Việc thông báo sự cố hạt nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Sự cố hạt nhân được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như thế nào? Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được xác định ra sao?

Nội dung chính

    Việc thông báo sự cố hạt nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện như thế nào?

    Thông báo sự cố hạt nhân trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 07/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử như sau:

    Điều 11. Xác định mức sự cố và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
    1. Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố được xác định như sau:
    a) Sự cố mức 1 là sự kiện nội quy làm việc bị vi phạm, thiết bị trục trặc có thể gây mất an toàn đối với hệ thống bảo vệ, nhưng nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp vẫn được bảo đảm;
    b) Sự cố mức 2 là sự kiện các quy định về an toàn bị vi phạm, thiết bị bảo vệ bị hư hỏng nhưng hệ thống bảo vệ vẫn được bảo đảm; nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá liều giới hạn nghề nghiệp nhưng không quá mười lần; suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc lớn hơn 50 milisivơ trên giờ (mSv/h) hoặc có nhiễm bẩn phóng xạ đến mức cần phải có hành động khắc phục ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường;
    c) Sự cố mức 3 là sự cố hệ thống bảo vệ bị hư hỏng dẫn đến rò rỉ chất phóng xạ gây nhiễm bẩn ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường, gây ra chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng; có nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá mười lần liều giới hạn nghề nghiệp hoặc suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc vượt quá 1 sivơ trên giờ (Sv/h);
    d) Sự cố mức 4 là tai nạn khi thanh nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy, bị hư hỏng làm thoát ra trên 0,1% tổng lượng chất phóng xạ của vùng hoạt; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong; gây chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng;
    đ) Sự cố mức 5 là tai nạn do vùng hoạt của lò phản ứng hạt nhân có hư hỏng; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, có nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ tử vong; gây tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường ở ngoài cơ sở, cần áp dụng một số biện pháp ứng phó sự cố ở phạm vi ngoài cơ sở;
    e) Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng đối với lò phản ứng hạt nhân, làm một lượng chất phóng xạ tương đương hàng nghìn đến hàng chục nghìn têra becơren (TBq) I-131 thoát ra môi trường; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn nghiêm trọng làm thoát một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường làm nhiều người tử vong, phải áp dụng mọi biện pháp ứng phó trong kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh;
    g) Sự cố mức 7 là thảm họa hạt nhân do nổ lò phản ứng hạt nhân và làm thoát một lượng rất lớn chất phóng xạ ra môi trường trên diện rộng, phải áp dụng kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.
    2. Khi xảy ra sự cố, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xác định mức sự cố và thông báo về sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng về:
    a) Tình hình phóng xạ tại nơi xảy ra sự cố, dự đoán diễn biến sự cố và các ảnh hưởng của nó đến cộng đồng và môi trường;
    b) Các hành động và biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc thông báo sự cố hạt nhân trên phương tiện thông tin đại chúng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 07/2010/NĐ-CP.

    29
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ