Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là?
Nội dung chính
Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là?
Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ được xác định bởi dãy núi Bạch Mã. Dãy núi này không chỉ là một trong những dãy núi nổi bật của Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia địa hình, khí hậu và sinh thái giữa hai vùng này.
Dãy núi Bạch Mã nằm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, với độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển. Nó tạo ra một ranh giới tự nhiên rõ rệt giữa vùng Bắc Trung Bộ, nơi có địa hình chủ yếu là đồi núi và các dòng sông lớn, và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, nơi có bờ biển dài và các đồng bằng ven biển.
Sự hiện diện của dãy núi Bạch Mã ảnh hưởng đến khí hậu của hai vùng. Phía Bắc dãy núi thường có khí hậu ẩm ướt hơn, trong khi phía Nam lại có khí hậu khô hơn và ít mưa hơn. Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt trong hệ sinh thái và các loại hình nông nghiệp giữa hai vùng.
Ngoài ra, dãy núi Bạch Mã còn là một khu vực có giá trị về du lịch và bảo tồn thiên nhiên, với nhiều loài động thực vật quý hiếm và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Chính vì vậy, dãy núi Bạch Mã không chỉ là một ranh giới tự nhiên về mặt địa lý mà còn là một biểu tượng văn hóa và sinh thái quan trọng của khu vực miền Trung Việt Nam.
Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là? (Hình từ Internet)
Thông tin về ranh giới thửa đất có thể hiện trong bản đồ địa chính?
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:
Nội dung hồ sơ địa chính
1. Thông tin về thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, gồm:
a) Số hiệu;
b) Địa chỉ;
c) Ranh giới;
d) Diện tích;
...
6. Việc thể hiện các thông tin trong các thành phần của hồ sơ địa chính như sau:
a) Các thông tin quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được thể hiện trong bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai và sổ địa chính;
b) Thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thể hiện trong bản đồ địa chính;
c) Các thông tin quy định tại các điểm b, e, g, h, i, k và l khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này được thể hiện trong sổ địa chính;
d) Các thông tin quy định tại khoản 3 Điều này được thể hiện trong sổ mục kê đất đai và sổ địa chính;
đ) Các thông tin quy định tại Điều này được thể hiện cụ thể tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Thông tư này.
Như vậy, thông tin về ranh giới thửa đất được thể hiện trong bản đồ địa chính.
Bản mô tả ranh giới thửa đất được lập như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về lập bản mô tả ranh giới thửa đất như sau:
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập trước khi đo đạc chi tiết để ghi nhận kết quả xác định ranh giới thửa đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT cho tất cả các thửa đất, trừ trường hợp thửa đất là đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, thửa đất nông nghiệp có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định trên thực địa và đo đạc tách thửa đất, hợp thửa đất;
- Trường hợp thửa đất đang có tranh chấp về ranh giới thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời ranh giới theo hiện trạng và theo ý kiến của các bên có tranh chấp;
- Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc hoặc người sử dụng đất liền kề có mặt nhưng không tham gia xác định ranh giới và ranh giới không có tranh chấp thì việc xác định ranh giới và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất do đơn vị đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc thực hiện và ký xác nhận; đơn vị đo đạc chuyển bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo, công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và nhà văn hoá thôn (làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự) nơi có đất.
Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo, niêm yết mà người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề không có mặt để ký xác nhận hoặc sau 10 ngày kể từ ngày người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề nhận được bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc cùng với Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về các trường hợp này và ghi rõ “vắng mặt” hoặc lý do cụ thể việc người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận trong bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập để đo đạc chi tiết;
- Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với thửa đất không lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, thửa đất đang có tranh chấp về ranh giới và thửa đất mà người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt, người sử dụng đất không ký xác nhận quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT;
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập và ký xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT. Ranh giới sử dụng đất, ranh giới quản lý đất giữa các bên được xác định là đã thỏa thuận thống nhất sau khi được người sử dụng đất liền kề hoặc người quản lý đất liền kề ký xác nhận đồng ý.
Trường hợp đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 181 Luật Đất đai 2024 thì bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập và ký xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12a kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT.