Tỉnh Yên Bái tổ chức Phong trào Xoá nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo Kế hoạch 261

Tỉnh Yên Bái tổ chức Phong trào Xoá nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo Kế hoạch 261

Nội dung chính

    Tỉnh Yên Bái tổ chức Phong trào Xoá nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo Kế hoạch 261

    Ngày 20 tháng 12 năm 2024, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch 261/KH-UBND quy định về tổ chức triển khai Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

    Thực hiện Quyết định 539/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, Chỉ thị 42/CT-TTg về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Để việc triển khai thực hiện phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát đảm bảo rộng khắp, đạt hiệu quả toàn diện trên địa bàn tỉnh Yên Bái, phấn đấu năm 2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong năm 2025 (gọi tắt là Phong trào thi đua).

    Theo Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2024 của UBND tỉnh Yên Bái quy định hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng như sau:

    - Hình thức khen thưởng:

    + Khen thưởng cấp Nhà nước: thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương.

    + Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

    + Giấy khen các cấp.

    - Tiêu chuẩn khen thưởng:

    Căn cứ thành tích trong tổ chức, thực hiện Phong trào thi đua, việc xét khen thưởng cho các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng (có hướng dẫn khi tổng kết Phong trào thi đua).

    Bên cạnh đó, một số tiêu chí thi đua đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được quy định theo Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2024 của UBND tỉnh Yên Bái, cụ thể:

    - Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở và hộ gia đình có nhà tạm, nhà dột nát.

    - Phân bổ, bố trí nguồn ngân sách cho các Chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch đề ra.

    - Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ các lực lượng vũ trang chung tay, góp sức ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh.

    Tỉnh Yên Bái tổ chức Phong trào Xoá nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo Kế hoạch 261Tỉnh Yên Bái tổ chức Phong trào Xoá nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo Kế hoạch 261 (Hình từ internet)

    Yêu cầu khi tổ chức triển khai Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" tỉnh Yên Bái là gì?

    Theo Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2024 của UBND tỉnh Yên Bái quy định về yêu cầu khi tổ chức triển khai Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025 như sau:

    - Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là “Chiến dịch” cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trong năm 2024 và năm 2025; triển khai thực hiện Chương trình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy; kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo các cấp và quy định của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp trong các khối thi đua của tỉnh chủ động tổ chức triển khai, hưởng ứng phong trào thi đua với nội dung thiết thực, hình thức phong phú, sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở nhằm góp phần huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát. Công tác triển khai thực hiện hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai dân chủ, công bằng và minh bạch, trên quan điểm dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng; đảm bảo chất lượng, hiệu quả và không để xảy ra khiếu kiện.

    - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện phong trào thi đua; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua và có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.

    26