Xử lý công chức, viên chức Tòa án không chấp hành Quyết định được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà không có lý do chính đáng được quy định như thế nào?

Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 quy định về xử lý công chức, viên chức Tòa án không chấp hành Quyết định được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà không có lý do chính đáng như thế nào?

Nội dung chính

    Xử lý công chức, viên chức Tòa án không chấp hành Quyết định được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà không có lý do chính đáng được quy định như thế nào?

    Xử lý công chức, viên chức Tòa án không chấp hành Quyết định được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà không có lý do chính đáng được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    - Công chức, viên chức không chấp hành Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan mà không có lý do chính đáng bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức.

    - Bên cạnh đó, xử lý vi phạm trong các trường hợp sau:

    + công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

    + Thủ trưởng đơn vị cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

    + Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ được thông báo về đơn vị để xử lý theo quy định của Tòa án nhân dân và của pháp luật.

    + Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở nước ngoài nếu không về nước đúng hạn mà không được Tòa án nhân dân tối cao chấp thuận bằng văn bản hoặc về nước nhưng không tiếp tục làm việc trong Tòa án nhân dân hoặc chưa làm việc đủ số thời gian tối thiểu theo cam kết mà tự ý bỏ việc thì bị xử lý với tất cả các biện pháp sau:

    ++Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;

    ++Yêu cầu bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, không phân biệt nguồn tài trợ từ phía nước ngoài hay trong nước tương ứng với thời gian làm việc thực tế còn thiếu so với thời gian làm việc quy định trong bản cam kết cử đi đào tạo;

    ++Giữ lại hồ sơ cán bộ gốc và không xác nhận giấy tờ cần thiết khác hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo.

     

    9