Từ chối dẫn độ người phạm tội trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào như thế nào?

Trường hợp nào được từ chối dẫn độ người phạm tội trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào? Việc đó được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Từ chối dẫn độ người phạm tội trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào như thế nào?

    Từ chối dẫn độ người phạm tội trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 61 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:

    1. Việc dẫn độ người phạm tội sẽ bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
    a/ Người bị dẫn độ là công dân của Nước ký kết được yêu cầu;
    b/ Người đó là cá nhân đã có hành vi phạm pháp trong cùng một vụ án mà Nước ký kết được yêu cầu đã kết án hoặc đã có bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc đã có lệnh đình chỉ xét xử vụ án;
    c/ Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy hành vi phạm pháp làm căn cứ dẫn độ đã hết thời hiệu tố tụng hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành án;
    d/ Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy không thể chấp nhận dẫn độ người phạm tội vì lý do đặc biệt.
    2. Trong trường hợp từ chối dẫn độ người phạm tội, Nước ký kết được yêu cầu thông báo cho Nước ký kết yêu cầu biết.

    Trên đây là nội dung quy định về từ chối dẫn độ người phạm tội trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào.

    13