Quyền hạn của Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào?

Quyền hạn của Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào? Quyền hạn của Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Quyền hạn của Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào?

    Quyền hạn của Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán quy định tại Điều 6 Quyết định 1899/QĐ-KTNN năm 2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    1. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán.

    2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị;

    3. Kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật; niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, tiêu hủy tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;

    4. Yêu cầu Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán (Tổ trưởng Tổ kiểm toán) và các thành viên Đoàn kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán; cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan đến kết quả kiểm toán; kiểm tra các Đoàn kiểm toán (Tổ kiểm toán) thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

    5. Xem xét, giải quyết ý kiến bảo lưu của Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán và thành viên đoàn kiểm toán đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

    6. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật được phát hiện qua kiểm toán; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

    7. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;

    8. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

    9. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết; ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;

    10. Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và quy định cho phù hợp; kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát nội bộ thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện;

    11. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và chỉ đạo việc chuyển hồ sơ, việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán hoặc các cá nhân có liên quan;

    12. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước thay thế thành phần Đoàn kiểm toán nếu phát hiện thành phần đoàn kiểm toán thuộc các trường hợp không được bố trí làm thành phần đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước hoặc có bằng chứng cho thấy thành phần Đoàn kiểm toán không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước hoặc vi phạm các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

    13. Cho các thành viên Đoàn kiểm toán do đơn vị chủ trì kiểm toán nghỉ làm việc tối đa 02 ngày và chịu trách nhiệm với quyết định của mình;

    14. Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ Đoàn kiểm toán, quyết định tạm đình chỉ Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán khi có hành vi vi phạm Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước; Quyết định tạm đình chỉ từ Tổ trưởng Tổ kiểm toán trở xuống đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước.

    15. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán khi có thành tích đột xuất hoặc có sai phạm trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm toán;

    16. Phân công nhiệm vụ cho Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán phù hợp với các quy định của Kiểm toán nhà nước;

    17. Trường hợp Kiểm toán trưởng là Trưởng đoàn kiểm toán, ngoài quy định tại Điều này, phải thực hiện quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nướcQuy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước.

    18. Ủy quyền cho 01 Phó Kiểm toán trưởng quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt.

    19. Thực hiện quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    17