Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép và thực hiện thủ tục thông báo kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép và thực hiện thủ tục thông báo kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép và thực hiện thủ tục thông báo kinh doanh dịch vụ viễn thông trong các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật viễn thông liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp đã được cấp phép phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi có ít nhất một trong những thay đổi sau:
+ Thay đổi tên doanh nghiệp được cấp phép;
+ Thay đổi phạm vi thiết lập mạng viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ, nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Đề nghị được cung cấp các dịch vụ viễn thông chưa quy định trong giấy phép và cơ quan có thẩm quyền cấp phép cung cấp dịch vụ đó là cơ quan đã cấp giấy phép đang có;
+ Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép.
- Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp không phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép nhưng phải thông báo cho Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông các thông tin liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có ít nhất một trong những thay đổi sau:
+ Địa chỉ trụ sở chính;
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Vốn pháp định hoặc vốn đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ yêu cầu về vốn pháp định quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định 81/2016/NÐ-CP;
+ Tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên góp vốn nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ yêu cầu về đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, yêu cầu về sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định này.