Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thao tác thanh cái được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

Thao tác thanh cái được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành? Trước khi thao tác chuyển đổi thanh cái phải thực hiện các việc như thế nào theo quy định?

Nội dung chính

    Thao tác thanh cái được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

    Thao tác thanh cái được quy định tại Điều 28 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

    - Trước khi thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải thực hiện các việc sau:

    + Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, các dao tiếp địa cố định đã được cắt hết;

    + Dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để đóng điện thử thanh cái dự phòng. Trường hợp không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để đóng điện vào thanh cái dự phòng.

    - Trước khi thao tác chuyển đổi thanh cái phải thực hiện các việc sau:

    + Kiểm tra rơ le bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập rơ le bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần) theo quy định của Đơn vị quản lý vận hành (sau khi kết thúc thao tác, phải đưa rơ le bảo vệ so lệch thanh cái trở lại làm việc);

    + Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Phải cắt điện mạch điều khiển hoặc khóa máy cắt liên lạc trong thời gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu;

    + Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải máy cắt liên lạc.

    - Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.

    8