Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động của Ngân hàng phát triển Việt Nam được quy định ra sao?
Nội dung chính
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2019/TT-NHNN (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động như sau:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:
Trong đó:
- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động;
- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;
- D: là tổng vốn huy động quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;
- Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
- Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;
- Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
- Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;
- Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
- Dư nợ cho vay khác;
- Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.
(3) Tổng vốn huy động bao gồm:
- Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài;
- Tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài;
- Tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.
(4) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình sau:
- Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100%;
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021: 95%.