Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực gì? Nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Nội dung chính

    Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:

    Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
    Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
    1. Hạng I:
    a) Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đối với mỗi bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
    b) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
    c) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại;
    d) Sử dụng phần mềm tính toán kết cấu, địa kỹ thuật bản quyền hợp pháp.
    2. Hạng II:
    a) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
    b) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
    c) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
    ...

    Như vậy, tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực như sau:

    - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VI Nghị định 175/2024/NĐ-CP tương ứng với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

    - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

    Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực gì? (Ảnh từ Internet)

    Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng II cần phải đảm bảo những điều kiện năng lực gì? (Ảnh từ Internet)

    Nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

    Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
    1. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các quyền sau đây:
    a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;
    b) Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;
    c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.
    2. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; nộp lệ phí theo quy định;
    b) Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
    c) Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;
    d) Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;
    đ) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Như vậy, nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    - Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; nộp lệ phí theo quy định;

    - Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

    - Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;

    - Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;

    - Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?

    Theo quy định tại Điều 97 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:

    Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
    1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để đánh giá năng lực phục vụ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với trường hợp đề nghị cấp mới. Việc đánh giá thực hiện trên cơ sở đề xuất đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực do đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ.
    2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.
    3. Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
    a) Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;
    b) Ủy viên thường trực, thư ký Hội đồng là công chức, viên chức của cơ quan này;
    c) Các ủy viên tham gia hội đồng là các công chức, viên chức của cơ quan này, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.
    ...

    Theo đó, cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.

    18
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ