Vợ có được ly hôn khi chồng đang xuất khẩu lao động không?

Cho tôi hỏi tôi đang đi xuất khẩu lao động bên nước ngoài vợ tôi đòi ly hôn vắng mặt trong khi con tôi chưa đủ 1 tuổi thì tôi có được quyền nuôi con không? Trong khi tôi đi xuất khẩu lao động tôi không ký văn bản giấy tờ ly hôn và cũng không uỷ quyền cho ai ly hôn vậy tôi có bị cho là ly hôn vắng mặt không?

Nội dung chính

    Vợ có được ly hôn khi chồng đang xuất khẩu lao động không?

    Thứ nhất, về quyền xin ly hôn

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Như vậy, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên quy định này không cho phép người chồng không được ly hôn nhưng không cấm người vợ. Do đó, trong trường hợp người vợ có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng.

    Thứ hai, về quyền nuôi con khi ly hôn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trong trường hợp ly hôn mà con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Do đó, con bạn chưa đủ 1 tuổi và bạn đang ở nước ngoài thì vợ bạn đương nhiên là người nuôi dưỡng con của bạn, trường hợp này bạn không có quyền nuôi con.

    Thứ ba, chồng đang xuất khẩu lao động thì vợ có được yêu cầu ly hôn không?

    Theo quy định tại các điều 28, 37, 39 và điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

    Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

    Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
    1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
    2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

    3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

    Nếu bạn không thể tham gia phiên tòa xét xử tại Việt Nam bạn hoặc có giấy triệu tập mà vẫn trốn tránh không tham gia hoặc không ủy quyền người tham phiên tòa thì Tòa vẫn xét xử ly hôn khi vắng mặt bạn.

    12