Trong tổ chức thực hiện đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” thì trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải là gì?

Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Giao thông vận tải trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ra sao? Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Các bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Giao thông vận tải trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ra sao?

    Tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:

    Tổ chức thực hiện

    ...

    12. Bộ Giao thông vận tải
    - Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh; khuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả và công nghệ thân thiện với môi trường; giao thông xanh, quy hoạch giao thông theo hướng xanh, bền vững, thân thiện môi trường.
    - Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo sử dụng vật liệu xây dựng, năng lượng hiệu quả trong thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải công cộng.
    ...

    Như vậy, trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Giao thông vận tải trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” là:

    - Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh; khuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả và công nghệ thân thiện với môi trường; giao thông xanh, quy hoạch giao thông theo hướng xanh, bền vững, thân thiện môi trường.

    - Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo sử dụng vật liệu xây dựng, năng lượng hiệu quả trong thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải công cộng.

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Giao thông vận tải trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ra sao? (Ảnh từ Internet)

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Các bộ, cơ quan ngang bộ trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” như nào?

    Theo khoản 13 Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:

    Tổ chức thực hiện
    ...
    13. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động nghiên cứu, lồng ghép các giải pháp phát triển KTTH vào các chương trình, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.
    ...

    Như vậy, trách nhiệm tổ chức thực hiện của Các bộ, cơ quan ngang bộ trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” là: chủ động nghiên cứu, lồng ghép các giải pháp phát triển KTTH vào các chương trình, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022.

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” như nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 thì trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” như sau:

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển và đề xuất thí điểm triển khai phát triển KTTH trong một số lĩnh vực ưu tiên.

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ xem xét vào Quý I năm 2023, trong đó cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp nhằm phát triển KTTH.

    - Chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái để thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam.

    - Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về KTTH theo hướng chú trọng khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích kinh tế từ mô hình KTTH.

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng các tiêu chí KTTH, trong đó chú trọng các dự án có tính chất liên kết vùng gắn với chống biến đổi khí hậu.

    - Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu thống kê để phục vụ thẩm định, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án KTTH nói riêng và KTTH ở Việt Nam nói chung.

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư gắn với phát triển KTTH, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh gắn với phát triển KTTH. Chú trọng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác FTA, các đối tác đầu tư chủ chốt; tiếp cận tài chính xanh. Chủ động nghiên cứu khả năng và mức độ phù hợp trong tiếp cận tài chính số phục vụ các dự án KTTH.

    - Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế hỗ trợ các địa phương trong việc tích hợp các nội dung phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

    - Nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển KTTH ở quốc tế và trong nước cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó có việc đo lường và giám sát quá trình thực hiện KTTH.

    127