Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cơ quan cấp tỉnh được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cơ quan cấp tỉnh được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cơ quan cấp tỉnh được quy định như thế nào? 

    Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cơ quan cấp tỉnh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, theo đó: 

    TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH LÀM VIỆC CỦA CÁC CHỨC DANH THUỘC CẤP TỈNH

    STT

    Chức danh

    Diện tích tối đa cho 1 chỗ làm việc (m2/người)

    Ghi chú

    1

    Bí thư Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại và các chức danh tương đương

    50

    Tiêu chuẩn diện tích bao gồm:

    - Diện tích làm việc;

    - Diện tích tiếp khách.

    2

    - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không bao gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và các chức danh tương đương;

    - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.

    40

    Tiêu chuẩn diện tích bao gồm:.

    - Diện tích làm việc;

    - Diện tích tiếp khách.

    3

    Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không bao gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,05 đến dưới 1,25

    30

     

    4

    Trưởng Ban Đảng, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,05

    25

     

    5

    Phó Trưởng Ban Đảng, Phó Chánh văn phòng tỉnh ủy, Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân, Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, Phó Giám đốc Sở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ trên 0,6 đến dưới 0,8

    15

     

    6

    Trưởng phòng, phó trưởng phòng, các chức danh đương tương và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,6 trở xuống

    12

     

    7

    Chuyên viên và các chức danh tương đương

    10

     

    8

    Cá nhân ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn trực tiếp làm các công việc theo quy định của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

    7

     

    Ghi chú: Đối với diện tích làm việc của chức danh quy định tại điểm 8 Phụ lục này, căn cứ tính chất công việc của chức danh, người có thẩm quyền trong việc đầu tư, xây dựng, bố trí sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp xem xét, quyết định cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

    Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh thuộc cơ quan cấp tỉnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 152/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    13