Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương được quy định như sau:
a) Đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Căn cứ các chính sách, chế độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định chi từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi, trừ các khoản chi quy định tại điểm a khoản này và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện;
c) Hằng quý, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương tại điểm a và điểm b khoản này, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.