolved by another agency or organization before the case is resolved, needs to be waited for.

5. The result of judicial entrustment or supply of documents and evidence by agencies or organizations at the request of the court for the resolution of the case needs to be waited for upon the expiration of the resolution time limit.

6. Other cases as prescribed by law."

31. To amend and supplement Article 192 as follows:

"Article 192. Termination of resolution of civil cases

1. After accepting a civil case which falls within its jurisdiction, the court shall issue a decision to terminate the resolution of the case in the following cases:

a/ The individual plaintiff or defendant has died while his/her rights and obligations are not inherited;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ The litigator withdraws his/her lawsuit petition with the court's approval or the litigator has no right to initiate a lawsuit;

d/ The agency or organization withdraws its lawsuit document in case there is no plaintiff or the plaintiff requests discontinuation of the resolution of the case;

e/ The involved parties have reached agreement among them and do not request the court to further resolve the case;

f/ The plaintiff is still absent though he/she has been duly summoned twice, except when he/she files a request for resolution in his/her absence or his/her absence is due to a force majeure event;

g/ The court has issued a decision to open bankruptcy procedures for the enterprise or cooperative being a party to the case and the resolution of such case is related to the obligations and property of such enterprise or cooperative;

h/ The statute of limitations for initiating a lawsuit has expired;

i/ Cases prescribed in Clause J, Article 168 of this Code which have been accepted by the court;

j/ Other cases prescribed by law.

2. The court shall issue a decision to terminate the resolution of a civil case, delete the name of such case from the case acceptance register and return the lawsuit petition and accompanying documents and evidence to the involved parties, if requested."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 193. Consequences of termination of resolution of civil cases

1. When the decision to terminate the resolution of a civil case is issued, the involved parties may not initiate a lawsuit to request the court to re-resolve such civil case if the institution of the subsequent case does not show any difference from the previous case in terms of plaintiff, defendant and the disputed legal relation, except cases prescribed in Clause 3. Article 168. and at Points c. f and g. Clause 1. Article 192 of this Code, and other cases prescribed by law.

2. In case the court issues a decision to terminate the resolution of a civil case under Point a. b. d. e. f or j, Clause 1. Article 192 of this Code, the court fee advance paid by the involved parties shall be remitted into public funds.

3. In case the court issues a decision to terminate the resolution of a civil case under Point c, g. h or i, Clause 1. Article 192 of this Code, the court fee advance paid by the involved parties shall be refunded to them.

4. A decision to terminate the resolution of a civil case may be appealed or protested against according to appellate procedures."

33. To amend and supplement Article 195 as follows:

"Article 195. Decisions to bring cases to trial

1. A decision to bring a case to trial must contain the following principal details:

a/ Date of its issue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ The case to be brought lo trial;

d/ Names and addresses of the plaintiff, the defendant or another person who initiates the lawsuit for the court to resolve the case, and persons with related rights and obligations;

e/ Full names of the judge, people's jurors, court clerk and full names of the alternate judge and people's jurors, if any;

f/ Full names of the procurator to attend the court hearing and the alternate procurator, if any;

g/ Time, date and venue of the court hearing;

h/ Public or behind-closed-doors trial;

i/ Full names of persons who are summoned to the court hearing.

2. The decision to bring the case to trial must be sent to the involved parties and the same-level procuracy immediately after the issuance thereof.

If the pocuracy participates in the court hearing under Clause 2. Article 21 of this Code, the court shall send the case file to the same-level procuracy. Within fifteen days after receiving the dossier, the procuracy shall study then return the file to the court."'

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 199. Presence of involved parties, representatives and defense counsels of the rights and legitimate interests of involved parties

1. Under the first subpoena of the court, the involved parties or their representatives or defense counsels of their tights and legitimate interests must be present. If any of them is absent, the trial panel shall postpone the court hearing, unless such party files a written request for trial in his/her absence.

The court shall notify the involved parties or their representatives or defense counsels of their rights and legitimate interests of the postponement of the court hearing.

2. Under the second subpoena of the court, the involved parties or their representatives or defense counsels of their rights and legitimate interests must be present. If they are absent for reasons other than force majeure events, the court shall handle as follows:

a/ If the plaintiff or his/her at-law representative is absent without a representative attending the court hearing, he/she shall be regarded as having waived his/her lawsuit, and the court shall decide to terminate the settlement of his/her lawsuit, unless he/she files a written request for trial in his/her absence. The plaintiff may initiate another lawsuit, provided that the statute of limitations for initiating a lawsuit has not yet expired;

b/ If the defendant or a person with related interests and obligations who files no independent claim is absent without a representative attending the court hearing, the court shall conduct trial in his/her absence:

c/ If a person with related interests and obligations who files an independent claim is absent without a representative attending the court hearing, he/she shall be regarded as having waived his/her independent claim, and the court shall decide to terminate the settlement of his/ her independent claim, unless he/she files a written request for trial in his/her absence. A person with related interests and obligations who files an independent claim may initiate another lawsuit with respect to his/her independent claim, provided that the statute of limitations for initiating a lawsuit has not yet expired;

d/ If the defense counsel of the rights and legitimate interests of an involved party is absent, the court may conduct trial in his/her absence.'"

35. To amend and supplement Article 202 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The court shall proceed with hearing a case in the following cases:

1. The plaintiff, the defendant or persons with related interests and obligations and their representatives who are absent from the court hearing file written requests with the court to conduct the trial in their absence:

2. The plaintiff and the defendant or persons with related interests and obligations who are absent from the court hearing ha\e their lawful representatives attending the court hearing;

3. The cases prescribed at Points b and d. Clause 2. Article 199 of this Code."

36. To amend and supplement Article 208 as follows:

"Article 208, time limit for postponing a court hearing and decision to postpone a court hearing

1. In case the trial panel decides to postpone the court hearing under Clause 2, Article 51. Clause 2. Article 72 or Article 199, 204, 205, 206, 207 or 215, or Clause 4. Article 230. and other cases prescribed by this Code, the time limit for postponement of a first-instance court hearing is thirty days from the date of issuance of the decision to postpone the court hearing.

2. A decision to postpone a court hearing must contain the following principal details:

a/ Date of its issuance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ The case to be brought to trial;

d/ Reasons for the postponement;

e/ Time and venue for resuming the court hearing.

3. The decision to postpone a court session must be signed on behalf of the trial panel by the judge presiding over the court hearing and publicly notified to procedure participants. For absentees, the court shall immediately send the decision to them and concurrently to the same-level procuracy.

4. In case the court cannot resume a court hearing on the time and at the place notified in the postponement decision, the court shall immediately notify the same-level procuracy and procedure participants of the time and venue for resuming the court hearing."

37. To amend and supplement Article 234 as follows:

"Article 234. Presentations of procurators 1. After procedure participants present their arguments and counter-arguments, the procurator shall present opinions on the observance of the procedural law in the process of resolution of the case by the judges and trial panel; and the observance of law by procedure participants from the time the case is accepted for handling to the time before the trial panel deliberates the judgment.

2. The Supreme People's Procuracy shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Supreme People's Court in. guiding the implementation of this Article."

38. To amend and supplement Article 257 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Upon receiving the case file, appeal or protest and accompanying documents and evidence, the appellate court shall record them in the case acceptance register.

Within three working days after accepting a case, the court shall notify the involved parties and the same-level procuracy of the acceptance.

2. The chief judge of the appellate court or the chief judge of the appellate court of the Supreme People's Court shall set up an appellate trial panel and assign a judge to act as presiding judge."

39. To amend and supplement Article 260 as follows:

"Article 260. Termination of appellate trial of cases

1. The appellate court shall issue a decision to terminate the appellate trial of a case or part of a case in the following cases:

a/ Cases prescribed at Points a and b. Clause 1, Article 192 of this Code:

b/ The appellant withdraws the whole of the appeal or the procuracy withdraws the whole of me protest;

c/ The appellant withdraws part of the appeal or the procuracy withdraws part of the protest;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. If the appellant withdraws the whole of the appeal or the procuracy withdraws the whole of the protest before the appeal court issues a decision to bring the case to appellate trial, the assigned presiding judge shall decide to terminate the appellate trial. If the appellant withdraws the whole of the appeal or the procuracy withdraws the whole of the protest after the appellate court issues a decision to bring the case to appellate trial, the appellate trial panel shall issue the decision to terminate the appellate trial.

In these cases, the first-instance judgment or decision will take legal effect on the date the appellate court issues the decision to terminate the appellate trial.

3. If the appellant withdraws part of the appeal or the procuracy withdraws part of the protest, the appellate trial panel shall judge such withdrawal and decide to terminate the appellate trial of such part in the appellate judgment."

40. To amend and supplement Article 262 as follows:

"Article 262. Forwarding of case files to procuracies for study

1. After accepting a case for appellate trial, the appellate court shall transfer the case file to the same-level procuracy for study.

2. The time limit for the same-level procuracy to study a case file is fifteen days after receiving the case file; upon the expiration of such lime limit, the procuracy shall return the case file to the court."

41. To amend and supplement Article 264 as follows:

"Article 264. Participants in appellate court hearings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. A procurator of the same-level procuracy shall participate in the appellate court hearing."

42. To amend and supplement Article 266 as follows:

"Article 266. Postponement of appellate court hearings

1. In case the procurator to attend the court hearing is absent, the appellate court hearing must be postponed.

2. If the appellant, the person who makes no appeal but has interests and obligations related to the appeal or protest and the defense counsels of their rights and legitimate interests are absent though they have been duly summoned for the first lime, the court hearing must be postponed. If a person files a written request for trial in his/ her absence, the court shall conduct the appellate court hearing in his/her absence.

3. If the appellant and procedure participants other than the appellant, and the defense counsels of their rights and legitimate interests are absent though they have been duly summoned for the second time, the postponement of the court hearing and termination or continuation of the appellate trial comply with Article 199, 202, 204, 205 or 206 of this Code.

4. The duration of postponement of, and the decision to postpone, an appellate court hearing comply with Article 208 of this Code."

43. To amend and supplement Article 271 as follows:

"Article 271. Hearing of presentations of involved parties and procurators at appellate court hearings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ The defense counsel of the appellant's rights and legitimate interests shall present the appeal contents and grounds therefor. The appellant may give additional opinions.

In case all involved parties appeal, the presentations shall be made in the following order: the defense counsel of the rights and legitimate interests of the appellant being the plaintiff and the plaintiff; the defense counsel of the rights and legitimate interests of the appellant being the defendant and the defendant: the defense counsel of the tights and legitimate interests of the appellant being a person with related rights and obligations and the person with related rights and obligations.

In case only the procuracy protests, the procurator shall present the protest contents and grounds therefor. In case there are both appeal and protest, the involved parties shall present the appeal contents and grounds therefor first then the procurator shall present the protest contents and grounds therefor:

b/ The defense counsels of the rights and legitimate interests of other parties related to the appeal or protest shall present their opinions on the appeal or protest contents. The involved parties may give additional opinions.

2. In case the involved parties have no defense counsel of their rights and legitimate interests, they shall themselves present their opinions on the appeal or protest contents as well as their petitions.

3. At an appellate court hearing, the involved parties and procurator may produce additional evidence."

44. To add the following Article 273a:

"Article 273a. Presentations of procurators at appellate court hearings

After procedure participants present their arguments and counter-arguments, the procurator shall present the procuracy's opinions on the observance of law in the process of settlement of the civil case at the appellate trial stage."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 275. Powers of appellate trial panels

The appellate trial panel has the following powers;

1. To uphold the first-instance judgment:

2. To modify the first-instance judgment:

3. To annul the first-instance judgment or part of the first-instance judgment and transfer the case file to the first-instance court for retrial.

4. To annul the first-instance judgment and terminate the settlement of the case."

46. To amend and supplement Article 277 as follows:

"'Article 277. Annulment of first-instance judgments, annulment of part of first-instance judgments and transfer of case files to first-instance courts for retrial

The appellate trial panel shall annul the first-instance judgment or part of the first-instance judgment and transfer the case file to the first-instance court for retrial in any of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The composition of the first-instance trial panel fails to comply with the provisions of this Code or there is another serious violation of the procedural law."

47. To amend and supplement Article 284 as follows:

"Article 284. Detection of legally effective court judgments or decisions which need to be reviewed according to cassation procedures

1. Within one year after the court judgment or decision takes legal effect, if detecting a violation(s) in such judgment or decision, the involved parties may file written requests to persons competent to make protests under Article 285 of this Code for consideration and protest according to cassation procedures.

2. In case the court, the procuracy or another individual, agency or organization detects a violation(s) in the legally effective court judgment or decision, they shall notify such in writing to persons competent to make protests under Article 285 of this Code."

48. To add the following Articles 284a and 284b:

"Article 284a. Petitions for review of legally effective court judgments or decisions according to cassation procedures

1. A petition must contain the following principal details:

a/ Date of making the petition;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ Name of the legally effective court judgment or decision requested to be reviewed according to cassation procedures;

d/ Reason(s) for the petition and request(s) of the petitioner;

e/ The signature or fingerprint, for an individual petitioner: the signature and seal of a lawful representative, for a petitioner being an agency or organization, at the end of the petition.

2. The petitioner shall enclose the petition with the legally effective court judgment or decision and documents and evidence to prove that the petition is grounded.

3. The petition and documents and evidence shall be addressed to the person competent to protest according to cassation procedures prescribed in Article 285 of this Code.

Article 284b. Procedures for receiving and considering petitions for review of legally-effective court judgments or decisions according to cassation procedures

1. The court or procuracy shall receive petitions filed by involved parties directly with the court or procuracy or by post and record them in the petition receipt register. The date of sending a petition is the date on which the involved party files the petition with the court or procuracy or the date of the postmark of the sending post office.

2. The court or procuracy that receives a petition shall issue a certificate thereof lo the involved party.

3. The person competent lo make protests according to cassation procedures shall assign an officer to study the petition and case file, and report it to him/her for consideration and decision. If making no protest, he/she shall notify in writing the involved party thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

49. To amend and supplement Article 288 as follows:

"Article 288. Time limit for protest according to cassation procedures

1. Persons competent to protest according to cassation procedures may only make their protests within three years counting from the date the court judgments or decisions take legal effect, except the case prescribed in Clause 2 of this Article.

2. In case the time limit for protest specified in Clause 1 of this Article has expired, it may be extended for another two years from the date of its expiration if the following conditions exist:

a/ The involved party has filed a petition under Clause 1. Article 284 of this Code, and files another one after the expiration of the time limit specified in Clause 1 of this Article:

b/ The legally effective court judgment or decision is illegal under Article 283 of this Code, seriously infringes upon the rights and legitimate interests of an involved parly or a third party, or infringes upon the State's interests, and a protest must be made for redressing the error found in such judgment or decision."

50. To amend and supplement Article 297 as follows:

"Article 297. Powers of cassation review panels

The cassation review panel has the following powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. To annul the legally effective court judgment or decision and uphold the lawful judgment or decision of the subordinate court which has been annulled or modified:

3. To annul part or the whole of the legally effective court judgment or decision for retrial according to first-instance or appellate procedures;

4. To annul the judgment or decision of the court which has tried the case and terminate the resolution thereof."

51. To amend and supplement Article 299 as follows:

"Article 299. Annulment of part or the whole of legally effective court judgments or decisions which are protested against for first-instance or appellate retrial

The cassation review panel shall issue a decision to annul part or the whole of a legally effective court judgment or decision being protested against for retrial according to first-instance or appellate procedures in the following cases:

1. The proof and collection of evidence have been carried out inadequately or in violation of the provisions of Chapter VII of this Code:

2. The conclusions in the judgment or decision do not conform to the objective circumstances of the case or there is a serious error in the application of law:

3. The composition of the first-instance or appellate trial panel fails to comply with the provisions of this Code or there is another serious violation of the procedure law."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Chapter XIXa

SPECIAL PROCEDURES FOR REVIEWING DECISIONS OF THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT

Article 310a. Requests, recommendations and proposals for review of decisions of the Judges' Council of the Supreme People's Court

1. In case there are grounds to determine that a decision of the Judges' Council of the Supreme People's Court has a serious violation of law or new important circumstances are

detected which may basically change the content of the decision and which the Judges' Council of the Supreme People's Court or the involved parties were not aware of when the decision was issued, if there is a request of the Standing Committee of the National Assembly, a recommendation of the Judicial Committee of the National Assembly or a recommendation of the Chairman of the Supreme People's Procuracy or a proposal of the Chief Judge of the Supreme People's Court, the Judges' Council of the Supreme People's Court shall review such decision.

2. In case there is a request of the Standing Committee of the National Assembly, the Chief Judge of the Supreme People's Court shall report it to the Judges' Council of the Supreme People's Court for review of its own decision.

3. In case there is a recommendation of the Judicial Committee of the National Assembly or the Chairman of the Supreme People's Procuracy or the Chief Judge of the Supreme People's Court detects a new violation or circumstance, the Chief Judge of the Supreme People's Court shall report it to the Judges' Council of the Supreme People's Court for reviewing such recommendation or proposal.

If agreeing with the recommendation of the Judicial Committee of the National Assembly or the Chairman of the Supreme People's Procuracy or the proposal of the Chief Judge of the Supreme People's Court, the Judges" Council of the Supreme People's Court shall issue a decision to assign the Chief Judge of the Supreme People's Court to organize study of the case file then report it to the Judges" Council of the Supreme People's Court for consideration and decision. If the Judges' Council of the Supreme People's Court disagrees with such recommendation or proposal, it shall notify such in writing clearly stating the reason.

4. A meeting of the Judges' Council of the Supreme People's Court to review the recommendation or proposal referred to in Clause 3 of this Article must be attended by the Chairman of the Supreme People's Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The Chief Judge of the Supreme People's Court shall organize study of the case file. verification and collection of documents and evidence and report them the Judges' Council of the Supreme People's Court for reviewing its own decision within four months counting after the date of receipt of the request of the Standing Committee of the National Assembly referred to in Clause 2. Article 310a of this Code or after the issuance of a decision by the Judges' Council of the Supreme People's Court referred to in Clause 3. Article 310a of this Code.

2. A meeting of the Judges' Council of the Supreme People's Court must be attended by the Chairman of the Supreme People's Procuracy. If seeing it necessary, the Supreme People's Court may invite related individuals, agencies and organizations to the meeting.

3. After hearing the report of the Chief Judge of the Peoples Supreme Court and opinions of the Chairman of the Supreme People's Procuracy and related individuals, agencies and organizations invited to attend the meeting, if any. the Judges' Council of the Supreme People's Court shall issue a decision to annul its own decision which has a serious violation of law or when there is a new important circumstance which basically changes the content of such decision: annul the legally effective judgment or decision of the subordinate court which has a serious violation of law or when there is a new important circumstance which basically changes the content of the judgment or decision, and. on a case-by-case basis, issue any of the following decisions;

a/ To annul its own decision and annul the legally effective judgment or decision and decide on the content of the case:

b/ To annul its own decision and annul the legally effective judgment or decision which has a serious violation of law and determine the damage compensation responsibility of the People's Supreme Court which has issued the decision containing a serious violation of law for an unintentional or an intentional fault, causing damage to the involved party, or identify the responsibility to indemnify the property value in accordance with law:

c/ To annul its own decision and annul the legally effective judgment or decision which has a serious violation of law and transfer the case file to the subordinate court for settlement in accordance with law.

4. A decision of the Judges' Council of the Supreme People's Court must be voted for by at least three-quarters of its total members.

5. The Supreme People's Court shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme People's Procuracy in, guiding the implementation of this Article."

53. To amend and supplement Article 311 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The courts shall apply the provisions of this Chapter and other provisions of this Code w Inch are not contrary to the provisions of this Chapter to resolving civil matters prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 6, 7 and 8. Article 26; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7. Article 28; Clauses i and 4, Article 30; and Clause 3. Article 32 of this Code.

Civil matter means a request filed by a dispute-free individual, agency or organization with a court to recognize or refuse to recognize a legal event which serves as a basis for the arising of civil, marriage and family, business, commercial or labor rights and obligations of his/her/its own or of another individual, agency or organization, or with a court to recognize his/ her/its civil, marriage and family, business, commercial or labor rights."

54. To add the following Article 313a:

"Article 313a. Decision on change of procedure-conducting persons when resolving civil matters

1. Prior to a meeting, the replacement and appointment of a judge and court clerk shall be decided by the chief judge of the court currently resolving the civil matter: if the replaced judge is the chief judge of the court currently resolving the civil matter, the replacement shall be decided by the chief judge of the immediate superior court.

2. The replacement of a judge during a meeting to resolve a civil matter shall be effected as follows:

a/ If the civil matter is resolved by a single judge, the replacement shall be decided by the chief judge of the court currently resolving the civil matter. If the replaced judge is the chief judge of the court currently resolving the civil matter, the replacement shall be decided by the chief judge of the immediate superior court:

b/ If the civil matter is resolved by a civil matter resolution council consisting of three judges, the replacement of a member of the council shall be decided by the council itself.

3. Prior to and during a meeting, the replacement and appointment of a procurator shall be decided by the same-level procuracy. If the replaced procurator is the chairman of the procuracy, the replacement shall be decided by the chairman of the immediate superior procuracy."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

"Article 314. Procedures for conducting meetings to resolve civil matters

1. A meeting to resolve a civil matter shall be conducted in the following order:

a/ The court clerk shall report on the presence or absence of meeting participants;

b/ The judge shall open the meeting, check the presence or absence of persons who are summoned to the meeting and their identity cards, and explain the rights and obligations of the participants:

c/ The defense counsel of the rights and legitimate interests of the petitioner, the petitioner or his/her lawful representative shall present specific issues that are requested to be dealt with by the court, and reason, purpose and grounds for requesting the court to resolve such civil matter;

d/ The defense counsel of the rights and legitimate interests of persons with related interests and obligations and persons with related interests and obligations or their lawful representatives shall present their opinions on mailers pertaining to (heir rights and obligations in the resolution of the civil matter;

e/ Witnesses shall present their opinions; or expert-witnesses shall present their conclusions and explain issues which remain unclear or contradictory:

f/ The judge shall examine documents and evidence;

g/ The procurator shall present the procuracy's opinions on the resolution of the civil matter;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. In case a person is absent (be judge may announce the testimonies, documents and evidence supplied or disclosed to the court by that person."

56. To add the following Articles 339a. 339b and 339c:

"Article 339a. Petitions for declaration of notarized documents to be invalid

1. Notaries who have carried out notarization, requesters for notarization, witnesses, persons with related rights and interests and competent state agencies may request courts to declare notarized documents invalid when they have grounds to believe that the notarization was performed against the law on notarization.

2. A petition for a court to declare a notarized document invalid must contain the details prescribed in Clause 2, Article 312 of this Code.

3. Accompanying the petition for a court to declare a notarized document invalid must be documents and evidence to prove that such petition is grounded and lawful.

"Article 339b. Preparation for consideration of petitions for declaration of notarized documents to he invalid

1. The time limit for preparing for consideration of a petition for declaration of a notarized document to be invalid is thirty days, counting from the date the court accepts such petition. Past this time limit, the court shall issue a decision to open a meeting to consider the petition.

2. After accepting a petition for declaration of a notarized document to be invalid, the competent court shall immediately notify such to the notary bureau, notary office or notary that has performed the notarization, notarization requester, person with related rights and interests, competent state agency and same-level procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Within fifteen days after issuing a decision to open a meeting, the court shall open the meeting to consider the petition.

"Article 339c. Decisions to declare notarized documents invalid

1. The court may accept or not accept petitions for declaration of notarized documents to be invalid.

2. In case of accepting a petition, the court shall issue a decision to declare a notarized document invalid. In this decision the court shall decide on legal consequences of its declaration as prescribed by law."

57. To amend and supplement Article 340 as follows:

"Article 340. Civil matters related to Vietnamese commercial arbitration activities that fall under the jurisdiction of courts

1. Appointment or change of arbitrators.

2. Application, change or cancellation of provisional emergency measures.

3. Cancellation of arbitral awards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Collection of evidence.

6. Summoning of witnesses.

7. Registration of arbitral awards.

8. Other civil matters prescribed by the law on Vietnamese commercial arbitration."

58. To amend and supplement Article 375 as follows:'

Article 375. To be-enforced court judgments or decisions

1. To be-enforced civil court judgments or decisions are those that have taken legal effect, including:

a/ Judgments or decisions or parts of judgments or decisions of first-instance courts which are not appealed or protested against according to appellate procedures;

b/ Judgments and decisions of appeal courts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d/ Civil judgments or decisions of foreign courts and foreign arbitral awards which have been recognized and permitted for enforcement in Vietnam under Vietnamese courts' legally effective decisions.

2. The following judgments or decisions of first-instance courts shall be enforced without delay even though they are appealed or protested against:

a/ Judgments or decisions on alimonies, remuneration, reinstatement of laborers, wages. severance allowances, social insurance or compensations for loss of lives, health or mental damage suffered by citizens;

b/ Decisions on application of provisional emergency measures."

59. To annul Articles 200. 201, 203, 376. 377, 378, 379 and 383.

Article 2.

1. This Law takes effect on January 1, 2012.

2. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their respective tasks and powers, guide the implementation of this Law.

This Law was passed on March 29, 2011, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9 session.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
Số hiệu: 65/2011/QH12
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Thủ tục Tố tụng
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/03/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Việc thi hành Luật này được hướng dẫn bởi Nghị quyết 60/2011/QH12 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 1.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 2.

1. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố đến ngày Luật này có hiệu lực:

a) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố áp dụng theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004);

b) Thời hạn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có hiệu lực pháp luật từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luất tố tụng dân sự được công bố được áp dụng theo quy định tại Điều 284 và Điều 288 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12;

c) Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nêu tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

2. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực:

a) Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới giải quyết sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;

b) Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết sơ thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;

c) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết;

d) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời gian kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố cho đến trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12;

đ) Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực mà kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự năm 2004; việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12.

Điều 3.

1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các văn bản có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, đảm bảo hiệu lực của Luật này từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu các điều khoản của Bộ luật tố tụng dân sự có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
Việc thi hành Luật này được hướng dẫn bởi Nghị quyết 60/2011/QH12 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 2. Chuyển hồ sơ vụ việc dân sự

1.Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp theo quy định của BLTTDS, trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này, Toà án cấp sơ thẩm gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 258 BLTTDS.

c) Toà án gửi hồ sơ việc dân sự cùng với quyết định mở phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 1 Điều 313 và Điều 318 BLTTDS.

d) Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định mở phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp.

đ) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn thì sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn(nếu có), Toà án cấp phúc thẩm gửi đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu tham gia phiên họp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Viện kiểm sát phải trả lại đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án để mở phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 247 BLTTDS.

e) Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi hồ sơ vụ việc dân sự cùng với quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Chánh án Toà án ra quyết định kháng nghị. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS.

2. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau:

Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự) hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát.

Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.

Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 252 và khoản 2 Điều 317 BLTTDS, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án đã xét xử hoặc giải quyết sơ thẩm.

3. Khi Tòa án, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

a) Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án cấp tỉnh,Viện kiểm sát cấp tỉnh.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu Tòa ánđang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.

b) Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm, thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ vụ việc cùng với quyết định kháng nghị cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại Điều 290 hoặc Điều 310 BLTTDS để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 293 hoặc Điều 310 BLTTDS; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát biết.

4. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cùng nhận được văn bản yêu cầu của Toà án và Viện kiểm sát hoặc trường hợp đã nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát trước nhưng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho Viện kiểm sát mà lại nhận được yêu cầu của Tòa án, thì Toà án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ cho Tòa án có yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có yêu cầu biết.

b) Trường hợp Tòa án hoặc Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước thì trong thời hạn 03 tháng (đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, nếu Tòa án, Viện kiểm sát không kháng nghị thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp Tòa án là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án không kháng nghị, nếu Viện kiểm sát vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Viện kiểm sát đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.

Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.

b.2) Trường hợp Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát không kháng nghị, nếu Toà án vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đã có yêu cầu và thông báo ngaycho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Tòa án đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.

Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.

c) Trường hợp thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn lại không quá 06 tháng hoặc trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã có văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc để phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thì Tòa án và Viện kiểm sát phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để bảo đảm việc xem xét, giải quyết.

5.Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu hồ sơ vụ việc dân sự đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung, thì Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát bản sao chứng cứ đó. Việc chuyển bản sao chứng cứ cho Viện kiểm sát trong trường hợp này phải bảo đảm thời gian để Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa, phiên họp.

6. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự có thể được thực hiện theo cách thức chuyển bằng đường bưu chính hoặc chuyển trực tiếp.

Tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự (bao gồm tài liệu cũ và tài liệu mới bổ sung, nếu có) đềuphải được đánh số thứ tự và có bản kê danh mục các tài liệu. Trước khi chuyển hồ sơ vụ việc dân sự từ Toà án sang Viện kiểm sát hoặc ngược lại, phải kiểm tra đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ việc dân sự đó.

Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu chính, thì người trực tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải kiểm tra niêm phong; nếu niêm phong không còn nguyên vẹn thì phải lập biên bản ngay xác nhận tình trạng hồ sơ, có xác nhận của nhân viên bưu chính và báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan gửi hồ sơ để phối hợp giải quyết. Trường hợp niêm phong còn nguyên vẹn, nhưng qua kiểm tra phát hiện tài liệu có trong hồ sơ bị thiếu so với bản kê danh mục các tài liệu thì phảibáo cáo cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách để lập biên bản ngay và thông báo cho cơ quan chuyển hồ sơ biết để phối hợp giải quyết. Ngày nhận hồ sơ là ngày cơ quan nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ do cơ quan bưu chính chuyển đến tại trụ sở của mình.

Trường hợp hồ sơ vụ việc dân sự được chuyển trực tiếp thì thủ tục giao nhận hồ sơ do Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát được thực hiện tại trụ sở Viện kiểm sát; thủ tục giao nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển trả cho Tòa án được thực hiện tại trụ sở Tòa án. Người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê danh mục tài liệu với tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ. Việc giao nhận phải được lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ, tình trạng hồ sơ, có chữ ký và họ tên của những người tiến hành giao nhận hồ sơ.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
12. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 7. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS,Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây:

1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 và các điều 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 94 BLTTDS.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.

2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng:

a) Tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.

b) Lợi ích công cộng là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư:

Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường.Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.

3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm:

a) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở;

Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm.

b) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ( ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.

Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.

c) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở;

d) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ.

e) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở.

4. Vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người có nhược điểm về tâm thần có giấy tờ, tài liệu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.

b) Người có nhược điểm về thể chất thuộc một trong các trường hợp: bị mù hai mắt, bị câm, bị điếc có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
3. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 13. Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án

1. Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩm quyền là không đúng pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Toà án cấp trên.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
3. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự được hướng dẫn bởi Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 08/10/2012 (VB hết hiệu lực: 02/10/2017)
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1154/2007/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện và tương đương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
...
QUY CHẾ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
...
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
Chương II KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

Mục 1. KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
...
Mục 2. KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
...
Chương III KIỂM SÁT THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
...
Chương IV KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
...
Chương V CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
...
Chương VI ĐIẾU KHOẢN THI HÀNH
...

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
3. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự được hướng dẫn bởi Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 08/10/2012 (VB hết hiệu lực: 02/10/2017)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 2. Về nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự

1. Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Chương III Phần thứ nhất của BLTTDS, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tố tụng dân sự được thực hiện như sau:

a) Tòa dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các điều 25, 26, 27 và 28 của BLTTDS;

b) Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận;

c) Toà lao động có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về lao động quy định tại Điều 31 và Điều 32 của BLTTDS;

d) Trong trường hợp căn cứ vào hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà khó xác định được tranh chấp hoặc yêu cầu đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Toà chuyên trách nào, thì Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phân công cho một Toà chuyên trách giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp sau khi thụ lý vụ việc dân sự mới phát hiện được vụ việc dân sự thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Toà chuyên trách khác, thì Toà chuyên trách đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung, nhưng cần ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án, quyết định theo đúng hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.

2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc tương ứng được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

8. Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 4. Về quy định tại khoản 9 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của BLTTDS

1. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của BLTTDS.

2. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
...
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 5. Về quy định tại khoản 10 Điều 25 và khoản 7 Điều 26 của BLTTDS

1. Đối với tài sản bị cưỡng chế để thi hành án nhưng có tranh chấp về quyền sở hữu thì đương sự, người có tranh chấp (quy định tại Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự) có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án quy định tại khoản 10 Điều 25 BLTTDS để yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu, phân chia tài sản chung.

Ví dụ 1: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500 triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của A. C và D cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của A, C và D nên khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của C và D trong khối tài sản chung của A, C và D. Trong trường hợp này Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500 triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án đã cưỡng chế quyền sử dụng đất mang tên A để thi hành án. C cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình nhờ A đứng tên hộ nên khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp này, Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự, khoản 10 Điều 25 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

2. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự) thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của BLTTDS, cụ thể như sau:

a) Có căn cứ cho rằng đó là tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án;

b) Có căn cứ cho rằng đó là tài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án;

c) Có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án, thì yêu cầu xác định quyền sử dụng đất của người đó để bảo đảm thi hành án;

d) Có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

Ví dụ: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500 triệu đồng nhưng do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của A nhưng A cho rằng quyền sử dụng đất này là tài sản chung của A và C. Do A và C không tự phân chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và không khởi kiện. Trường hợp này, nếu B yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và khoản 7 Điều 26 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
...
7. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS

1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

2. Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.

3. Tài sản ở nước ngoài

Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
9. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
...
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 8. Về quy định tại Điều 35 của BLTTDS

1. Về nguyên tắc chung thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.

2. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết. Việc thỏa thuận đó không được trái với quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS.

Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X của tỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩm quyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết. Nếu các đương sự thỏa thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không được chấp nhận.

3. Đối với tranh chấp về bất động sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của BLTTDS thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.

4. Trong vụ án về hôn nhân và gia đình, thừa kế tài sản,... mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.

5. Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 9. Về quy định tại Điều 36 của BLTTDS

1. Khi xem xét yêu cầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, thì ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS về thẩm quyền của các cấp Tòa án, cần phân biệt như sau:

a) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện đó xảy ra.

Ví dụ: Điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Như vậy, chỉ trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

b) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.

Ví dụ: Điểm d khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Như vậy, trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.

2. Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác.

Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được Điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xoá tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự.

Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 193 của BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
11. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 10. Về quy định tại khoản 1 Điều 37 của BLTTDS

Khi xét thấy vụ việc dân sự đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ sơ vụ việc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy định chung.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
12. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 17. Về quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 58 của BLTTDS

1. Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.

2. Trên cơ sở đề nghị của đương sự, Tòa án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệm của cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồ sơ vụ án, thì Tòa án yêu cầu đương sự thực hiện quyền ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sau:

a) Tòa án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.

b) Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Tòa án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Tòa án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung. Việc sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Tòa án ấn định.

c) Việc ghi chép, sao chụp phải được thực hiện tại trụ sở của Tòa án dưới sự giám sát của cán bộ Tòa án và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
13. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
...
2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
...
đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 18. Về quy định tại Điều 63 của BLTTDS

1. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải xuất trình cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đối với Luật sư thì phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của Văn phòng Luật sư nơi họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc cử họ tham gia tố tụng tại Tòa án và thẻ Luật sư;

b) Đối với Trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý thì phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử họ tham gia tố tụng và thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

c) Đối với người khác thì phải xuất trình cho Tòa án văn bản có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc xác nhận họ không có tiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; một trong các loại giấy tờ tuỳ thân (như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,...).

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ, tài liệu, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét giải quyết. Nếu họ có đầy đủ các điều kiện, thì cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để họ tham gia tố tụng. Nếu họ không có đầy đủ các điều kiện thì không chấp nhận và thông báo bằng văn bản cho đương sự và người bị từ chối biết trong đó cần nói rõ lý do của việc không chấp nhận.

3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có một trong các hành vi quy định tại Điều 385 của BLTTDS, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án lập biên bản về việc vi phạm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng. Nếu người vi phạm từ chối ký vào biên bản, thì Thẩm phán phải ghi rõ vào biên bản việc từ chối đó. Trong trường hợp xét thấy việc để người vi phạm đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là không khách quan cho việc giải quyết vụ án, thì Tòa án không chấp nhận người vi phạm đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đương sự và người đó biết.

4. Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận, nếu người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đáp ứng các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.

Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đương sự hoãn phiên toà để đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
16. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 63. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

1. Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;

Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;

Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;

Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.

3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:

a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.

Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp về đòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b khoản 3 của Điều này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp các giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thời hiệu tương ứng đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó.

4. Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Ví dụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định "Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại".

5. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

a) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm;

b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm;

c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này;

d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm.

đ) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,... là ngày bị xâm phạm.

e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.

g) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều này nếu các bên có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả thuận của các bên.

6. Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,... được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
22. Điều 159 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
...
3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 24. Về thời hiệu yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 159 của BLTTDS

1. Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ 1: Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại.

Ví dụ 2: Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam quy định tại Điều 360 của BLTTDS.

2. Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Ví dụ: Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS và Điều 45 của Luật Công chứng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

3. Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân sau đây, thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu:

a) Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hủy bỏ quyết định một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 319 và Điều 322 của BLTTDS;

b) Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích quy định tại Điều 330 và Điều 333 của BLTTDS;

c) Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết quy định tại Điều 335 và Điều 338 của BLTTDS;

d) Yêu cầu hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu

Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 45 của Luật Công chứng, thì Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ngày phát sinh quyền yêu cầu là ngày biết được việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
22. Điều 159 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
...
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự
...
Điều 12. Về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 257 của BLTTDS

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

2. Việc phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được thực hiện như sau:

a) Đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh án hoặc uỷ quyền cho Chánh toà hoặc Phó Chánh toà thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

b) Đối với Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Chánh toà có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh toà thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

c) Khi phân công Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm, thì cần tiếp tục phân công các Thẩm phán đã tham gia Hội đồng xét kháng cáo quá hạn. Việc phân công này không phải ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
38. Điều 257 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 257. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
...
2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự
...
Điều 16. Về hoãn phiên toà phúc thẩm quy định tại Điều 266 của BLTTDS

Việc hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 266 của BLTTDS.

1. Trong mọi trường hợp, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt lần thứ nhất, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà mà không phân biệt họ vắng mặt có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

2. Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác).

Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 266 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người kháng cáo có mặt tại phiên toà.

Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo vắng mặt thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 266 của BLTTDS và phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó độc lập và không liên quan đến phần khác của bản án bị kháng cáo, kháng nghị, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt mà không phải ra quyết định riêng bằng văn bản, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Toà án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn phiên toà đối với người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm nếu thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trong quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phải ghi rõ bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

3. Đối với người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà, thì việc hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và Điều 206 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 27 và Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Người tham gia tố tụng khác phải là người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 263 của BLTTDS, thì Toà án cấp phúc thẩm mới xem xét việc hoãn phiên toà. Nếu họ không có liên quan đến việc xét xử phúc thẩm (quyền lợi, nghĩa vụ của họ độc lập với việc xem xét kháng cáo, kháng nghị) thì Toà án cấp phúc thẩm không phải xem xét việc hoãn phiên toà.

4. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hoãn phiên toà phúc thẩm, thì thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 29 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
42. Điều 266 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 266. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

3. Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên tòa, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 của Bộ luật này.

4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật này.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 5. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 164 của BLTTDS.

Để bảo đảm cho việc làm đơn khởi kiện đúng và thống nhất, Toà án yêu cầu người khởi kiện làm đơn khởi kiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Toà án phải niêm yết công khai tại trụ sở Toà án mẫu đơn khởi kiện và hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
23. Điều 164 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 8. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 168 của BLTTDS

1. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị quyết này.

Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 của BLTTDS.

2. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Ví dụ 1: Theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai thì tranh chấp đất đai phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Do đó, kể từ ngày 01-7-2004 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành), thì Tòa án chỉ xem xét, thụ lý tranh chấp đất đai khi tranh chấp đất đó đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp tranh chấp đất đai chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn đương sự tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Ví dụ 2: Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn không ghi đúng địa chỉ của bị đơn, mặc dù Toà án yêu cầu bổ sung nhưng đã quá thời hạn do Toà án ấn định mà nguyên đơn vẫn không bổ sung được.

Ví dụ 3: Công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài. Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, Công ty A khởi kiện Công ty B tại Tòa án trước khi yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Tòa án xét thấy thỏa thuận trọng tài giữa các bên là hợp pháp theo đúng quy định của Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài.

3. Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:

a) Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai.

b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.

4. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.

5. Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết; trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS. Thông báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ theo dõi.

6. Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định pháp luật.

Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặc đình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết họ có quyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.

7. Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168 và các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các văn bản pháp luật có quy định.

"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3 Điều 168 của BLTTDS là các trường hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quy định tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
24. Điều 168 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 12. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn quy định tại Điều 176 của BLTTDS

1. Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.

Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.

2. Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập).

Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.

3. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ví dụ: Xem ví dụ 1 khoản 1 Điều này.

4. Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươi triệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô.

5. Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con P một tháng ba trăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không phải là con của anh.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
26. Điều 176 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữ yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 17. Thành phần phiên hòa giải quy định tại Điều 184 của BLTTDS

1. Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án quy định tại khoản 3 Điều 64 và Điều 184 của BLTTDS tham dự phiên hoà giải.

2. Nếu việc hoà giải vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự. Thẩm phán thông báo hoãn phiên hòa giải theo Mẫu số 06b ban hành kèm theo Nghị quyết này.

3. Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.

Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thoả thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hoà giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
28. Điều 184 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 184. Thành phần phiên hòa giải

1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

2. Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

5. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 19. Trình tự hòa giải quy định tại Điều 185a của BLTTDS

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành việc hòa giải theo trình tự như sau:

1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải như sau: “Hôm nay, ngày, tháng, năm, Toà án nhân dân… tiến hành tổ chức hòa giải vụ án về…, tôi tuyên bố khai mạc phiên hòa giải”.

2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có).

3. Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án (quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 184 của BLTTDS).

4. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS.

Ví dụ: Đối với nguyên đơn phải giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của họ quy định tại Điều 58 và Điều 59 của BLTTDS,… Đối với người phiên dịch, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải yêu cầu họ phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên, thì yêu cầu họ cam đoan khai báo trung thực.

7. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo nội dung hoà giải quy định tại Điều 185 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 18 của Nghị quyết này.

8. Phiên hòa giải phải được ghi biên bản theo quy định tại Điều 186 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 20 của Nghị quyết này, trước khi kết thúc phiên hòa giải Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải xem xét (lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành…) về việc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
29. Bổ sung Điều 185a như sau:

“Điều 185a. Trình tự hòa giải

1. Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.

2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.

4. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 22. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại Điều 189 của BLTTDS

1. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 189 của BLTTDS.

2. “Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.

“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 62 của BLTTDS.

3. “Đại diện hợp pháp của đương sự” quy định tại khoản 3 Điều 189 của BLTTDS bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện hợp pháp của đương sự được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 73 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

4. “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp mà kết quả giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính đó, hoặc kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cơ sở để xác định thẩm quyền của Tòa án, xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, xác định địa vị pháp lý, xác định người tham gia tố tụng, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật.

"Vụ án khác có liên quan” đến vụ án mà Tòa án đang giải quyết là vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính.

“Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.

Ví dụ 1: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn A và bị đơn B. Sau khi thụ lý vụ án mà Tòa án nhân dân huyện X nhận được thông báo của Tòa án nhân dân huyện Y về việc Tòa án này đang thụ lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn C và bị đơn A về tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa A và B để chờ kết quả giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đó của Tòa án nhân dân huyện Y. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Y, Tòa án nhân dân huyện X sẽ tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Tòa án nhân dân huyện X đang giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn A và bị đơn B xuất phát từ giao dịch trái pháp luật giữa A và B thì nhận được thông báo của Viện kiểm sát nhân dân huyện X về giao dịch giữa A và B có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X chuyển hồ sơ để điều tra hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan điều tra kết luận giao dịch dân sự trái pháp luật giữa A và B chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp giữa A và B về giao dịch trái pháp luật đó.

5. "Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết” quy định tại khoản 5 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc chưa nhận được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) đã hết hoặc tuy đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháp hoặc cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết được vụ án thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Ví dụ: Theo quy định tại khoản 4 Điều 93 của BLTTDS, thì Tòa án phải tiến hành ủy thác thu thập chứng cứ ra nước ngoài trong trường hợp cần thiết. Trường hợp đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) mà vẫn chưa có kết quả ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định, thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Sau khi có kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc sau khi đã hết thời hạn ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật, thì Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

6. “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
30. Điều 189 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

2. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.

4. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án.

5. Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.

6. Các trường hợp khác theo quy
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 284a BLTTDS, văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho người có quyền kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS

1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 284a BLTTDS (sau đây gọi tắt là đơn đề nghị) phải được làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
48. Bổ sung Điều 284a và Điều 284b như sau:

“Điều 284a. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều 1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 284a BLTTDS, văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho người có quyền kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS
...
2. Văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho người có quyền kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS (sau đây gọi tắt là văn bản thông báo) phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

b) Tên Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết văn bản thông báo;

c) Tên, địa chỉ của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm;

d) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật;

đ) Nội dung thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án;

e) Tên tài liệu, chứng cứ chứng minh bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

Người thông báo phát hiện vi phạm là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; người thông báo phát hiện vi phạm là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối văn bản thông báo.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
47. Điều 284 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
...
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Để thi hành đúng và thống nhất quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ...
; Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 3. Nhận đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo

1. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo; Tòa án, Viện kiểm sát vào sổ nhận đơn đề nghị. Tòa án, Viện kiểm sát ghi hoặc đóng dấu nhận đơn ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị vào góc trên bên trái của đơn đề nghị. Trường hợp sửa chữa thì người tiếp nhận đơn đề nghị phải ký xác nhận và đóng dấu của Tòa án, Viện kiểm sát vào nội dung sửa chữa.

2. Trường hợp đơn đề nghị có đủ các nội dung theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và có kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 284a BLTTDS, thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp đương sự nộp trực tiếp đơn đề nghị tại Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị, thì Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền nhận đơn đề nghị;

b) Trường hợp đơn đề nghị được gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị qua đường bưu chính, thì Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm nhận đơn đề nghị do nhân viên bưu chính chuyển đến và ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn đề nghị. Ngày đề nghị kháng nghị là ngày theo dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện nơi gửi, thì thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị nhận được đơn do nhân viên bưu chính chuyển đến mà thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS vẫn còn, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn do nhân viên bưu chính chuyển đến;

b.2) Trường hợp ngày Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn đề nghị nhận được đơn đề nghị do nhân viên bưu chính chuyển đến mà thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS đã hết, thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu bưu điện và đương sự cung cấp ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện.

Trường hợp xác định được ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện.

Trường hợp không xác định được ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày ghi trong đơn đề nghị.

3. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ các nội dung theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này hoặc không kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 284a BLTTDS, thì Tòa án, Viện kiểm sát xem xét, xử lý như sau:

a) Thông báo cho đương sự yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo này phải được làm bằng văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho đương sự đề nghị qua đường bưu chính. Việc giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính phải được ký nhận vào sổ theo dõi và lưu tại cơ quan đã nhận đơn đề nghị;

b) Trường hợp đương sự sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn đề nghị lần đầu của đương sự hoặc là ngày theo dấu bưu điện nơi gửi theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này;

c) Trường hợp hết thời hạn theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này mà đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị hoặc không cung cấp được bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ kèm theo theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền, thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc trả lại đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo và chưa thụ lý đơn đề nghị; trừ trường hợp do trở ngại khách quan;

d) Trường hợp đương sự có căn cứ cho rằng việc Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị không đúng theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, thì đương sự có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn đề nghị. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của BLTTDS.

Xem nội dung VB
48. Bổ sung Điều 284a và Điều 284b như sau:
...
Điều 284b. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2012
Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN) về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại về vật chất hoặc bị tổn hại về tinh thần do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án (sau đây gọi chung là người đã tiến hành tố tụng) gây ra khi tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Điều 2. Các trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường

Điều 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng

Điều 4. Thủ tục ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này

Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường

Điều 6. Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường

Chương II XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Điều 7. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Điều 8. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

Chương III THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 9. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều 10. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Điều 11. Gửi và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường

Điều 12. Phân công cán bộ giải quyết bồi thường

Điều 13. Xác minh thiệt hại

Điều 14. Thương lượng việc bồi thường

Điều 15. Ban hành quyết định giải quyết bồi thường

Điều 16. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường

Điều 17. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau đây:

Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước

Điều 19. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước

Điều 20. Chi trả tiền bồi thường

Chương IV THỦ TỤC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI ĐÃ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Điều 21. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

Điều 23. Ban hành quyết định hoàn trả

Điều 24. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả

Điều 25. Xử lý người đã tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả

Điều 26. Xử lý trách nhiệm hoàn trả khi Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả bị chết

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành

Điều 28. Tổ chức thực hiện

(Phụ lục kèm theo)

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
52. Bổ sung Chương XIXa như sau:

“CHƯƠNG XIXa THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
...
Điều 310b. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...
3. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự, nếu có, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:
...
b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2012
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 4. Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ

1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS trong các trường hợp sau:

a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTDS. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung cấp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý do.

3. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự và bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch này.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
18. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 85. Thu thập chứng cứ
...
4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 4. Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ

1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS trong các trường hợp sau:

a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTDS. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung cấp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý do.

3. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự và bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch này.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
18. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 85. Thu thập chứng cứ
...
4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 8. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:

a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;

Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.

b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.

2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS.

3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
37. Điều 234 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 234. Phát biểu của Kiểm sát viên

1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 8. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:

a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;

Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.

b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.

2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS.

3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
55. Điều 314 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự

1. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;

đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

e) Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;

g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;

h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
...
Điều 8. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:

a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;

Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.

b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.

2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS.

3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
55. Điều 314 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự

1. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;

đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

e) Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;

g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;

h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 3. Xác định chứng cứ quy định tại Điều 83 của BLTTDS
...
2. Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:

a) Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

b) Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.

Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.

Ví dụ 2: Ông A cho ông B vay năm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó.

c) Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.

d) Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và được xuất trình theo đúng thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 83 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

đ) Kết luận giám định, nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và hướng dẫn tại Điều 10 của Nghị quyết này.

e) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 89 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 9 của Nghị quyết này.

g) Tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán.

Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;

Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;

Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.

Ví dụ: Trong một số đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền, còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Trong vụ tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tập quán đó để bác bỏ quyền thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán này không được chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ theo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xoá bỏ” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

h) Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 92 của BLTTDS.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
17. Điều 82 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 82. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 5. Thu thập chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 85 của BLTTDS

Tòa án chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 Điều 85 của BLTTDS để thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS có quy định. Việc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải tuân thủ quy định tại điều luật cụ thể của BLTTDS về biện pháp đó và hướng dẫn của Nghị quyết này.

Ví dụ 1: Thẩm phán chỉ có thể lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai, hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng, hoặc đương sự không thể tự viết được quy định tại Điều 86 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.

Ví dụ 2: Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau nếu đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng quy định tại Điều 88 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
18. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 85. Thu thập chứng cứ

1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;

c) Trưng cầu giám định;

d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 10. Trưng cầu giám định quy định tại Điều 90 của BLTTDS

1. Sự thoả thuận lựa chọn hoặc yêu cầu Toà án trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất).

2. Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 90 của BLTTDS, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để ban hành quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Toà án trưng cầu tổ chức giám định tư pháp hoặc họ, tên, địa chỉ của giám định viên được trưng cầu giám định nếu Toà án trưng cầu người đó tiến hành giám định;

c) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;

đ) Những vấn đề cần giám định;

e) Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;

g) Thời hạn trả kết luận giám định.

3. Quyết định trưng cầu giám định phải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định tư pháp, giám định viên.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
19. Điều 90 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 90. Trưng cầu giám định

1. Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự
...
Điều 12. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ quy định tại Điều 94 của BLTTDS

1. Chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ (đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp), thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ.

2. Đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Toà án mà đương sự yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ;

c) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ;

d) Vấn đề cụ thể cần chứng minh;

đ) Chứng cứ cụ thể cần thu thập;

e) Lý do vì sao tự mình không thu thập được chứng cứ đó;

g) Họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.

3. Khi xét thấy yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ;

c) Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;

d) Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;

đ) Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Toà án;

e) Thời hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ. Trường hợp không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết và nêu rõ lý do;

g) Hậu quả pháp lý của việc không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 94 của BLTTDS.

4. Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Tòa án và quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ chứng cứ có yêu cầu thì người trực tiếp yêu cầu cung cấp chứng cứ phải xuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán hoặc Thẻ công chức hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân khác.

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ, thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS, trừ việc đóng dấu của Tòa án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu, thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chối việc giao nộp chứng cứ, thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó.

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định).

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 385 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng; Điều 389 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án,…).

5. Trong trường hợp Tòa án không trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ, thì Tòa án chỉ cần gửi quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà mình có yêu cầu cung cấp chứng cứ.

6. Trường hợp Viện kiểm sát thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng) chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thu thập chứng cứ đó được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
21. Điều 94 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 94. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ

1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó.

2. Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự
...
Điều 14. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu quy định tại Điều 262 của BLTTDS

Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01-8-2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
...
40. Điều 262 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 262. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu

1. Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư liên tich 01/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2014 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 32A CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại Điều 32a của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành quy định tại Điều 32a của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS) về thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
Điều 2. Xác định quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật
1. Quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật có thể bị Tòa án xem xét hủy khi giải quyết vụ việc dân sự nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Quyết định cá biệt là quyết định hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.
b) Quyết định cá biệt được ban hành không đúng thẩm quyền, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án đang có nhiệm vụ giải quyết.
2. Tòa án xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản hoặc trình bày yêu cầu tại Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Điều 3. Hình thức yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự
Yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật thực hiện theo hình thức sau đây:
1. Yêu cầu được thể hiện trong đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc đơn yêu cầu độc lập. Đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc đơn yêu cầu độc lập phải có yêu cầu hủy quyết định cá biệt theo quy định tại Điều 105 Luật Tố tụng hành chính.
2. Trường hợp đương sự trình bày yêu cầu tại Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Thẩm phán và đương sự.
3. Trường hợp đương sự yêu cầu tại phiên tòa thì được ghi nhận trong biên bản phiên tòa.
Điều 4. Giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự mới yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án xem xét thấy yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự không có cơ sở, thì không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Trường hợp có cơ sở, thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 199 BLTTDS để hoãn phiên tòa và đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật đó tham gia tố tụng và giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 5. Thời hiệu
Tòa án không áp dụng thời hiệu quy định trong pháp luật tố tụng hành chính khi xem xét yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật.
Điều 6. Tạm ứng án phí, án phí
Đương sự không phải nộp tạm ứng án phí và không phải chịu án phí đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật.
Điều 7. Xác định thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật
1. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi đương sự có yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.
2. Trường hợp sau khi Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý vụ việc dân sự, đương sự mới bổ sung yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính ban hành và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền quy định của BLTTDS.
3. Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết, thấy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc quyết định cá biệt thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố tụng hành chính, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự.
4. Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết, đương sự rút yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc người ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật sửa đổi, hủy bỏ quyết định đó, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự.
Điều 8. Xác định thẩm quyền trong trường hợp đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ việc dân sự, đồng thời có đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện vụ án hành chính
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, thì Tòa án phải hỏi đương sự để làm rõ về việc ngoài yêu cầu này, đương sự có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hay không.
Trường hợp đương sự có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án hướng dẫn đương sự như sau:
1. Trường hợp quyết định cá biệt liên quan đến một người mà người đó có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án yêu cầu đương sự phải làm văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt để khẳng định việc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, hoặc yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó trong cùng vụ việc dân sự. Nếu đương sự không làm văn bản lựa chọn, thì Tòa án phải lập biên bản về việc đương sự không lựa chọn hình thức giải quyết.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu đương sự không có văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt hoặc văn bản lựa chọn tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, mà việc giải quyết đối với quyết định cá biệt này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ việc dân sự mà Tòa án đang xem xét giải quyết, thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, chờ kết quả giải quyết khiếu nại hoặc kết quả giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó. Tòa án phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ này cho đương sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Nếu đương sự lựa chọn giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu đương sự làm thủ tục rút đơn khiếu nại hoặc rút đơn khởi kiện vụ án hành chính và tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền, đồng thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết.
2. Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều người mà chỉ có một người khởi kiện vụ việc dân sự, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền đối với quyết định cá biệt đó, những người khác còn lại không khởi kiện vụ việc dân sự và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, thì thẩm quyền giải quyết được xác định như trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều người mà có người khởi kiện vụ việc dân sự, có người có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, thì Tòa án lập biên bản và yêu cầu các đương sự thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt để khẳng định việc sẽ tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, hoặc đề nghị giải quyết trong vụ việc dân sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt hoặc các đương sự thỏa thuận lựa chọn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện trong vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, chờ kết quả giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ này cho các đương sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Nếu các đương sự thỏa thuận lựa chọn giải quyết đối với quyết định cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm thủ tục rút đơn khiếu nại, đơn khởi kiện vụ án hành chính và giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền, đồng thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo cho người có thẩm quyền đang giải quyết khiếu nại và Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết.
4. Việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt của đương sự phải được lập thành văn bản.
Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án trình bày việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án lập biên bản có chữ ký của Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án và đương sự.
Nếu đương sự gửi văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt qua đường bưu điện, thì đương sự phải ký vào văn bản này và có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt
1. Ngay sau khi nhận được yêu cầu xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án phải gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt biết về việc quyết định cá biệt đó bị yêu cầu hủy. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt đó phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của BLTTDS.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp văn bản, tài liệu liên quan đến quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật bị yêu cầu hủy có liên quan trong vụ việc dân sự đang được giải quyết theo yêu cầu của Tòa án.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2014.
2. Đối với những vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết.
Điều 11. Việc giải thích, hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

Xem nội dung VB
48. Bổ sung Điều 284a và Điều 284b như sau:
...
8. Bổ sung Điều 32a như sau:

“Điều 32a. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính.

3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều này.”
Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư liên tich 01/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2014 (VB hết hiệu lực: 01/07/2016)