Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm trong hoạt động tương trợ tư pháp như thế nào?
Nội dung chính
Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm trong hoạt động tương trợ tư pháp như thế nào?
Vấn đề trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định tại Điều 64 Luật Tương trợ tư pháp 2007 như sau:
- Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.
- Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.
- Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.
Ngoài ra, việc thông báo về hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp ở Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 92/2008/NĐ-CP.