Sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì có quy trình kiểm tra như thế nào?

Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì có quy trình kiểm tra như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:

    a) Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra không báo trước nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP theo tần suất như sau: Cơ sở hạng 1 và hạng 2: 01 (một) lần trong 01 (một) năm; Cơ sở hạng 3: 01 (một) lần trong 06 (sáu) tháng; Cơ sở hạng 4: Thời điểm kiểm tra tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của Cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ thời điểm kiểm tra trước đó.
    b) Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng đối với Cơ sở có các dấu hiệu vi phạm về ATTP được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17, khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 36 Thông tư này hoặc khi có khiếu nại của các tổ chức, cá nhân.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    18