Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 649/QÐ-KTNN năm 2016 về Đề cương, hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán đối với cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

Số hiệu 649/QĐ-KTNN
Ngày ban hành 01/04/2016
Ngày có hiệu lực 01/04/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Kiểm toán Nhà nước
Người ký Nguyễn Hữu Vạn
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 649/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG, HỒ SƠ, MẪU BIỂU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CUỘC KIỂM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước 2015;

Căn cứ Quyết định số 1905/QĐ-KTNN ngày 29/12/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về kế hoạch kiểm toán năm 2016 của Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1906/QĐ-KTNN ngày 29/12/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về giao kế hoạch kiểm toán năm 2016 cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-KTNN ngày 27/3/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về ban hành Đề cương kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014;

Xét đề nghị của: Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương, hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán đối với cuộc kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 thay thế Đề cương kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 ban hành kèm theo Quyết định số 328/QĐ-KTNN ngày 27/3/2015.

Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Văn phòng KTNN (TK-TH);
- Các KTNN chuyên ngành và khu vực;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT.

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Nguyễn Hữu Vạn

 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 649/QĐ-KTNN ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 800/QĐ-TTG NGÀY 04/6/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ

Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 "về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn" chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường".

- Mục tiêu đề ra đến năm 2020 xây dựng được Khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội; thực hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, một lực lượng xã hội đông đảo chiếm Khoảng 70% dân số của cả nước, tạo ra diện mạo nông thôn mới "ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc", thể hiện rõ bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta.

Việc xây dựng nông thôn mới được thực hiện trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với yêu cầu "phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân", "phát huy cao nhất nội lực", đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là vấn đề rất mới, vì vậy trước khi thực hiện Nghị quyết Trung ương trên diện rộng, Bộ Chính trị (khóa X) đã giao Ban Bí thư (khóa X) chỉ đạo tổ chức làm thí Điểm để rút kinh nghiệm.

Ban Bí thư đã thành lập Ban Chỉ đạo và thông qua Đề án về chương trình xây dựng thí Điểm mô hình nông thôn mới với Mục tiêu là:

- Xây dựng mô hình thực tế về nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Nghị quyết Trung ương đã đề ra;

- Trên cơ sở tổng kết chương trình thí Điểm, xác định rõ nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới để nhân rộng sau này; chọn ra 11 xã ở 11 tỉnh, thành phố tiêu biểu cho các vùng khác nhau của cả nước để chỉ đạo Điểm: xã Thanh Chăn (tỉnh Điện Biên); xã Tân Thịnh (tỉnh Bắc Giang); xã Hải Đường (tỉnh Nam Định); xã Gia Phố (tỉnh Hà Tĩnh); xã Tam Phước (tỉnh Quảng Nam); xã Tân Hội (tỉnh Lâm Đồng); xã Tân Lập (tỉnh Bình Phước); xã Mỹ Long Nam (tỉnh Trà Vinh); xã Định Hòa (tỉnh Kiên Giang); xã Thụy Hương (thành phố Hà Nội); xã Tân Thông Hội (thành phố Hồ Chí Minh).

Ở các tỉnh, thành phố có xã Điểm, thành lập Ban chỉ đạo và ở các xã được chọn làm Điểm, thành lập Ban quản lý chương trình.

* Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Chính phủ có Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.

[...]