Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào?

Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào? Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào?

Nội dung chính

    Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất 2024 là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

    Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
    Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
    ...

    Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

    Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
    ...
    3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
    ...

    Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng

    Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH

    Trong đó:

    Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 20 x 2.340.000 đồng/tháng =46.800.000 đồng/tháng

    Như vậy, mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2024 là:

    Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH = 8% x 46.800.000 = 3.744.000 đồng/tháng

    Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào?

    Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào? (Hình từ Internet)

    Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào?

    Căn cứ theo Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

    Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
    1. Đóng hằng tháng
    Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
    2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
    ...

    Theo đó, hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

    Như vậy, thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng.

    Khi nào phải tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

    Theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:

    Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
    1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
    a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
    b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
    2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Theo đó, việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:

    - Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.

    Hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

    Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    - Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

    Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    29