Việc an táng người bị tạm giữ, tạm giam chết thì kinh phí và các điều kiện bảo đảm được quy định ra sao?

Kinh phí và các điều kiện bảo đảm an táng người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết được quy định như thế nào? Nếu người bị tạm giữ, tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về thì sao?

Nội dung chính

    Kinh phí và các điều kiện bảo đảm an táng người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết được quy định như thế nào?

    Ngày 06/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Nghị định này quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế (gọi chung là chế độ) đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ; việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài.

    Theo đó, kinh phí và các điều kiện bảo đảm an táng người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Nghị định 120/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo dài và 01 bộ quần áo lót mới, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình.

    - Cơ sở giam giữ tổ chức an táng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng.

    - Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình.

    - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp và phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức an táng, làm thủ tục khai tử cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết theo quy định của pháp luật.

    15