15:39 - 12/09/2024

Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Tổng Cục Hậu cần trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng

    Căn cứ Điều 12 Thông tư 106/2021/TT-BQP trách nhiệm của Tổng Cục Hậu cần trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng được quy định:

    (1) Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong Bộ Quốc phòng theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

    (2) Chỉ đạo Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần

    - Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;

    - Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng của cơ quan, đơn vị;

    - Đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng khi phát hiện công tác thẩm định có sai sót liên quan đến tính pháp lý, an toàn, chất lượng, chi phí và tiến độ công trình xây dựng;

    - Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

    - Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xử lý các kiến nghị trong quá trình thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng.

    Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của Cơ quan liên quan Bộ Quốc phòng trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng

    Căn cứ Điều 13 Thông tư 106/2021/TT-BQP trách nhiệm của Cơ quan liên quan Bộ Quốc phòng trong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng như sau:

    Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tham gia thẩm định thiết kế xây dựng khi có đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

    Trách nhiệm của Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòngtrong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 106/2021/TT-BQP trách nhiệm của Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòngtrong thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của Bộ Quốc phòng như sau:

    (1) Tổ chức thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 106/2021/TT-BQP:

    Thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt
    1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước.
    2. Nội dung thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
    a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    b) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
    c) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”);
    d) Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế;
    đ) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
    e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có);
    g) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
    3. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
    a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;
    b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;
    c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án;
    d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;
    đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng;
    e) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế;
    g) Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường;
    h) Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

    Và Điều 6 Thông tư 106/2021/TT-BQP:

    Thẩm định thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt
    1. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế hai bước:
    a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 2 Điều 5; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
    b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 và sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế, quy định của pháp luật có liên quan; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng và ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan làm cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng.
    2. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế ba bước
    Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 và các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
    3. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư
    Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

    (2) Hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng.

    (3) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc quyền tổng hợp và gửi báo cáo kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng về Cục Doanh trại/TCHC để theo dõi, quản lý.

    23