Vận chuyển vật liệu xây dựng để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Vận chuyển vật liệu xây dựng để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì? Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là gì?

Nội dung chính

Vận chuyển vật liệu xây dựng để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Điều 64. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
[...]
5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
[...]

Như vậy, để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

Vận chuyển vật liệu xây dựng để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?

Vận chuyển vật liệu xây dựng để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
1. Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý, duy trì và cập nhật thông qua phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng; cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng; cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư xây dựng.
4. Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó, hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng, được thiết lập nhằm mục đích:

- Tạo lập thông tin

- Cung cấp thông tin

- Truyền đưa thông tin

- Thu thập thông tin

- Xử lý thông tin

- Lưu trữ thông tin

- Trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng

Có thể hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước và kết nối thông tin trong lĩnh vực xây dựng.

Giấy phép hoạt động xây dựng là văn bản pháp lý do ai cấp?

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
9. Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị, nông thôn và khu chức năng; được xác định trong nội dung quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; gồm các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
10. Giấy phép hoạt động xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được chọn thầu để thực hiện hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
[...]

Như vậy, giấy phép hoạt động xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Cơ quan này cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được chọn thầu để thực hiện hoạt động xây dựng tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật.

saved-content
unsaved-content
49