Thẩm quyền và quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng

Thẩm quyền và quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền và quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng

    Thẩm quyền và quy trình xem xét, quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng được hướng dẫn tại Chương 3 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP ,theo đó:

    Điều 16. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.

    Điều 17. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

    1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học. Cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.

    Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết.

    2. Quyết định đặt tên các công trình công cộng thuộc thẩm quyền. Kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên các công trình công cộng đã ủy quyền cho chính quyền các cấp.

    Tên công trình công cộng thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công trình công cộng ủy quyền cho chính quyền các cấp cũng phải lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hoá, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu và cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi quyết định.

    3. Giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng thực hiện việc gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực.

    4. Chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình...) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, tuyên truyền cho việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để mọi người được biết ./.

    63