Yêu cầu gì cần có đối với công chức khi dự thi nâng ngạch lên kiểm soát viên chính đê điều?

Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều? Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên đê điều?

Nội dung chính


    Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều? 

    Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều, như sau: 

    - Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm soát viên đê điều thì thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

    - Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

    https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTTP/nang-ngach-len-kiem-soat-vien-de-dieu.pngYêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều? (Hình từ internet)

    Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên đê điều? 

    Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên đê điều, như sau: 

    Chức trách

    Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

    Nhiệm vụ

    - Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao quản lý.

    - Phát hiện, báo cáo kịp thời diễn biến công trình đê điều, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, sự cố đê điều; xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý sự cố đê điều.

    - Tham gia lập phương án bảo vệ các trọng điểm, hộ đê, phòng, chống lụt, bão thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

    - Tổ chức, thực hiện kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

    - Phân tích, đánh giá hiện trạng đê điều, mức độ mất an toàn của công trình; đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình.

    - Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê điều thuộc phạm vi được giao quản lý theo phân công.

    - Tổ chức quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao quản lý.

    - Trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý đê nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

    - Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều.

    - Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên đê điều?

    Tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên đê điều, theo đó:

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

     

    3