Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?

Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?

    Ngày 30/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/2024/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2024.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, đối với một số trường hợp cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thực hiện theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 175/2024/NĐ-CP mà được quy định như sau:

    (1) Đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ này thực hiện việc thẩm định;

    (2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc lĩnh vực hàng không, đường sắt và hàng hải; trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 16 Nghị định 175/2024/NĐ-CP;

    (3) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều có mục tiêu đầu tư và phạm vi khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên;

    (4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Công Thương thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình năng lượng được xây dựng trên biển theo pháp luật về biển và pháp luật chuyên ngành nằm ngoài phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    (5) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư;

    (6) Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai, thẩm quyền thẩm định đối với với các hạng mục còn lại của dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định 175/2024/NĐ-CP.

    Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?

    Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn trong một số trường hợp cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

    Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì? Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng như thế nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm những nội dung như sau:

    (1) Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

    - Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

    - Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

    - Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

    - Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

    - Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

    - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

    (2) Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

    - Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

    - Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

    - Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

    - Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

    - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 54 Luật Xây dựng 2014 phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có). Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình. Chính phủ quy định chi tiết điểm này;

    - Các nội dung khác có liên quan.

    80
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ