Thông tin dữ liệu đất đai nào người dân được phép khai thác?
Nội dung chính
Thông tin dữ liệu đất đai nào người dân được phép khai thác?
Căn cứ Điều 24 Luật Đất đai 2024 quy định.
Quyền tiếp cận thông tin đất đai
1. Công dân được tiếp cận các thông tin đất đai sau đây:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai;
c) Giao đất, cho thuê đất;
d) Bảng giá đất đã được công bố;
đ) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
g) Thủ tục hành chính về đất đai;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
i) Các thông tin đất đai khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc tiếp cận thông tin đất đai thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, công dân có quyền tiếp cận những thông tin đất đai sau:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai;
- Giao đất, cho thuê đất;
- Bảng giá đất đã được công bố;
- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thủ tục hành chính về đất đai;
- Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Các thông tin đất đai khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin dữ liệu đất đai nào người dân được phép khai thác? (Hình từ Internet)
Người dân được tiếp cận thông tin đất đai về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm:
- Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP), diện tích từng loại đất thu hồi;
- Tổng số người có đất thu hồi;
- Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);
- Phương án bố trí tái định cư: số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, các khu tái định cư, địa điểm khu tái định cư, hình thức tái định cư (bằng đất, bằng nhà ở) (nếu có);
- Phương án di dời mồ mả trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
- Phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
- Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác;
- Tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;
- Các nội dung khác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định.
Thông tin phải được công khai
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
g) Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 231 Luật Đất đai 2024 quy định.
Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
...
2. Việc giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.
3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai bao gồm:
a) Việc lập, điều chỉnh, công bố công khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;
e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Như vậy, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được người dân tiếp cận công khai, rộng rãi thông qua quy định Luật Tiếp cận thông tin 2016 và Luật Đất đai 2024.
Ai được cung cấp dữ liệu đất đai?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì cơ quan được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
- Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai trực thuộc Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Như vậy, cơ quan được cung cấp dữ liệu đất đai theo quy định nêu trên.