Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành?
Việc nhận con nuôi phải đăng ký theo quy định của pháp luật:
Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:
Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 (được coi là nuôi con nuôi thực tế) thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên,
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi,
- Có tư cách đạo đức tốt, không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi.
- Quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi mới có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Trong thời hạn từ 01/01/2011 đến ngày 31/12/2015 bạn cần tiến hành thủ tục đăng kí con nuôi thực tế theo quy định tại điểm 2 dưới đây để hợp thức hóa quan hệ con nuôi giữa bạn và cháu.
Thủ tục đăng kí con nuôi thực tế
Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế như sau:
(1) Về hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế:
Bạn phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
- Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bạn;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của bạn ( nếu có);
+ Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi (nếu có).
(2) Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
(3) Về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
Đăng ký nuôi con nuôi thực tế thuộc trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi (Điều 43, Nghị định 19/2011/NĐ-CP).
Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ sau để được trợ giúp: