Việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được quy định như thế nào?

Việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được quy định như thế nào? Việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được tiến hành theo quy định nào?

Nội dung chính

    Việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được quy định như thế nào?

    Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

    Theo đó, việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 17 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

    - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập cơ sở biết và nêu rõ lý do.

    - Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

    9