Theo pháp luật hiện hành, việc tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới để xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Theo pháp luật hiện hành, việc tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới để xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện được quy định tại Khoản 5 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP Về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý;
- Trường hợp mốc chỉ giới bị mất hoặc hư hỏng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc giới bị mất hoặc hư hỏng phải thông báo cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện biết để thay thế.