Tổng hợp các địa điểm lý tưởng đi bão ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 tại TPHCM
Nội dung chính
Tổng hợp các địa điểm lý tưởng đi bão ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 tại TPHCM
Chung kết AFF Cup lượt đi đã diễn ra từ 20:00 tối nay (ngày 02/01/2025) tại sân vận động Việt Trì, Phú Thọ với sự tham gia của 02 đội tuyển đến từ Việt Nam và Thái Lan.
Theo đó, kết quả chung cuộc chung kết AFF Cup lượt đi là 2 - 1 nghiên về bên chiến thắng là đội tuyển Việt Nam.
Dưới đây sẽ là một trong những địa điểm lý tưởng để người hâm mộ có thể đi bão ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024:
(1) Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Bến Nghé, Quận 1, TPHCM);
(2) Tuyến đường trước nhà thờ Đức Bà (Công trường Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM);
(3) Bưu điện trung tâm Sài Gòn (đường Công xã Paris, Quận 1, TPHCM);
(4) Khu Landmark 81 (Điện Biên Phủ, Vinhomes Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TPHCM);... và nhiều tuyến đường, địa điểm thú vị khác.
Tổng hợp các địa điểm lý tưởng đi bão ăn mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2024 tại TPHCM (Hình từ Internet)
Mục tiêu chung của chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1189/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu chung của chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030 được xác định như sau: Xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Mọi người dân đều được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ thể dục, thể thao; tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống. Nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu Á. Mở rộng thị trường thể thao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
Thực hiện nhiệm vụ và giải pháp thể dục, thể thao cho mọi người trong chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030 có những nội dung gì?
Tiểu mục 1 Mục III Quyết định 1189/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
1. Thể dục, thể thao cho mọi người
a) Đổi mới, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và lồng ghép hiệu quả với các chiến lược, chương trình, đề án, phong trào liên quan, hướng tới mỗi người dân thường xuyên luyện tập ít nhất một môn thể thao phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của cá nhân. Mở rộng mạng lưới thiết chế thể thao cơ sở, phát triển mạnh số lượng các câu lạc bộ thể thao, các điểm tập luyện thể dục, thể thao công cộng. Tổ chức hiệu quả mạng lưới hướng dẫn viên thể thao cơ sở, các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao trong cộng đồng. Tăng cường phối hợp liên ngành tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trong từng đối tượng (công nhân, viên chức, nông dân, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi...).
b) Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, gắn với mục tiêu giáo dục toàn diện cả về tri thức, thể chất, tâm lý và kỹ năng sống. Tăng cường chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên; có kế hoạch từng bước triển khai đầu tư xây dựng bể bơi, nhà tập đa năng cho các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể từng cấp học, địa bàn. Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường với các cơ sở thể thao trong hoạt động giáo dục thể chất. Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng cá thể hóa, phù hợp với sở thích, tâm sinh lý và lứa tuổi của học sinh, sinh viên, trong đó chú trọng tập luyện bơi, võ cổ truyền và một số môn thể thao phù hợp khác. Phát triển mạnh các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học; tăng cường đào tạo năng khiếu thể thao ngay trong nhà trường. Đẩy mạnh, tiếp tục đổi mới các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao trong và liên trường, ở các cấp học và trên từng địa bàn.
Tiếp tục lồng ghép việc triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 với hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; thường xuyên rà soát, đánh giá các chỉ số thể lực, tầm vóc của học sinh, sinh viên để có biện pháp can thiệp về thể thao, từng bước khắc phục tình trạng thừa cân, thấp còi, suy dinh dưỡng.
c) Nâng cao chất lượng Phong trào “Cán bộ, chiến sỹ khỏe” và các hoạt động huấn luyện, thi đấu thể thao nghiệp vụ ứng dụng trong lực lượng vũ trang. Quy hoạch, tăng cường mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ huấn luyện thể lực và hoạt động thể thao tự nguyện của cán bộ, chiến sỹ. Phát triển các câu lạc bộ thể thao và nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo vận động viên trong lực lượng vũ trang.
d) Bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; phát triển thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm, thể thao gắn với du lịch, lễ hội theo hướng đa dạng, độc đáo và bảo đảm an toàn.
đ) Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao cho người khuyết tật; chú trọng đào tạo lực lượng vận động viên thể thao người khuyết tật tham dự các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế. Tạo điều kiện, hỗ trợ để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao đa dạng, phù hợp cho người cao tuổi. Tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động thể dục phòng bệnh, chữa bệnh và thể thao quốc phòng trong Nhân dân.
e) Ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh phối hợp để triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
g) Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá thể lực, thể chất và định kỳ tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng thể chất của Nhân dân.
Như vậy, nhiệm vụ và giải pháp thể dục, thể thao cho mọi người trong chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030 có những nội dung theo quy định trên.