Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào hiện nay? Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật đường sắt 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018), như sau:

    - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:

    + Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

    + Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan trọng;

    + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

    - Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:

    + Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn;

    + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.

    - Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:

    + Bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt, an toàn;

    + Trường hợp đất dành cho đường sắt bị xâm phạm phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông vận tải phải thực hiện đúng quy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt.

    - Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham gia ứng cứu khi công trình đường sắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Người nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.

    Trên đây là những tư vấn về trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để rõ hơn vấn đề này, xin vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Luật đường sắt 2017.

    14