Thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?

Thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào, và các nhiệm vụ đối ngoại này bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?

    Thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước quy định tại Điều 5 Quyết định 649/QĐ-KTNN năm 2016 ban hành Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:

    Chỉ đạo, quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước, trực tiếp quyết định các vấn đề sau:

    - Quyết định nhân sự đi công tác nước ngoài.

    - Chủ trương đón tiếp và nội dung làm việc với các đoàn cấp Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế thăm Kiểm toán nhà nước theo lời mời của Kiểm toán nhà nước.

    - Việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế.

    - Phê duyệt kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Kiểm toán nhà nước.

    - Việc đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cấp Tổng Kiểm toán nhà nước và tương đương.

    - Việc thành lập Ban quản lý chương trình, dự án được tài trợ nước ngoài của Kiểm toán nhà nước.

    - Việc nhận và xét tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài.

    - Việc gia nhập, rút khỏi các tổ chức quốc tế và khu vực.

    - Phân công Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách công tác hợp tác quốc tế quyết định những vấn đề đối ngoại khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.

    17