Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quy định ra sao?

Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì? Quy trình miễn nhiệm hoặc cách chức Kiểm soát viên được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quy định ra sao?

    Tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    2. Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên

    a) Tham gia các cuộc họp giao ban tại SCIC, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng Giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại SCIC, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác

    trong quản lý điều hành SCIC. Khi tham dự các cuộc họp, Kiểm soát viên có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 40 Điều lệ này;

    b) Được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của SCIC;

    c) Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và bất kỳ hồ sơ, tài liệu khác của SCIC tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của SCIC để nghiên cứu, xem xét thực hiện nhiệm vụ theo quy định; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp khác có vốn góp của SCIC thì Kiểm soát viên phối hợp với Người đại diện phần vốn nhà nước của SCIC tại các doanh nghiệp này sau khi được sự chấp thuận của SCIC;

    d) Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của SCIC, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ của SCIC;

    đ) Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của SCIC;

    e) Yêu cầu Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng về kết quả kinh doanh của công ty con, công ty liên kết khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;

    g) Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ này hoặc các quy chế quản trị nội bộ của SCIC phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan;

    h) Đề nghị Bộ Tài chính thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao;

    i) Được sử dụng con dấu của SCIC cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên; SCIC phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật;

    k) Được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức và các hội thảo, đào tạo liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm soát viên do SCIC tổ chức;

    l) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Như vậy, Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên tại SCIC có quyền hạn như sau:
    - Tham gia các cuộc họp của SCIC và chất vấn Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc về các quyết định quản lý.
    - Được cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh.
    - Xem xét sổ sách kế toán, hợp đồng và các hồ sơ khác tại SCIC; kiểm tra công việc quản lý điều hành.
    - Đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính và các quy chế quản trị nội bộ của SCIC.
    - Yêu cầu báo cáo và thông tin từ các quản lý cấp cao và các công ty con, liên kết.
    - Báo cáo vi phạm quy định, pháp luật và quy chế của SCIC.
    - Đề nghị Bộ Tài chính thành lập đơn vị kiểm toán hỗ trợ Ban Kiểm soát.
    - Sử dụng con dấu của SCIC cho các tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Kiểm soát viên.

    Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quy định ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

    Trách nhiệm của Kiểm soát viên đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?

    Tại Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Kiểm soát viên đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ SCIC, quyết định của đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
    2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC.
    3. Trung thành với lợi ích của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của đại diện chủ sở hữu và quy định của SCIC. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của SCIC. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của SCIC. Không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của SCIC để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
    4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này.
    5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho SCIC thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
    6. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều phải trả lại cho SCIC.
    7. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

    Như vậy, Trách nhiệm của Kiểm soát viên đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước bao gồm:

    - Tuân thủ pháp luật, Điều lệ SCIC, quyết định của đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp.

    - Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho SCIC và đại diện chủ sở hữu.

    - Trung thành với SCIC, bảo mật thông tin, không lợi dụng quyền hạn, và không sử dụng thông tin hoặc tài sản của SCIC cho lợi ích cá nhân.

    - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật và Điều lệ SCIC.

    - Chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại nếu vi phạm gây thiệt hại cho SCIC, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Trả lại mọi thu nhập hoặc lợi ích có được từ vi phạm nghĩa vụ cho SCIC.

    - Báo cáo Bộ Tài chính nếu phát hiện vi phạm nghĩa vụ của Kiểm soát viên, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.

    Việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    - Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

    + Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ này;

    + Có đơn xin từ chức và được Bộ Tài chính chấp thuận;

    + Được Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;

    + Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.

    - Kiểm soát viên bị cách chức trong các trường hợp sau đây:

    + Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

    + Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

    + Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định tại Điều lệ này;

    + Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.

    18