Tính toán, xác định các khoảng cách phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng hiện nay được quy định ra sao?

Tính toán, xác định các khoảng cách phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định?

Nội dung chính

    Tính toán, xác định các khoảng cách phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng hiện nay được quy định ra sao?

    Theo quy định hiện hành tại Thông tư 29/2016/TT-BTNMT thì việc tính toán, xác định các khoảng cách phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên từng mặt cắt đặc trưng, bao gồm:

    - Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ký hiệu là Dsl (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng);

    - Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ, ký hiệu là Dst (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái);

    - Khoảng cách tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía đảo nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, ký hiệu là Dtc (sau đây gọi chung là khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển).

     

    19