Việc phòng, chống thiên tai có được thông tin, truyền thông và giáo dục cho người dân tộc hay không?
Nội dung chính
Người dân tộc có được thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 về thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai như sau:
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
...
2. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó có các hình thức chủ yếu sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
đ) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai;
e) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy, người dân tộc thì vẫn là được thông tin về phòng chống thiên tai cụ thể là thông qua các tài liệu, chuyên đề, tờ rơi bằng tiếng của dân tộc bạn.
Người dân tộc có được thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai hay không? (Ảnh từ Internet)
Phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 về phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai như sau:
- Văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được ban hành dưới hình thức công điện hoặc công văn;
- Nội dung của văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai phải bảo đảm phù hợp với nội dung bản tin dự báo, cảnh báo, thực tế diễn biến thiên tai tại địa phương; biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm fax, hệ thống nhắn tin (SMS), hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.
Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm mục đích gì?
Tại khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định:
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
1. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống thiên tai nhằm mục đích cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.