Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm việc kháng nghị dân sự phúc thẩm quy định ra sao?

Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm việc kháng nghị dân sự phúc thẩm quy định ra sao? Quyết định kháng nghị phúc thẩm được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm việc kháng nghị dân sự phúc thẩm quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 32 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:          

    - Khi xét thấy cần xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 97 và Điều 106 BLTTDS.

    - Việc thông báo cho đương sự, chuyển tài liệu, chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 TTLT số 02/2016.

    Ngoài ra, quyết định kháng nghị phúc thẩm được quy định như sau:

    - Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm. Việc ký quyết định kháng nghị được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 TTLT số 02/2016.

    - Thời hạn kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 280 và khoản 2 Điều 322 BLTTDS.

    - Quyết định kháng nghị phúc thẩm được lập theo mẫu do VKSND tối cao ban hành; thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS.

    - Việc gửi quyết định kháng nghị phúc thẩm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 279 và khoản 1 Điều 281 BLTTDS, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị thì gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị để theo dõi.

    14