Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 14 Nghị định 55/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 16/8/2019) về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ, cơ quan ngang bộ được quy định cụ thể như sau:

    - Cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và gửi cho Bộ Tư pháp.

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này.

    - Xây dựng mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cổng thông tin điện tử của mình và kết nối tới Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Tổng hợp, gửi báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    11